Kinh doanh chứng khoán, nhiều ngân hàng từ lỗ chuyển sang lãi lớn
Tổng hợp báo cáo tài chính quý 2/2020 cho thấy tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ 2019.
Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020 của các ngân hàng trong nước cho thấy nhiều kết quả bất ngờ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán (bao gồm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư).
Khởi sắc trong hoạt động này, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) đã ghi nhận 1.089 tỷ đồng lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2020, trong khi cùng kỳ năm trước, ngân hàng này lỗ hơn 177 tỷ đồng.
Cụ thể, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư chuyển từ lỗ gần 264 tỷ đồng sang lãi 669 tỷ đồng; lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh đạt 420 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần cùng kỳ.
Với kết quả ấn tượng trên, BIDV đang là ngân hàng thu về lãi nhiều nhất từ mảng kinh doanh này.
Cũng bất ngờ chuyển từ lỗ sang lãi lớn, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ( VietinBank) đã ghi nhận mức lãi 524 tỷ đồng trong kỳ vừa qua, dù cùng kỳ lỗ 107 tỷ đồng.
Kết quả này đến từ mảng chứng khoán kinh doanh tăng gấp gần 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 389 tỷ đồng và mảng chứng khoán đầu tư chuyển từ lỗ 243 tỷ đồng sang lãi 135 tỷ đồng.
Tương tự, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB), Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ( BacABank) cũng lần lượt ghi nhận mức tăng trưởng dương với lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán đạt lần lượt 82 và 22 tỷ đồng.
Trong khi cùng kỳ năm 2019, mảng kinh doanh này mang lại khoản lỗ 27 tỷ đồng cho VIB và 1 tỷ đồng cho BacABank.
Xét về tỷ lệ tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh này, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đang giữ ngôi quán quân khi tăng gấp gần 54 lần cùng kỳ năm 2019, từ 14 tỷ đồng lên 748 tỷ đồng.
Các ngân hàng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank), Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank) đều ghi nhận mức tăng trưởng gấp 5-7 lần cùng kỳ năm trước trong mảng kinh doanh chứng khoán.
Video đang HOT
Nằm trong top ngân hàng lãi lớn nhất từ kinh doanh chứng khoán còn phải kể đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB). Trong đó, mảng chứng khoán đầu tư là động lực chính cho các ngân hàng này khi chiếm đến 70-80%, thậm chí là 99% tổng mức lãi thuần.
Cụ thể, tăng hơn 3 lần cùng kỳ, Techcombank lãi 958 tỷ đồng; trong đó chứng khoán đầu tư mang về 792 tỷ đồng. Tương tự tại VPBank, chứng khoán đầu tư mang về 617 tỷ đồng trong tổng lãi 851 tỷ đồng.
Còn tại OCB, trong 805 tỷ đồng lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán, có đến 797 tỷ đồng ghi nhận từ chứng khoán đầu tư. Tăng vọt gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2019, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tại MB đạt mức gần 681 tỷ đồng. Do đó, lãi từ kinh doanh chứng khoán của MB tăng từ 262 tỷ đồng lên 715 tỷ đồng.
Chứng khoán đầu tư theo quy định là các loại giấy tờ có giá có rủi ro thấp và thanh khoản cao; trong đó, trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính phủ, thường chiếm tỷ trọng lớn.
Đây là một kênh đầu tư vào những tài sản sinh lợi góp phần đảm bảo dự trữ thanh khoản.
“Kể từ đầu năm, lãi suất trái phiếu chính phủ cũng như trái phiếu doanh nghiệp liên tục giảm mạnh, khiến giá trái phiếu tăng cao. Từ đó, các ngân hàng thu được các khoản lãi lớn từ chênh lệch giá mua-bán trái phiếu,” một lãnh đạo ngân hàng chia sẻ.
Bên cạnh mảng sáng kể trên, không ít ngân hàng đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, thậm chí còn lỗ lớn.
Điển hình như Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), dù vẫn thuộc top 10 ngân hàng lãi lớn nhất từ kinh doanh chứng khoán nửa đầu năm 2020 với 506 tỷ đồng, nhưng con số này đã giảm 15% so với mức lãi 594 tỷ đồng cùng kỳ.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) cũng ghi nhận sự sụt giảm trong hoạt động này, nhất là SHB, giảm tới 67% so với cùng kỳ năm 2019.
Lỗ nặng trong mảng kinh doanh này là Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).
6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh chứng khoán của LienVietPostBank bị lỗ gần 63 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2019 lỗ 10 tỷ đồng; Sacombank lỗ 33 tỷ đồng dù cùng kỳ lãi 25 tỷ đồng.
Đáng chú ý là Vietcombank dù dẫn đầu toàn ngành về lợi nhuận nửa đầu năm nhưng riêng mảng kinh doanh chứng khoán lại phủ một màu xám xịt khi lỗ 21 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận mức lãi 85 tỷ đồng.
Còn tại Agribank, dù kết quả đã cải thiện hơn so với khoản lỗ 37 tỷ đồng hồi nửa đầu năm 2019, nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng này 6 tháng đầu năm vẫn lỗ đến gần 20 tỷ đồng.
Trong đó, mua bán chứng khoán kinh doanh báo lỗ hơn 19 tỷ đồng, cùng kỳ 2019 cũng lỗ hơn 1,4 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư cũng lỗ 802 triệu đồng, trong khi cùng kỳ 2019 lỗ 35 tỷ đồng.
Cùng với mảng tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối…, kinh doanh chứng khoán cũng góp một phần vào tổng lợi nhuận ngân hàng, bên cạnh mảng tín dụng và dịch vụ.
Tuy vậy, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, hầu hết các ý kiến đều cho rằng những con số lãi/lỗ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng không có ảnh hưởng quá lớn đến kết quả hoạt động chung.
“Kinh doanh chứng khoán không phải là hoạt động chính của ngân hàng như tín dụng và lợi nhuận mang lại từ hoạt động này cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận ngân hàng. Do đó, các ngân hàng không bị phụ thuộc quá nhiều vào mảng kinh doanh trên,” tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định.
Liên quan đến hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, ông Hiếu cho rằng, trong bối cảnh nguồn vốn dồi dào như hiện nay, một số ngân hàng có xu hướng tăng cường hoạt động kinh doanh chứng khoán nhưng phần lớn vẫn là các khoản đầu tư dài hạn vào các loại giấy tờ có giá, ít rủi ro như trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp lớn, có kết quả kinh doanh tích cực, từ đó đảm bảo an toàn nguồn vốn ngân hàng./.
Chứng khoán ngày 23/9: PVD, KBC, HDG được khuyến nghị mua vào
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 23/9.
Ngưỡng hỗ trợ của PVD nằm tại mốc 11.000 đồng/cp
CTCK BS C (BSI): PVD vẫn đang ở trong trạng thái dao động đi ngang trong khu vực 11.000- 11.500 đồng/cp sau khi đã có sự hồi phục vào đầu tháng 8.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang có giá trị tốt và ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 22/9, chỉ báo MACD vừa xuất hiện Golden Cross nên PVD tiềm năng sẽ thiết lập xu hướng tăng ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 11.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của PVD nằm tại mức 13.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 10.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị khả quan cho KBC với giá 15.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Đầu tư Vinatex - Tân Tạo (Vinatex - Tân Tạo) đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu, tương ứng khoảng 2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành. Chủ tịch của Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), ông Đặng Thành Tâm, cũng là Chủ tịch và Tổng giám đốc của công ty Vinatex - Tân Tạo.
Giao dịch này sẽ được thực hiện từ ngày 28/9 đến ngày 27/10 thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Hiện tại, công ty Vinatex - Tân Tạo nắm giữ khoảng 11 triệu cổ phiếu - tương ứng khoảng 2,3% tổng lượng cổ phiếu lưu hành.
Vinatex - Tân Tạo là liên doanh giữa Vinatex (VGT) và CTCP Tập đoàn Tân Tạo, là chủ đầu tư của KCN Vinatex - Tân Tạo tại tỉnh Đồng Nai. Tính đến cuối quý 2/2020, Vinatex giữ 21% cổ phần tại Vinatex - Tân Tạo, hiện chưa có thông tin chi tiết về chủ sở hữu của lượng cổ phần còn lại.
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan cho KBC với giá mục tiêu là 15.100 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 8,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%).
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho HDG với giá 25.000 đồng/cp
CTCK SSI: Lần đầu phát hành báo cáo nghiên cứu HDG với khuyến nghị phù hợp thị trường, và giá mục tiêu 1 năm là 25.000 đồng/cp ( 1,2% so với giá hiện tại), định giá theo phương pháp SoTP. HDG đang bước vào giai đoạn mới, khi từng bước chuyển mình từ một chủ đầu tư bất động sản thành công ty phát triển dự án năng lượng tái tạo.
Với việc được hưởng lời từ mức giá FIT hấp dẫn, cũng như các chính sách hiện tại của Chính phủ, công ty có thể tận dụng để phát triển các nguồn năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời. Phân khúc này có tiềm năng thực sự tạo ra lợi nhuận và dòng tiền ổn định, một yếu tố cấu thành cần thiết để bù đắp cho các yếu tố rủi ro định kỳ của mảng kinh doanh bất động sản của công ty.
Tham vọng mở rộng hoạt động sang năng lượng tái tạo: Kể từ năm 2009, HDG đã đầu tư vào thủy điện, với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo thay đổi chiến mới, và công ty cho rằng năm 2020-2021 sẽ là năm bứt phá về mảng điện của HDG.
Công suất phát điện dự kiến tăng 2,5 lần so với năm 2019 (tổng công suất là 395 MW), phần lớn do sự đóng góp từ các dự án mới như nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4, nhà máy thủy điện Đakmi 2, và nhà máy điện gió Ninh Thuận 7A. Trong năm 2021, HDG dự kiến sẽ xây dựng được một danh mục đầu tư bao gồm 5 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy điện mặt trời, và 1 trang trại điện gió.
Mảng năng lượng tái tạo của HDG có IRR hấp dẫn (13-20%), cùng với tỷ suất lợi nhuận gộp cao lên tới 72%, đây là một lợi thế đáng kể khi so sánh với các công ty cùng mảng điện ở Việt Nam.
SSI tin rằng mảng điện của HDG có thể mang lại gần 2 nghìn tỷ đồng doanh thu (chiếm khoảng 35-38% trong tổng doanh thu), và đạt trên 500 tỷ đồng lợi nhuận ròng (chiếm khoảng 30-33% tổng lợi nhuận sau thuế) khi tất cả các nhà máy đi vào hoạt động.
Mảng bất động sản tiếp tục là điểm sáng: Kể từ khi thành lập, mảng bất động sản đã là 1 trong những hoạt động kinh doanh cốt lõi của HDG, và công ty đã phát triển trở thành một trong số các chủ đầu tư uy tín trên thị trường.
Mặc dù định hướng của công ty là bớt phụ thuộc hơn vào mảng này trong tương lai, đây vẫn sẽ tiếp tục là 1 trọng tâm cốt lõi của HDG. Trong năm 2020, SSI ước tính HDG sẽ thu về 3,3 nghìn tỷ đồng doanh thu nhờ hoàn thành bàn giao dự án Centrosa. Trong năm 2021 và các năm tiếp theo, HDG sẽ tiếp tục tập trung vào các dự án có tiềm năng sinh lời cao, bao gồm Charm Villa, Green lane, Dịch Vọng và Kha Vạn Cân.
Ngoài ra, HDG sẽ mở rộng hơn nữa mảng cho thuê văn phòng, mảng có nhiều dự án tiềm năng tại 15 địa điểm, và có triển vọng tạo ra doanh thu tiềm năng là 450 tỷ đồng mỗi năm.
Trước giờ giao dịch 22/9: Quan sát sự suy yếu của nhóm trụ Chứng khoán Mỹ lại có phiên bị bán tháo và sẽ là nhân tố không thuận lợi cho chứng khoán trong nước. Việc thị trường điều chỉnh sẽ được quyết định ở nhóm cổ phiếu trụ. Quốc tế Chỉ số Dow Jones giảm hơn 500 điểm, khoảng 1,84% về mức 27.147,70 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm khoảng 1,16% về mức 3.281,06 điểm....