Kinh doanh ô tô hồi phục sau chính sách kích cầu từ Chính phủ
Những chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã giúp nhiều DN ngành ô tô khởi sắc ấn tượng với kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt.
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về thuế, phí đã giúp giảm tổng chi phí mua xe, kích thích nhu cầu mua xe của người dân.
Lợi nhuận tăng mạnh
Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA tính đến hết tháng 9/2020 đạt 172.537 chiếc, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019, thu hẹp đáng kể so với mức giảm lên tới 30% hồi cuối tháng 6/2020.
Sự tích cực trên thị trường cũng phù hợp với kết quả kinh doanh quý 3/2020 vừa được các doanh nghiệp niêm yết công bố. Điển hình như tại Công ty CP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX). Nhờ tận dụng tối đa cơ hội khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe lắp ráp trong nước đi vào hiệu lực, cả 4 đại lý của HAX đều vượt chỉ tiêu doanh số bán hàng và nằm trong top đầu đại lý về doanh số bán xe Mercedes-Benz.
Kết quả, doanh thu thuần hợp nhất quý 3 đạt 1.741 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019; lợi nhuận trước thuế đạt 64 tỷ đồng, gấp 3,5 lần quý 3/2019. Lũy kế 9 tháng, HAX đạt 80 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 43%.
Trong khi đó, Công ty CP ô tô TMT được hưởng lợi nhờ việc tăng cường giải ngân vốn đầu tư công dẫn tới việc đầu tư mua xe tải tăng. Cụ thể, doanh thu thuần quý 3/2020 tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm 2019, đạt 501 tỷ đồng. Thêm vào đó, chi phí tài chính và chi phí bán hàng đều giảm lần lượt 11% và 29% nên lợi nhuận sau thuế ghi nhận tăng trưởng 207%, đạt 284 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, TMT đạt 1.359 tỷ đồng lãi ròng, tăng trưởng 94% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 niên độ 2020-2021 của Công ty CP Đầu tư Dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH) cũng ghi nhận kết quả tích cực khi đã vượt kế hoạch cả niên độ chỉ sau 6 tháng. Cụ thể, trong quý 2 của niên độ này, TCH đạt 1.937 tỷ đồng doanh thu, gấn 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các chi phí, công ty lãi trước thuế 564 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu niên độ, lãi trước thuế đạt 808 tỷ đồng, tăng trưởng 162% và vượt 8 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra cho cả niên độ.
Theo bà Trần Thị Hoàng Hòa, Tổng giám đốc TCH, trong quý 2 của niên độ này, cả hai lĩnh vực cốt lõi của công ty là kinh doanh ô tô và phát triển dự án bất động sản đều đạt hiệu quả cao. Trong đó, ở mảng xe thương mại, từ làm sóng đầu tư FDI mới tại Việt Nam, nhiều tập đoàn đa quốc gia xúc tiến kế hoạch di chuyển nhà máy từ nước khác về Việt Nam khiến nhu cầu vận tải tăng. Điều này đã giúp doanh thu bán xe đầu kéo Mỹ Navistar tăng vọt lên hơn 500 tỷ đồng, tương ứng với 211% so với cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm đến nay, Nhà nước đã ban hành 3 chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô nội địa. Đó là Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, có hiệu lực từ ngày 28/6/2020 đến 31/12/2020. Bên cạnh đó, từ ngày 10/7/2020, Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% đối với nguyên liệu, linh kiện, vật tư trong nước chưa sản xuất được. Từ đó giúp chi phí sản xuất giảm 2-2,5%.
Chính phủ cũng cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3 đến hết 31/12/2020.
Các chính sách trên đã giúp chi phí sản xuất và chi phí dịch vụ giảm, từ đó làm giảm tổng chi phí mua xe, kích thích nhu cầu mua xe của người dân. Cùng với đó, GDP quý 3/2020 tăng trưởng ở mức 2,62% sau khi chỉ tăng trưởng 0,39% trong quý 2/2020 đã cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế cũng như thu nhập của người dân. Thực tế, doanh số bán hàng xe ô tô lắp ráp nội địa đã có sự tăng trưởng trong các tháng 7, 8 và 9 sau khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ có hiệu lực. Dự kiến doanh số xe ô tô sẽ tiếp tục phục hồi trong quý 4/2020 và năm 2021.
Tiếp tục khả quan
Nhìn vào thị trường xe ô tô trong nước trong 9 tháng đầu năm nay, Công ty chứng khoán Rồng Việt cho rằng, đã không có tình trạng dư cung như những năm trước nhưng giá bán vẫn giảm do các bên nỗ lực thu hút khách hàng trong bối cảnh nhu cầu mua xe thấp. Tổng cung quý 4/2020 dự kiến sẽ đạt 127.000 chiếc, trong khi tổng cầu vào khoảng 122.000 chiếc. Vậy nên, năm 2020 sẽ không có tồn kho.
Tuy nhiên, lượng tồn kho năm 2019 là tương đối lớn với khoảng 85.000 chiếc (chiếm 17% tổng nguồn cung năm 2019) nên áp lực thanh lý hàng tồn kho hiện tại vẫn đang ở mức cao. Do đó, các chuyên gia của Rồng Việt cho rằng, quý 4/2020 sẽ là thời điểm quan trọng để thanh lý trước khi đón mẫu 2021 nên các đại lý vẫn phải giảm giá để thu hút khách hàng. Do đó, thời gian tới các đại lý phân phối xe ô tô vẫn sẽ phải giảm giá bán để thu hút khách hàng. Điều này sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của các công ty sụt giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp nhìn chung vẫn sẽ tăng trưởng nhờ doanh số bán hàng tăng. Ngoài ra, lực cầu phục hồi cũng sẽ giúp các công ty tiết kiệm chi phí bán hàng.
Sang năm 2021, chí phí xe lắp ráp trong nước thấp hơn, nhờ chính sách ưu đãi thuế với nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhập khẩu, từ đó sẽ hỗ trợ cho giá bán. Trong khi đó, sản lượng có thể sẽ tăng khi nền kinh tế vận hành bình thường trở lại cùng với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và thu nhập của người dân dần phục hồi.
Lại dấy lên nỗi lo doanh nghiệp không lớn
Nỗi lo này một lần nữa dấy lên khi những số liệu 5 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được đưa ra lấy ý kiến công luận.
Cần tiếp tục có các chính sách thiết thực và hiệu quả hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là khâu thực thi chính sách.
Sau 5 năm, đã có tới 99,99% tổng số nhiệm vụ, giải pháp giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện được hoàn thành, nhưng lại chỉ có 50% mục tiêu đặt ra đạt và vượt. Số 50% còn lại không đạt, rất tiếc lại là những chỉ tiêu quan trọng với sự phát triển của khu vực tư nhân Việt Nam.
Cụ thể, Nghị quyết 35/NQ-CP đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Đến năm 2020, khu vực tư nhân Việt Nam sẽ đóng góp 48-49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bên cạnh đó, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 30-35% GDP; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%; hàng năm có 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Trong 6 chỉ tiêu trên, 3 chỉ tiêu về TFP, năng suất lao động và hoạt động đổi mới sáng tạo là đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đây là điều đáng mừng, nhưng các chỉ tiêu còn lại thì không.
Tới thời điểm này, cả nước mới có 795.000 doanh nghiệp, do đó, chỉ tiêu có 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động là không thể đạt được vào cuối năm nay. Khu vực tư nhân cũng chỉ đóng góp 43% GDP và 46% tổng vốn đầu tư toàn xã hội mà thôi.
Câu hỏi cần được đặt ra là tại sao? Bởi ngay khi ban hành, Nghị quyết 35/NQ-CP được coi là một bước đột phá, tạo điều kiện phát triển khu vực tư nhân Việt Nam với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được ấn định nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Phải nhấn mạnh thêm rằng, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp này là rất trúng và đúng, được thiết kế tương ứng với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Đó là cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sáng tạo và khởi nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh; giảm chi phí kinh doanh; bảo vệ lợi ích và quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
Trên thực tế, tính đến thời điểm hiện nay, đã có 99,9% nhiệm vụ được giao cho các bộ, ngành đã hoàn thành.
Vậy vì sao doanh nghiệp vẫn không lớn!
Không thể phủ nhận những nguyên nhân đến từ bối cảnh đặc biệt của năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, không chỉ số lượng doanh nghiệp thành lập mới bị ảnh hưởng, mà số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, giải thể cũng tăng đột biến. Do dịch, số doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh có thời hạn từ đầu năm đến nay tăng gần 82% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp 3,7 lần so với mức tăng bình quân của cả giai đoạn 2015-2019.
Cũng không thể phủ nhận, các mục tiêu đặt ra ngay từ ban đầu đã là một thách thức lớn. Chẳng hạn, với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2020, thì vào thời điểm năm 2015, cả nước mới có 442.885 doanh nghiệp đang hoạt động. Nghĩa là, muốn đạt được mục tiêu, tốc độ tăng về số doanh nghiệp hoạt động bình quân mỗi năm phải đạt 17,7%. Trong khi thực tế, giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động chỉ là 14,4%, còn tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới chỉ là 10,5% - đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng cần đạt được.
Cũng không thể không nói tới câu chuyện chính sách khuyến khích hộ gia đình chuyển đổi thành doanh nghiệp chưa đủ hấp dẫn, do đó, số doanh nghiệp thành lập mới từ hộ kinh doanh rất khiêm tốn. Trong khi đó, đây là khu vực được kỳ vọng sẽ bổ sung một lực lượng lớn cho khu vực doanh nghiệp.
Nhưng rõ ràng, chuyện các mục tiêu của Nghị quyết 35/NQ-CP đặt ra không đạt được còn nằm ở việc các chính sách chưa đi vào thực tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP cũng đề cập thực trạng đa số chính sách, giải pháp mới dừng ở việc ban hành các quy định, văn bản quy định pháp luật, mà chưa đi vào cuộc sống. Hơn nữa, mức độ tiếp cận, thụ hưởng chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp cũng hạn chế. Hộp thư điện tử, đường dây nóng trả lời doanh nghiệp ở các địa phương hầu như không hoạt động...
Tất nhiên, có cả những nguyên nhân đến từ sự hạn chế, yếu kém trong nội tại của khu vực doanh nghiệp. Đó là khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, chất lượng nguồn nhân lực. Đó là quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao nên khó và thậm chí là không dám tham gia các sân chơi lớn. Đó là chưa làm chủ được công nghệ, còn vướng mắc về thể chế và bản thân tự doanh nghiệp chưa thực sự năng động, sáng tạo...
Chỉ ra những nguyên nhân như vậy để thấy rằng, cần tiếp tục có các chính sách thiết thực và hiệu quả hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là khâu thực thi chính sách. Tất nhiên, còn cần cả sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp. Nếu không thì nỗi lo "doanh nghiệp không lớn" không biết đến bao giờ mới được giải tỏa.
Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Kế hoạch số 09/KH-NHNN nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: BNEWS/TTXVN Thời gian qua, hai đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đã tác động trực diện, sâu rộng đến nền kinh...