Kinh doanh bệnh viện: Nơi lãi lớn, nơi thua lỗ cả trăm tỷ đồng
Một số bệnh viện công khai kết quả tài chính có kết quả kinh doanh rất khác biệt nhưng có điểm chung là hoạt động đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bệnh viện đầu tiên niêm yết trên sàn lãi 50 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên ( mã chứng khoán: TNH) ghi nhận doanh thu 109 tỷ đồng trong quý II, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bệnh viện đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán từ đầu năm nay.
Tuy nhiên, các chi phí lãi vay, lương nhân viên tăng mạnh bào mòn biên lợi nhuận của bệnh viện này. Lợi nhuận sau thuế của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên quý II là 35 tỷ đồng, chỉ tương đương cùng kỳ 2020.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 185 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tăng nhẹ 6% lên 50 tỷ đồng.
So với kế hoạch kinh doanh cả năm, bệnh viện này mới chỉ đạt 36% mục tiêu lợi nhuận. Bệnh viện đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên sàn cho biết theo chu kỳ thông thường, 2 quý đầu năm sẽ có doanh số thấp hơn 6 tháng cuối năm. Bệnh viện vẫn tự tin hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay.
Biểu đồ: Việt Đức.
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên hoạt động vào đầu năm 2014 với quy mô ban đầu 150 giường bệnh cùng vốn điều lệ 28 tỷ đồng. Năm 2019, doanh nghiệp xây dựng, đưa vào hoạt động thêm một bệnh viện thành viên và tăng vốn lên 415 tỷ đồng.
Bệnh viện tim lãi thấp kỷ lục
Trước Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Bệnh viện Tim Tâm Đức (mã chứng khoán: TTD) đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM từ năm 2017 nhưng vẫn chưa niêm yết.
Video đang HOT
Quý II vừa qua, Bệnh viện Tim Tâm Đức đạt doanh số 111 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh, chi phí lương cho nhân viên lại tăng lên, lợi nhuận ròng quý II của bệnh viện này chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, giảm hơn 90%, cũng là mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong một quý của doanh nghiệp.
Sau 6 tháng, bệnh viện có trụ sở tại TPHCM đạt doanh thu 255 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi sau thuế giảm 24% còn 19 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, bệnh viện mới hoàn thành 39% chỉ tiêu lợi nhuận.
Biểu đồ: Việt Đức.
Trong văn bản lý giải kết quả kinh doanh kém khả quan, CEO Bệnh viện Tim Tâm Đức cho biết tình hình dịch bệnh đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của bệnh viện. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh giảm chỉ còn 30%.
Công ty đã có kế hoạch giảm 15% nhân sự để phù hợp hoạt động thực tế. Phần chi phí nhân sự giảm tương ứng sẽ bắt đầu từ quý III.
Cũng vì chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bệnh viện này đã quyết định chấm dứt hoạt động của 2 phòng khám đa khoa trực thuộc trên địa bàn TPHCM hoạt động không hiệu quả. Bệnh viện cũng phải hợp nhất một số khoa điều trị nội trú để tối ưu hoạt động.
Bệnh viện liên quan bầu Hiển thua lỗ nặng
Dù chưa hoàn thành 50% kế hoạch năm, tình hình kinh doanh của các bệnh viện trên vẫn sáng sủa hơn nhiều so với một vài đơn vị khác, điển hình như Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải.
Quý II, bệnh viện tại Hà Nội này giảm 16% doanh thu chỉ còn 27 tỷ đồng. Doanh thu không đủ bù giá vốn, Bệnh viện Giao thông Vận tải lỗ gộp 6 tỷ đồng.
Sau khi hạch toán thêm chi phí quản lý, bệnh viện thua lỗ tổng cộng 11 tỷ đồng. Quý II năm trước, bệnh viện này cũng lỗ sau thuế 8 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, Bệnh viện Giao thông Vận tải giảm gần 20% doanh thu so với cùng kỳ 2020 còn 57 tỷ đồng. Khoản lỗ ròng sau 2 quý của bệnh viện lên tới 24 tỷ, cao hơn mức lỗ 17 tỷ cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm ngày 30/6, lỗ lũy kế của Bệnh viện Giao thông Vận tải lên tới 176 tỷ đồng.
Biểu đồ: Việt Đức.
Bệnh viện Giao thông Vận tải từng thuộc sở hữu của Tập đoàn T&T, doanh nghiệp của ông bầu bóng đá nổi tiếng Đỗ Quang Hiển. Năm 2015, T&T tham gia đầu tư khi đơn vị cổ phần hóa, nắm quyền chi phối với hơn 51% cổ phần.
Tuy nhiên, sau đó cổ đông Nhà nước xác định lại giá trị vốn tại thời điểm chuyển đổi bệnh viện sang công ty cổ phần. T&T mất quyền kiểm soát Bệnh viện Giao thông Vận tải khi tỷ lệ sở hữu bị giảm từ 51% xuống còn 22% dù số lượng cổ phiếu nắm giữ không đổi. Bệnh viện lại trở về thuộc sở hữu công khi vốn Nhà nước chiếm tới 71%.
Phía T&T đã có văn bản nêu ý kiến muốn thoái toàn bộ vốn đầu tư vì tỷ lệ sở hữu 22% không đủ để tập đoàn phát triển bệnh viện, trái với lộ trình ban đầu sẽ được nắm quyền chi phối. Tuy nhiên, hiện tại T&T vẫn chưa thể rút chân khỏi bệnh viện này.
Đại gia bất động sản CEO lỗ đậm
Đặt mục tiêu lãi 80 tỷ đồng năm nay song sau 6 tháng, Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO báo lỗ sau thuế gần 165 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Tập đoàn CEO (CEO, mã chứng khoán: CEO), vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021.
Lỗ gần 165 tỷ đồng sau 6 tháng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II của CEO đạt 140,6 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020, song tính lũy kế 6 tháng vẫn giảm hơn 32%.
Doanh thu tăng nhưng do giá vốn hàng bán cũng tăng, quý II năm nay, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của CEO là - 28,8 tỷ đồng. Hay nói cách khác, quý II, CEO lỗ gộp 28,8 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 20,2 tỷ đồng cùng kỳ 2020. Sau 6 tháng, CEO lỗ gộp hơn 12,4 tỷ đồng về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp quý II và 6 tháng đều giảm song quý II năm nay, CEO vẫn lỗ sau thuế hơn 126,7 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 112 tỷ đồng cùng kỳ 2020. Trong đó, công ty mẹ chịu lỗ 76 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, CEO lỗ 164,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 110 tỷ đồng cùng kỳ 2020. Trong đó, công ty mẹ chịu lỗ hơn 94 tỷ đồng.
Tập đoàn CEO có nửa năm làm ăn không mấy hiệu quả (Ảnh minh họa: CEO).
Năm 2021 này, CEO đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.600 tỷ đồng, tăng gần 21%, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 80 tỷ đồng. Song thực tế, một nửa chặng đường đã trôi qua, công ty vẫn lỗ.
Trước đó, năm 2020, doanh nghiệp sở hữu hàng loạt dự án lớn, chủ yếu là bất động sản nghỉ dưỡng, trải dài khắp các tỉnh thành cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Quốc... đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến cho kế hoạch này không thể hoàn thành khi mà năm 2020, công ty chỉ đạt 1.324 tỷ đồng doanh thu, giảm mạnh 70% so với 2019, lỗ 103 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm
Đáng chú ý trong báo cáo tài chính hợp nhất quý II của CEO là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đến 30/6 là - 144,4 tỷ đồng với việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - 91,1 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - 37 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - 16,1 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2020, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của CEO vẫn là hơn 31 tỷ đồng.
Trong nghiệp vụ kế toán, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm phản ánh dòng tiền thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang giảm sút.
Theo giới phân tích, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm thể hiện sự khó khăn của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ... Còn ngược lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính không bắt buộc cần dương. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, việc các chỉ số này âm còn thể hiện năng lực, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển hoặc doanh nghiệp tăng được nguồn tài trợ bên trong hoặc không có nhu cầu cần tài trợ nên huy động vốn từ nhà cung cấp giảm xuống.
Tiền và các khoản tương đương tiền, một trong những chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán, phản ánh toàn bộ số tiền, tương đương tiền của doanh nghiệp, sau 6 tháng cũng giảm mạnh.
Cụ thể, đến 30/6, tiền mặt tại quỹ của CEO tăng từ 19,6 tỷ đồng lên 24,9 tỷ đồng (tăng 27%). Tuy nhiên, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn lại giảm từ 194,6 tỷ đồng thời điểm 1/1 năm nay về còn 44,8 tỷ đồng đến 30/6, tương đương giảm gần 77%. Tính chung lại, tiền và các khoản tương đương tiền của CEO sau 6 tháng đạt gần 84,2 tỷ đồng, giảm 63% so với mức 228,6 tỷ đồng thời điểm 1/1/2021.
Về hàng tồn kho, một trong những chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp ngành bất động sản, tính đến 30/6, tồn kho của CEO giảm 5,8% về 625,8 tỷ đồng. Tại CEO, sau 6 tháng, tồn kho hàng hóa và tồn kho chi phí xây dựng dở dang - 2 cấu phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục hàng tồn kho, lần lượt là 3,9 tỷ đồng và 574,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm.
Theo giới phân tích, trong bất động sản, tồn kho bao gồm nhiều cấu phần song quan trọng nhất vẫn là tồn kho thành phẩm (hàng hóa, thành phẩm đã hoàn thiện), bán thành phẩm (bất động sản, sản xuất kinh doanh dở dang). Tồn kho thành phẩm tăng sẽ tiềm ẩn nỗi lo và nguy cơ. Song nếu tồn kho bán thành phẩm giảm cũng chưa hẳn đã tốt.
Về tình hình vay nợ, đến hết 30/6, CEO đang vay ngắn hạn 721,8 tỷ đồng, tăng so với mức 532,6 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ tại BIDV là 328 tỷ đồng (đầu năm 174,5 tỷ đồng), VietinBank 252 tỷ đồng (đầu năm 181 tỷ đồng)...
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CEO đóng cửa phiên 30/7 với giá 8.600 đồng/cổ phiếu. So với mức đỉnh 14.300 đồng/cổ phiếu đạt được hồi tháng 1, giá CEO đã giảm gần 40%.
Vinamilk: "Nhà giàu" vẫn thích... vay nợ Doanh thu đạt kỷ lục trong quý II, có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gần 20.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/6 nhưng Vinamilk vẫn tận dụng vay vốn. Sau 6 tháng, lãi sau thuế Vinamilk giảm 6,9%. Vinamilk đạt doanh thu cao kỷ lục theo quý, nhưng lãi vẫn suy giảm (Ảnh minh họa: VNM). Công ty cổ phần Sữa...