Kinh doanh bết bát, cổ phiếu PFL vẫn tăng phi mã
Từ ngày 28/8/2020 đến 10/9/2020, cổ phiếu PFL của CTCP Dầu khí Đông Đô đã có 9 phiên tăng trần liên tiếp với khối lượng giao dịch đột biến so với nhiều phiên giao dịch trước đó.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, diễn biến cổ phiếu PFL đã bắt đầu có dấu hiệu nóng lên từ hồi đầu tháng 8/2020, khi trên nhiều diễn dàn và nhóm đầu tư cá nhân zalo đã đưa ra những tin đồn đoán về việc một đại gia sẽ mua PFL.
Cụ thể như các phiên tăng trần ngày 5/8 với khối lượng khớp lệnh 12.210 cổ phiếu, ngày 13/8 khớp 550.110 cổ phiếu, ngày 18/8 khớp 316.300 cổ phiếu, ngày 19/8 khớp 243.000 cổ phiếu và ngày 26/8 khớp 41.201 cổ phiếu.
Đặc biệt, gần đây, cổ phiếu PFL đã có chuỗi 9 phiên tăng trần liên tiếp từ ngày 28/8 đến 10/9, với mức tăng lên tới 125%, từ mức giá 800 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 27/8) lên 1.800 đồng/CP (trong phiên sáng 10/9) .
Đồng thời, thanh khoản của PFL trong thời gian này cũng sôi động với khối lượng giao dịch đều đặn vài nghìn đơn vị/phiên, đáng kể có phiên 31/8 đạt gần 1 triệu đơn vị khớp lệnh.
Video đang HOT
Từ 28/8 đến nay, PFL đã có 9 phiên tăng trần liên tiếp
Tuy nhiên, giống với nhiều cổ phiếu penny, cổ phiếu PFL đã tăng trong bối cảnh thông tin tích cực không có nhiều.
Trong đó, kết quả kinh doanh còn thể hiện khá kém khi kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, PFL tiếp tục báo lỗ hơn 8,73 tỷ đồng, sau 3 năm liên tiếp trước đó đều kinh doanh thua lỗ.
Theo PFL, mặc dù giá vốn cùng chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn khá lớn đã bào mòn vào doanh thu, khiến lợi nhuận Công ty ghi nhận mức âm.
Mặt khác, trong báo cáo tài chính soát xét, Công ty kiểm toán đã phải lưu ý tới vấn đề nhấn mạnh PFL có các khoản nợ phải trả cung cấp và khoản vay ngắn hạn đã quá hạn thanh toán lần lượt là 31,63 tỷ đồng và 53,88 tỷ đồng.
Với hệ số khả năng thanh toán duy trì ở mức thấp, lỗ lũy kế của PFL tính đến cuối tháng 6/2020 xấp xỉ 240 tỷ đồng, lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ âm 594 triệu đồng cùng một số vấn đề khác, kiểm toán đã đặt nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Bên cạnh đó, kiểm toán cũng nêu nhiều ý kiến ngoại trừ liên quan đến Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Sông Hậu 1 và Chung cư Trần Anh – Long An với tổng giá trị dở dang của ba công trình này tại thời điểm 1/1/2020 và 30/6/2020 lần lượt là 60,35 tỷ đồng và 62,22 tỷ đồng, đơn vị này không thu thập được các tài liệu cần thiết để có thể đánh giá được giá trị thuần thực hiện được của các tài sản dở dang này tại 2 thời điểm trên.
Ngoài ra, PFL cũng bị kiểm toán nhắc tới tính chính xác của các khoản vốn góp Dự án Nam An Khánh và Dự án Dolphin Plaza. Hai khoản đầu tư này sau đó được PFL giải trình lần lượt là 51,05 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.
Tới cuối 30/6/2020, hàng tồn kho của PFL lên tới 246 tỷ đồng, chiếm hơn 72% tổng tài sản ngắn hạn. Trong đó, chủ yếu do dự án Xuân Phương với hơn 171,6 tỷ đồng. Dự án này PFL đã 2 lần thông báo đấu giá, trong đó lần gần đây nhất vào ngày 7/9/2020.
Tuy nhiên, theo thông tin riêng của phóng viên, cuộc đấu giá đã không thành công với lý do không có nhà đầu tư nào đăng ký và nộp tiền đặt trước để tham gia đấu giá. Chủ tài sản đang thực hiện các thủ tục để tiếp tục bán đấu giá tài sản lần 3 trong thời gian tới.
"Anh cả" trong giới thầu xây dựng trúng thầu hơn 5.000 tỷ đồng trong quý I
Coteccons cho rằng, đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn.
Theo thông tin từ Coteccons (HoSE: CTD), tổng giá trị trúng thầu quý I/2020 của doanh nghiệp này đạt trên 5.000 tỷ đồng.
Trong đó, 2 dự án thi công quy mô lớn là Complex Building và Metropole Thủ Thiêm (giai đoạn 1).
Dự án Complex Building do Công ty cổ phần đầu tư Golden Hill làm chủ đầu tư có vị trí tại trung tâm quận 1, quy mô 8.320 m2 với kết cấu 2 tòa tháp đôi cao 48 tầng, 1.074 căn hộ hạ-ng sang.
Metropole Thủ Thiêm (giai đoạn 1) - khu phức hợp nhà ở - thương mại hạng sang được đầu tư bởi Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát cùng đối tác phát triển dự án Sơn Kim Land. Coteccons làm tổng thầu thi công 3 tòa tháp 12 tầng với tổng số 486 căn (456 căn hộ ở, 30 lô văn phòng và thương mại dịch vụ).
Coteccons trúng thầu hơn 5.000 tỷ đồng trong quý I. Ảnh minh họa
Coteccons vốn được gọi là "anh cả" trong các nhà thầu xây dựng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Cotecons trong 2 năm trở lại đây suy giảm. Đặc biệt, năm 2019, doanh thu giảm gần 13% xuống 18.720 tỷ đồng sau chuỗi tăng liên tiếp tính từ 2007; lợi nhuận sau thuế 711 tỷ đồng, giảm 53% và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm.
Đến cuối năm 2019, quy mô tài sản của Coteccons xấp xỉ 16.200 tỷ đồng, giảm 620 tỷ đồng so với đầu năm. Hơn nửa tài sản của doanh nghiệp xây dựng này là các khoản phải thu. Tuy nhiên, so với đầu năm, số dư phải thu cũng đã thu hẹp đáng kể, từ 9.053 tỷ đồng xuống 8.798 tỷ đồng.
Hơn nữa, Coteccons cũng đang chiếm dụng khá nhiều vốn từ các nhà cung cấp và đối tác khác. Số tiền phải trả người bán và nhận trước từ người mua xấp xỉ 5.400 tỷ đồng, tương đương gần 1/3 nguồn vốn của doanh nghiệp này.
Năm 2019 cũng là một năm khó khăn đối với cổ đông của Coteccons khi giá cổ phiếu CTD giảm hơn 64% trong năm 2019. Từ vùng 156.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 01/2019 xuống chỉ còn 56.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 12/2019.
Vũ Đậu
Tin tức kinh doanh 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/4/2020 Tin tức kinh doanh 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 1/4/2020. Cập nhật tin tức kinh doanh 24h mới nhất. Nestle Việt Nam có Tổng Giám đốc mới Theo thông báo của Nestlé Việt Nam, ông Binu Jacob sẽ trở thành Tổng Giám đốc mới của Nestlé Việt Nam từ ngày 1/4/2020. Trước khi đến Việt Nam, ông Binu Jacob đã...