Kinh doanh thời Covid-19: Cửa hàng treo biển chỉ phục vụ hàng mang đi, chuyển hướng bán online
Sau khi tạm dừng hoạt động, nhiều quán ăn, nhà hàng…chuyển đổi sang hình thức bán cho khách mang đi (take away) hoặc kinh doanh online.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến đường như Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Tràng Tiền, Nguyễn Du, Nhà Thờ…hầu hết các cửa hàng dịch vụ ăn uống, nhà hàng, rạp chiếu phim… trên địa bàn đều đã đóng cửa và treo biển quay trở lại vào ngày 5/4/2020.
Ông Hoàng (chủ cửa hàng kinh doanh cà phê tại đường Văn Chương) cho biết, “tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp do đó các hộ đều nhất trí sẽ tạm nghỉ để bảo vệ an toàn cho chính mình và khách hàng”.
Một quán cà phê có tiếng nằm trên phố Nhà Thờ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thu hút rất nhiều bạn trẻ tìm đến. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và khách hàng, quán đã thông báo sẽ đóng cửa đến hết ngày 5/4 để chung tay cùng thành phố phòng chống dịch Covid-19.
Phải tạm ngừng kinh doanh trực tiếp, chị Mai chủ quán bún chả trên đường Nguyễn Trãi cho hay hiện tại quán chị đã cho toàn bộ nhân viên nghỉ chờ tới khi dịch bệnh được kiểm soát ổn định cửa hàng mới mở cửa trở lại. “Ngay sau khi nhận được thông báo Hà Nội sẽ đóng cửa toàn bộ các cửa hàng dịch vụ, tôi đã quyết định đóng cửa hàng, dù nghỉ không kiếm được thêm thu nhập nhưng chúng ta cần đặt sức khỏe của chính mình và mọi người lên hàng đầu”.
Để duy trì hoạt động, nhiều cửa hàng bắt đầu chuyển sang mô hình bán hàng ưu đãi giao hàng tận nơi thông qua điện thoại, trang web hay ứng dụng. So với giá tại quầy, các đơn hàng online có mức giá giảm hơn so với trước đây.
Theo nhân viên tại một chuỗi cửa hàng chuyên về món Thái trên đường Hoàng Đạo Thúy, cửa hàng đã chuyển qua mô hình kinh doanh online từ nhiều tuần nay, khách không cần phải đến trực tiếp cửa hàng mà sẽ có nhân viên hỗ trợ giao đến tận nơi, đồng thời cửa hàng sẽ miễn phí ship cho khách hàng.
Một số nơi còn thông báo giảm giá lên tới 50% nếu khách hàng đặt mua qua các nền tảng mua hàng trực tuyến.
Theo nhiều chủ cửa hàng, lúc này yếu tố sức khỏe của cộng đồng là quan trọng hàng đầu. Càng quyết liệu chống dịch thì cuộc sống mới mau trở lại bình thường, hoạt động kinh doanh sẽ khởi sắc hơn.
Trước đó, chiều ngày 25/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức kêu gọi tất cả người dân nên ở nhà càng nhiều càng tốt, không ra ngoài trừ khi phải mua lương thực, thực phẩm. Ông yêu cầu đóng cửa tất cả các hàng quán trên địa bàn, bất kể nội hay ngoại thành, đến ngày 5/4, trừ các của hàng thiết yếu như cửa hàng xăng dầu bán lẻ, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, lương thực thực phẩm.
Người Việt ở Malaysia: Mong dịch Covid-19 qua mau để kiếm tiền mưu sinh
"Tôi và những người dân khác đều không nghĩ là dịch Covid-19 lại bùng phát nhanh như vậy. Giờ tôi chỉ mong muốn cho mau qua cơn dịch này để trở về cuộc sống bình thường", chị Nguyễn Thị Quyên, một người Việt ở Malaysia, chia sẻ.
Người dân đứng đợi từ lúc siêu thị chưa mở cửa để mua hàng hóa - Ảnh: NVCC
Chia sẻ với Thanh Niên, chị Nguyễn Thị Quyên (29 tuổi, quê Bạc Liêu hiện đang sinh sống tại thành phố Kuala Lumpur, Malaysia) cho biết người dân nhận được lệnh tạm thời dừng mọi dịch vụ, đóng cửa quán xá. Toàn bộ công ty tạm thời đóng cửa từ ngày 18.3 - 31.3, mọi người dân đều nghỉ và hạn chế ra khỏi nhà. Người dân bị cấm đi ra nước ngoài và du khách nước ngoài cũng bị hạn chế nhập cảnh. Trường học cũng đóng cửa.
Kinh doanh quán cà phê tại nhà, chị Quyên phải tạm đóng cửa quán theo lệnh và chỉ bán cho những khách mối uống mỗi ngày mua mang về. Khách khi có nhu cầu, gọi điện cho chị đặt hàng trước và sau đó đến lấy. Khi tiếp xúc với khách chị cũng luôn trang bị khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Siêu thị đông nghẹt người mua đồ, xếp hàng dài hơn một tiếng đồng hồ mới tới lượt thanh toán - Ảnh: NVCC
Bản thân chị Quyên khá bất ngờ khi dịch Covid-19 lại bùng phát ở Malaysia nhanh đến vậy. Việc nhận được thông báo phong tỏa đất nước khiến người dân đổ dồn đi siêu thị để mua đồ dự trữ. Cuộc sống ở Malaysia như bị xáo trộn.
Chính phủ Anh hành động "như thời chiến", công bố tình trạng khẩn cấp kinh tế vì đại dịch Covid-19
Chị Quyên đi siêu thị vào ngày 17.3 và phải mất từ 2 - 3 giờ đồng hồ để đợi siêu thị mở cửa rồi sau đó lại đợi hàng giờ để thanh toán. Những quầy hàng đóng hộp và nhu yếu phẩm "sạch sẽ" chỉ sau vài tiếng.
Nhiều quầy hàng bị mua sạch sẽ - Ảnh: NVCC
"Tôi và cả những người dân khác đều không nghĩ là dịch lại bùng phát nhanh như vậy. Ở đây tới nay đã 790 người nhiễm bệnh, có 2 ca đã tử vong (sáng 19.3 - PV). Tôi cũng cảm thấy lo và ai cũng sẽ như vậy nhưng giờ cũng không biết làm sao ngoài việc bình tĩnh chấp hành quy định và hạn chế ra ngoài để bảo vệ bản thân và gia đình", chị nói.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngoài việc theo dõi tình hình dịch ở Malaysia, chị Quyên vẫn luôn theo dõi tình hình dịch và số ca nhiễm bệnh ở Việt Nam. Chị tâm sự cảm thấy an tâm phần nào khi quê nhà Bạc Liêu của mình vẫn chưa có ca nhiễm nào và số ca nhiễm bệnh ở Việt Nam tăng rất ít.
"Tôi cảm thấy Việc Nam mình còn an toàn hơn bên đây. Giờ tôi chỉ mong muốn cho mau qua cơn dịch này để con cái còn đi học lại quán xá mở lại và trở về cuộc sống bình thường", chị Quyên bộc bạch.
Thông tin các bệnh nhân thứ 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75 nhiễm Covid-19
Lên mạng mua khẩu trang, hét giá 5,5 triệu, hẹn nửa tháng giao hàng Mua 2 hộp khẩu trang trên ứng dụng mua sắm từ cuối tháng 1 nhưng khách hàng phải chờ tới ít nhất qua 15/2 mới có thể nhận được hàng. Tình trạng khan hiếm khẩu trang khiến cho nhiều người mua hàng online rơi vào tình trạng dở khóc dở cười. Chị Nguyễn Thanh Nga (Linh Đàm, Hà Nội) cho hay, từ khi...