Kinh doanh mùa Covid: Tổng lãi của 40 công ty lớn nhất TTCK giảm 30.000 tỷ, nhưng vẫn có nhiều cái tên tăng trưởng mạnh
Một số doanh nghiệp lớn đạt được kết quả tăng trưởng rất cao như Vinaconex, Novaland, Hòa Phát hay Viettel Global.
Tổng hợp tại 40 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất trên TTCK của chúng tôi cho thấy tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm này trong 9 tháng đầu năm đạt 162.800 tỷ đồng, giảm 15% so với kết quả 191.300 tỷ đồng của cùng kỳ. Tuy vậy kết quả quý 3 đã cho thấy sự phục hồi nhất định khi tổng lợi nhuận quý 3 chỉ còn giảm 9,2% xuống 62.100 tỷ đồng.
Trong Top 40 có 12 ngân hàng, đạt tổng lợi nhuận 75.700 tỷ đồng, tăng 10% so với 9 tháng đầu năm. Mức tăng trưởng lớn nhất thuộc về VPBank (tăng 31% lên 9.400 tỷ) cùng với Techcombank, Vietinbank, HDBank và TPBank tăng trưởng trên 20%.
Vietcombank vẫn dẫn đầu với 16.000 tỷ (-9%) còn BIDV đi ngang, đạt 7.100 tỷ đồng.
Ba doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ba chữ số gồm Triển lãm Giảng Võ (do thu nhập lãi tiền gửi), Vinaconex (do thoái vốn khỏi Vinaconex Power, An Khánh JVC) cùng Novaland Group.
Video đang HOT
Lợi nhuận của Novaland tăng gấp đôi từ 1.900 lên 3.800 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp khác có lợi nhuận tăng cao gồm có Hòa Phát, tăng 47% từ 6.800 lên 10.000 tỷ đồng và Viettel Global tăng 47% từ 1.500 tỷ lên 4.300 tỷ đồng.
Có 3 doanh nghiệp ghi nhận lỗ gồm 2 hãng hàng không Vietnam Airlines (lỗ 10.500 tỷ) và Vietjet (lỗ 900 tỷ đồng) cùng với Lọc hóa dầu Bình Sơn – BSR lỗ 4.100 tỷ đồng. Có lãi trở lại hơn 1.100 tỷ trong quý 3 đã giúp Petrolimex có lợi nhuận 193 tỷ đồng trong 9 tháng, giảm 96% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm sâu khác gồm có Masan High-Tech Materials (MSR), giảm 96%, Tổng Công ty Cảng hàng không ACV giảm 77%, Masan Group giảm 73%.
Sabeco, PNJ, Vincom Retail, PV Gas, PV Power giảm 20-30% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Về lợi nhuận tuyệt đối, VinHomes vẫn dẫn đầu với 23.100 tỷ đồng ( 10%). Bên cạnh đó còn có 5 doanh nghiệp khác lãi trên 10.000 tỷ gồm Vietcombank, Vinamilk, Techcombank, Vietinbank và Hòa Phát.
Bán hết vốn tại dự án Bắc An Khánh, Vinaconex báo lãi sau thuế quý III tăng gấp 4 lần, đạt 1.037 tỷ
Mặc dù doanh thu sụt giảm 45% so với cùng kỳ 2019, song lãi sau thuế của Vinaconex tăng gấp 4 lần, đạt trên 1.037 tỷ đồng nhờ bán hết vốn tại dự án khu đô thị Bắc An Khánh.
Bán hết vốn tại dự án Bắc An Khánh, Vinaconex báo lãi sau thuế quý III tăng gấp 4 lần, đạt trên 1.037 tỷ đồng
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 với doanh thu đạt trên 1.270 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ 2019.
Giá vốn hàng bán giảm 47% về mức 984 tỷ đồng, giúp Vinaconex thu về 285 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm 33% so với quý III/2019. Biên lãi gộp tăng từ 18% lên 22%.
Đáng chú ý, trong quý, doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến lên 2.185 tỷ đồng, tăng gấp trăm lần so với thực đạt 69 tỷ đồng năm trước.
Khoản tiền này đến từ hoạt động thoái toàn bộ vốn sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex (UPCoM: VCP), Công ty TNHH Một thành viên Giáo dục Phú Yên và chủ yếu là Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh - chủ đầu tư dự án khu đô thị Bắc An Khánh Splendora.
Bên cạnh đó, Vinaconex cũng ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 8 lần cùng kỳ, lên 1.105 tỷ đồng, do công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Kết quả là lãi sau thuế quý III/2020 tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, đạt trên 1.037 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng 423 đồng lên 2.270 đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, Vinaconex đạt 3.803 tỷ đồng doanh thu (giảm 39%) và 1.450 tỷ đồng lãi sau thuế (tăng 157%).
So với kế hoạch kinh doanh năm 2020 là 9.530 tỷ đồng doanh thu và 820 lợi nhuận sau thuế, Vinaconex đã vượt 70% mục tiêu lợi nhuận trong khi chỉ đạt 40% mục tiêu doanh thu.
Tuy lợi nhuận tăng mạnh mẽ, nhưng dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh trong kỳ lại âm 225 tỷ đồng. Trong đó công ty chi trả 214 tỷ đồng lãi vay và 461 tỷ đồng các khoản chi khác (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp).
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản Vinaconex đạt 19.356 tỷ đồng, không thay đổi so với đầu năm. Trong đó công ty nắm giữ 2.025 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn 6.798 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.984 tỷ đồng.
Còn lại là các khoản: tài sản cố định 2.472 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang các dự án như 93 Láng Hạ, trung tâm thương mại Chợ Mơ, khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà... với tổng giá trị 1.408 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, Vinaconex có 10.560 tỷ đồng nợ vay, trong đó nợ ngắn hạn 6.832 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 8.797 tỷ đồng, hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,2.
Trên thị trường, cổ phiếu VCG được giao dịch trong vùng 44.000 đồng/cổ phiếu, tăng gần 70% so với cuối quý II. Khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên gần đây là 350.000 đơn vị/phiên.
Kinh doanh chính lao dốc, Vinaconex vẫn lãi lớn quý 3 nhờ hoạt động thoái vốn Doanh thu thuần lao dốc 45%, nhưng nhờ doanh thu tài chính mang về tới 2.185 tỷ đồng đã giúp Vinaconex báo lãi đậm hơn 1.000 tỷ, gấp 5,4 lần cùng kỳ. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) ghi nhận doanh thu thuần lao dốc gần 45% về...