Kinh doanh suốt 3 tháng, công ty “Cường đôla” lãi vỏn vẹn hơn… 1 tỷ đồng!
Có một vấn đề đáng nói là từ năm 2011 cho đến năm 2017 vừa rồi, lãnh đạo QCG liên tục thất hứa với Đại hội đồng cổ đông, thường xuyên lỡ hẹn kế hoạch kinh doanh đặt ra. Khả năng QCG lại tiếp tục điệp khúc thất hứa lần thứ 8 là khó tránh khỏi, trừ khi công ty có cú lội ngược dòng ngoạn mục và tạo bất ngờ lớn trong quý cuối cùng này.
Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 với kết quả gây thất vọng trên hầu hết chỉ tiêu kinh doanh.
Cụ thể, trong quý III năm nay, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của QCG chỉ đạt 82,4 tỷ đồng, bằng 70,1% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tuy giảm theo, song vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gần 86% doanh thu thuần. Do đó, lợi nhuận gộp của QCG trong cả quý chỉ còn 11,7 tỷ đồng, giảm khoảng 3% so cùng kỳ.
Lý giải cho tình trạng cả tổng doanh thu và giá vốn đều sụt giảm mạnh, trong công văn giải trình gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, lãnh đạo QCG cho biết nguyên nhân đến từ việc trong kỳ công ty chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng.
Ông Nguyễn Quốc Cường hiện đang đóng vai trò là người phát ngôn chính của doanh nghiệp do mẹ ông là bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch HĐQT
Đáng chú ý là trong kỳ này, doanh thu hoạt động tại chính của QCG bị sụt giảm rất mạnh, giảm tới hơn 99% so với quý III/2017. Lý do là trong kỳ này, QCG không có thu nhập từ chuyển nhượng đầu tư tài chính.
Trong khi đó chi phí tài chính lại tăng gấp gần 3 lần lên 6,9 tỷ đồng. Phần lợi nhuận từ công ty liên kết bị ghi nhận giá trị âm.
Video đang HOT
Chi phí bán hàng mặc dù giảm mạnh, chỉ khoảng 2,2% của cùng kỳ 2017 song chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng hơn 41%. Thêm vào đó là khoản lỗ từ các hoạt động khác.
Những yếu tố nói trên đã khiến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của QCG chỉ còn lại vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng trong cả quý III, bằng 0,5% kết quả đạt được của cùng kỳ 2017. Với việc được hoàn nhập thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 1,27 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng, QCG có 519,1 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 24,3% so với 9 tháng/2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 57,6 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ hơn 88%; lợi nhuận sau thuế gần 44,5 tỷ đồng, giảm 88,7%.
Có một vấn đề đáng nói là từ năm 2011 cho đến năm 2017 vừa rồi, lãnh đạo QCG liên tục thất hứa với Đại hội đồng cổ đông, thường xuyên lỡ hẹn kế hoạch kinh doanh đặt ra.
Năm 2017, công ty này cũng chỉ thực hiện được 71% kế hoạch với gần 509 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đánh dấu chuỗi “thất hứa” thứ 7 với cổ đông cho dù trước đó bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT đã cam kết với cổ đông về việc “lấy lại phong độ của quá khứ trong nay mai”. Năm 2016 thì vị này thậm chí còn quả quyết nếu không thực hiện được kế hoạch mà ĐHĐCĐ giao thì sẽ chịu trách nhiệm với cổ đông.
Trong năm 2018, Ban lãnh đạo của QCG đã tỏ ra thận trọng hơn khi lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, chỉ bằng 62,9% thực hiện của cùng kỳ dù kế hoạch doanh thu vẫn khá tham vọng, tăng 39,5% lên 1.800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với mức doanh thu hơn 519 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chưa tới 58 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, khả năng QCG lại tiếp tục điệp khúc thất hứa lần thứ 8 là khó tránh khỏi, trừ khi công ty có cú lội ngược dòng ngoạn mục và tạo bất ngờ lớn trong quý cuối cùng này.
Báo cáo tài chính của QCG cũng cho thấy, đến 30/9/2018, công ty này có 12.393,3 tỷ đồng tổng tài sản, tăng gần 1.049 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, nợ phải trả cũng tăng mạnh hơn 1.134 tỷ đồng lên 8.379 tỷ đồng, thậm chí, tốc độ tăng nợ còn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản.
Trong đó, đáng lưu ý là nợ ngắn hạn chiếm 94,5% tổng nợ phải trả của QCG, ở mức 7.918,8 tỷ đồng, tăng suýt soát 1.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Mặc dù báo cáo kết quả kinh doanh không mấy khả quan song trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu QCG vẫn cho thấy sự hồi phục đáng kể. Phiên hôm nay (5/11), mã này tăng 4,82% lên 7.400 đồng sau khi đã tăng trần trong phiên cuối tuần trước. Khối lượng khớp lệnh cũng tăng mạnh lên 2,68 triệu cổ phiếu.
Với sự hồi phục của hai phiên gần nhất, mức giảm giá của QCG trong vòng chu kỳ 1 tháng qua đã được rút ngắn lại, song vẫn giảm khá mạnh gần 18% và giảm gần 41,5% trong vòng chu kỳ 1 năm giao dịch.
Theo Dân trí
Công ty nhà Cường đô la làm ăn 'bết bát', lợi nhuận giảm 130 lần, nợ hơn 8 nghìn tỷ
Công ty nhà Cường đô la có một năm kinh doanh "bết bát" với những con số doanh thu, lợi nhuận không mấy sáng sủa.
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018.
Báo cáo cho thấy, QCG có kết quả kinh doanh vô cùng ảm đạm. Trong quý 3/2018, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chỉ đạt hơn 1,2 tỷ đồng, giảm hơn 130 lần so với cùng kỳ năm trước (hơn 165 tỷ đồng). Con số lợi nhuận trên nếu đem so với số vốn chủ sở hữu trên 4.000 tỷ và tổng tài sản trị giá hơn 12 nghìn tỷ đồng thì vô cùng ít ỏi.
Tình hình kinh doanh nhà Cường đô la vô cùng ảm đạm.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty quý 3 đạt 82,45 tỷ đồng, giảm so với con số 117,56 cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính "lao dốc không phanh", từ mốc 201,43 tỷ đồng cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn 1,60 tỷ đồng quý 3 năm nay. Tính chung cả năm, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ đạt con số ít ỏi 3,66 tỷ đồng, giảm 112 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm, lợi nhuận ròng của QCG chỉ đạt 44,48 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoài. Lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái của QCG đạt 394,24 tỷ đồng.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2018, QCG đặt mục tiêu doanh thu 1.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ. Với kết quả kinh doanh hiện nay, trong quý cuối cùng, QCG sẽ còn phải "cật lực" để đuổi kịp mục tiêu.
Đáng chú ý, QCG vẫn có khoản nợ phải trả lớn lên tới 8,37 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 7,91 nghìn tỷ (chiếm 94,5%) và nợ dài hạn 460 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch HĐQT. Con trai bà Loan là ông Nguyễn Quốc Cường (tức Cường đô la) giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc.
Lâm Anh
Theo vietq.vn
VPBank "khóa" tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức hơn 22% Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (mã VPB) vừa công bố thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cố định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng này. Diễn biến giảm giá cổ phiếu VPB không nằm ngoài xu hướng giảm chung của thị trường thời gian qua. Căn cứ đề nghị của VPBank...