Kinh doanh bất động sản thời buổi công nghệ 4.0 dần lên ngôi
Những thương vụ lớn đầu tư vào công nghệ trong lĩnh vực bất động sản đang âm thầm diễn ra, đang làm thay đổi nhiều hình thức giao dịch…có thể sẽ là nhân tố quyết định trong cuộc chơi này trong tương lai.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện đầu tiên từ khái niệm ndustrie 4.0″ tại Đức vào năm 2013, và những năm gần đây khái niệm này được nhắc nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển trên 3 trụ cột chính: kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.
Xu thế này đang phát triển với tốc độ rất nhanh ở các nước phát triển. Mọi lĩnh vực kinh tế đều đang được ứng dụng công nghệ cao, sử dụng những yếu tố cốt lõi trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam cuộc cách mạng này đang “phủ sóng” rất nhiều lĩnh vực, trong đó đầu tư công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng đang gia tăng mạng mẽ.
Những thương vụ đình đám liên tục được “kích hoạt”
Cách đây không lâu, một tập đoàn bất động sản trực tuyến nổi tiếng của Singapore là PropertyGuru đã “nổ phát súng” đầu tiên khi công bố rót 9 triệu USD vào Công ty Cổ phần đầu tư và Công nghệ Đại Việt – đơn vị đang sở hữu website Batdongsan.com.vn.
Từ đó đến nay, nhiều thương vụ hợp tác đầu tư trong lĩnh vực này giữa các công ty sở hữu các ứng dụng công nghệ trong bất động sản tại Việt Nam với các quỹ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh liên tục diễn ra. Đáng chú ý là 3 quỹ đầu tư Genesia Ventures (Nhật Bản), Access Venture (Hàn Quốc) và Mynavi Corporation (Nhật Bản) mới đây cũng đã rót vốn vào Homedy.com – một trang tin ứng dụng công nghệ tìm kiếm bất động sản.
Trước đó, Homedy cũng đã được gọi vốn thành công lần đầu tiên sau khi khởi nghiệp từ năm 2015 từ quỹ Genesia Ventures (Nhật Bản). Theo chia sẻ của lãnh đạo Homedy thì việc gọi vốn thành công đã giúp công ty có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư mạnh vào Big data
Một Startup khác là Ami – ứng dụng quản lý cho thuê bất động sản cũng đã được một tập đoàn trong nước cam kết đầu tư 9 triệu USD để đầu tư cho các nền tảng IoT , nhằm đón đầu các thành phố thông minh trong tương lai.
Có thể thấy những cuộc “hôn nhân” trong xu thế này khiến cuộc đua đầu tư công nghệ cho bất động sản diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó có thể sẽ quyết định đến người thua – kẻ thắng trong bức tranh xu thế công nghệ 4.0 đang lên ngôi. Không chỉ có những thương vụ đình đám, các doanh nghiệp BĐS có hệ sinh thái tốt, tiềm lực tài chính cũng đang rất chủ động trong câu chuyện đầu tư công nghệ vào bất động sản.
Chủ động đầu tư, hợp tác và dám thay đổi
Video đang HOT
Câu chuyện này có thể thấy sự chuyển biến mạnh mẽ ở CENLand – một thành viên thuộc tập đoàn CenGroup, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tiếp thị và môi giới BĐS hàng đầu Việt Nam hiện nay. Từ những ngày đầu hoạt động CENLand đã chú trọng vào công nghệ khi phát triển cổng thông tin sieuthiduan.vn.
Nhưng sau đó, công nghệ thay đổi rất nhanh, CENLand cũng nhanh chóng thích ứng cao khi cho ra đời nền tảng nghemoigioi.vn từ cuối năm 2016, đây được coi là tổng kho dự án bất động sản kết nối giữa chuyên gia môi giới với khách hàng và chủ đầu tư dự án.
Việc đẩy mạnh phát triển công nghệ nghemoigioi.vn đã giúp CENLand trở thành đơn vị dịch vụ BĐS có thế mạnh trên thị trường nhờ sự khác biệt này, được nhiều quỹ đầu tư và nhà đầu tư săn đón khi đơn vị này tiến hành phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Kết quả, đã có 2 quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam là Dragon Capital và VinaCapital rót vốn đầu tư, lần lượt sở hữu 13% và 12%.
Và sự quan tâm đến CENLand từ các cổ đông ngoại có lẽ chưa dừng lại ở đó khi mới đây doanh nghiệp này đã có hàng loạt buổi làm việc và tiếp nhiều quỹ đầu tư, tổ chức lớn như PVIAM, SSIAM,VCBF, SCIC, FPT Capital, VFM, Cathay Life Insurance…Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CENLand thì chính những mô hình kinh doanh độc đáo nhờ công nghệ hiện tại và sắp tới của CenLand đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư ngoại.
Không chỉ có nghemoigioi.vn, theo nguồn tin của chúng tôi CenLand còn đang ấp ủ dự án Cenhomes với tham vọng thay đổi ngành công nghiệp dịch vụ BĐS. Ông Nguyễn Trung Vũ – Chủ tịch CenGroup hé lộ dự án Cenhomes trong những ngày đầu đang rất bận rộn khi phải tiếp hàng chục quỹ đầu tư quan tâm.
Xuất phát từ chính thực tiễn với sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường khiến sales phải “cắt máu”, họ chỉ quan tâm ” đóng deal” sau đó thì bỏ lơ khách hàng khiến không ít khách hàng đón nhận nỗi đau hayrao tin bán nhà và bị làm phiền, bị định giá thấp, bị bán hớ,…Chủ tịch CenGroup muốn giải quyết những điều đó với dự án Cenhomes bằng công nghệ.
Chưa biết hiệu quả của nó đến đâu, nhưng có thể thấy CENLand đã dám nghĩ, dám làm và dám thay đổi với Cenhomes. Nhưng điều mà CENLand có thể tự tin hơn đó là chính kết quả từ nghemoigioi.vn, kể từ khi nền tảng này được đầu tư thì CENLand đã có lượng giao dịch thành công tăng vọt trong 2017 cao hơn 84% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng (tăng trưởng 87% ), và dự kiến duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số vào năm 2018.
Những dự báo gần đây về thị trường BĐS từ các hãng nghiên cứu thị trường lớn như Savills hay CBRE đều cho thấy, bất động sản tiếp tục có cơ hội phát triển ổn định và bền vững dù nguồn tín dụng có thể sẽ thắt chặt hơn. Tuy nhiên, dòng vốn FDI sẽ vẫn đổ mạnh vào BĐS. Cuộc chơi trên thị trường bất động sản Việt Nam dự kiến sẽ có những thay đổi lớn bắt nguồn từ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (IOT, Big Data.).
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT "Made in Vietnam"
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ TT&TT đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông để đưa Việt Nam từ nước nhập khẩu thành nước xuất khẩu, từ nước gia công phần mềm thành nước phát triển phần mềm; ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT "Made in Vietnam".
Đây là một nội dung trong thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm ngày 8/9 với Bộ TT&TT về tình hình hoạt động và định hướng phát triển ngành TT&TT trong thời gian tới. Thông báo kết luận này được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng ký ban hành ngày 1/10 vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận buổi làm việc ngày 8/9 /2018 với Bộ TT&TT về tình hình hoạt động và định hướng phát triển ngành TT&TT trong thời gian tới. (Ảnh: Xuân Phú)
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông
Trên cơ sở đánh giá những kết quả nổi bật cũng như những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Bộ TT&TT thời gian qua, theo thông báo mới ban hành, trong kết luận buổi làm việc với Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TT&TT cần làm tốt những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo kết luận của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước; kịp thời đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc; xử lý nghiêm các vi phạm.
Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường quản lý, thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo, người làm báo để có phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trách nhiệm xã hội và ý thức công dân; tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý báo chí, thông tin điện tử và mạng xã hội;
Có giải pháp hiệu quả để giám sát, quản lý các mạng xã hội; đẩy mạnh ứng dụng CNTT để phân tích dự báo xu thế thông tin và những vấn đề nổi cộm trên mạng xã hội, kịp thời có cảnh báo và giải pháp ứng phó; tăng cường công tác quản lý đối với các nhà xuất bản và hoạt động xuất bản, bảo đảm theo đúng quy đinh của pháp luật, khắc phục các sai sót trong hoạt động xuất bản vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển hạ tầng viễn thông. Khẩn trương phân bổ quyền sử dụng băng tần 2.6GHz theo quy định cho các doanh nghiệp viễn thông để nâng cao chất lượng dịch vụ 4G và phát triển 5G; hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư, mua sắm, đặc biệt là thuê sản phẩm, dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, triển khai xây dựng hạ tầng phục vụ công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số nhất là về nền tảng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ TT&TT cần tập trung thời gian tới là đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông; ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT mang nhãn hiệu "Made in Vietnam" (CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng giới thiệu với Thủ tướng smartphone "Made in Vietnam" Bphone trong chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ tại khu CNC Hòa Lạc hồi tháng 2/2018)
Bộ TT&TT cũng được yêu cầu tập trung chỉ đạo phát triển một số doanh nghiệp viễn thông, CNTT chủ lực, làm tốt vai trò đầu tàu, dẫn dắt về công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông để đưa nước ta từ nước nhập khẩu thành nước xuất khẩu, từ nước gia công phần mềm thành nước phát triển phần mềm. Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT mang nhãn hiệu "Made in Vietnam", đưa nước ta trở thành cường quốc về CNTT, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Quan tâm đào tạo, chuyển đổi nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ và sản xuất của cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin mạng; triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng, kịp thời cảnh báo, ứng cứu hiệu quả các sự cố. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phát triển Chính phủ điện tử. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng đồng ý chủ trương thành lập Cục Công nghiệp, điện tử-viễn thông, CNTT
Thông báo được Văn phòng Chính phủ phát ra ngày 1/10 cũng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về các kiến nghị của Bộ TT&TT tại buổi làm việc ngày 8/9/2018.
Theo đó, với kiến nghị cấp phép cho Viettel, VNPT thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, làm trung gian kết nối các ngân hàng với các doanh nghiệp, cá nhân, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định.
Về kiến nghị cho phép triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ khác có giá trị nhỏ, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đặc biệt, đối với kiến nghị giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, thông báo cho hay, Thủ tướng đã đồng ý Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, trong đó lưu ý thời điểm triển khai thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhấn mạnh việc tăng cường đầu tư cho Trung tâm Quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng là cần thiết, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT làm việc với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT để xem xét, hỗ trợ và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ TT&TT về phát triển hệ sinh thái số Việt Nam, trọng tâm là mạng xã hội và công cụ tìm kiếm Việt Nam.
Với kiến nghị cho phép Bộ TT&TT nghiên cứu, xây dựng chính sách đối với các hệ thống viễn thông, hạ tầng CNTT liên quan đến an ninh quốc gia thì sử dụng sản phẩm Việt Nam sản xuất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất sửa đổi bổ sung, ban hành các quy định pháp luật liên quan; lưu ý bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, tham gia.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương cho phép Bộ TT&TT thành lập Cục Công nghiệp, điện tử - viễn thông, CNTT trên cơ sở Vụ CNTT hiện có. Thủ tướng giao Bộ TT&TT làm rõ, bảo đảm các tiêu chí thành lập Cục, thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định.
Vân Anh
Theo ictnews
Đại hội Hội ND TP.Đà Nẵng: Tập trung hỗ trợ hội viên làm giàu bền vững Đó là nội dung được xác định và thống nhất cao tại Đại hội diễn ra từ 24-25.9. Dự và chỉ đạo đại hội có ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng... Giúp nông dân thoát nghèo Theo ông Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND...