‘Kinh đô thời trang’Italy tái sinh sau đại dịch COVID-19
Với sự tham dự của nhiều ngôi sao thế giới, những chiếc siêu xe sáng bóng…, “ kinh đô thời trang” của Italy đã lấy lại diện mạo hào nhoáng vốn có với Tuần lễ Thời trang Milan khai mạc ngày 22/9.
Khách du lịch tham quan Bảo tàng Vatican, ngày 6/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên sau 18 tháng qua, những bộ trang phục thời thượng lại được trình diễn trực tiếp trên sàn diễn thời trang danh tiếng thế giới này. Trong số 65 buổi trình diễn catwalk trong 5 ngày tới, sẽ có 43 buổi biểu diễn được thực hiện trực tiếp có khán giả tới xem, số còn lại được giới thiệu trực tuyến. Tương tự, sẽ có 77 trong số 98 bài thuyết trình được thực hiện trực tiếp, nhiều buổi tiệc cũng sẽ quay trở lại với Milan…
Trong bối cảnh những nguy cơ từ đại dịch COVID-19 vẫn hiện hữu, những người được mời tới dự các sự kiện trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Milan sẽ được yêu cầu xuất trình chứng nhận đã tiêm phòng COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Họ cũng được yêu cầu đeo khẩu trang khi tham gia sự kiện. Nhiều người đã không thể tới sự kiện này do các lệnh hạn chế đi lại cũng như việc số lượng người tham dự tại các sự kiện công cộng đang bị giới hạn.
Tại tuần lễ thời trang lần này, các thương hiệu lớn như Fendi, Prada, Versace, Dolce & Gabbana, Missoni, Ferragamo và Etro sẽ giới thiệu những bộ sưu tập dành cho phái đẹp trong mùa Xuân/Hè 2022. Trong khi đó, nhà mốt Gucci tuy không thể góp mặt trong chương trình catwalk ở Milan, nhưng sẽ công bố một dự án mới mang tên “The Vault”. Giorgio Armani thì thông báo sẽ tổ chức một triển lãm hồi tưởng để kỷ niệm sự nghiệp thời trang 40 năm của mình.
Video đang HOT
Italy là quốc gia đầu tiên ở châu Âu phải đối mặt với sự bùng phát dịch COVID-19 hồi tháng 2/2020. Chính phủ nước này buộc phải ban bố lệnh phong tỏa trên toàn quốc, khiến nền kinh tế lớn thứ 3 ở Khu vực đồng Euro rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng thành công đã thắp lên hy vọng đưa đất nước Địa Trung Hải này trở lại trạng thái bình thường mới và tăng trưởng kinh tế.
Ông Carlo Ferro – Chủ tịch Cơ quan Thương mại Italy – cho biết: “Việc nối lại các buổi diễn trực tiếp tại Tuần lễ thời trang Milan “được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế khởi động trở lại và điều này cho thấy sự can đảm của các nhà tổ chức, sự bền bỉ của các công ty và sự hỗ trợ của ngành công nghiệp Italy”.
Trong khi đó, ông Carlo Capasa – Chủ tịch Phòng thời trang quốc gia Italy – cho rằng Tuần lễ thời trang Milan đã “đánh dấu khoảnh khắc tái sinh” của ngành này.
Những số liệu về ngành công nghiệp thời trang Italy đã cho thấy những tín hiệu tích cực, với doanh thu quý I/2021 tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù con số này vẫn thấp hơn 15% so với những dữ liệu ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhưng các doanh nghiệp trong ngành đang hy vọng số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh sẽ tạo nên sự khác biệt ở thời điểm cuối năm.
Thẩm phán bị mafia sát hại sắp được phong thánh
Thẩm phán Rosario Livatino, bị mafia sát hại năm 1990, sắp được phong thánh sau nhiều thập kỷ được ngợi ca là người "tử vì đạo".
Thẩm phán Rosario Livatino hôm 9/5 được Giáo hội Công giáo phong chân phước, bước cuối cùng trong tiến trình phong thánh, tại nhà thờ lớn ở Agrigento, Italy. Vài giờ sau khi kết thúc buổi lễ, Giáo hoàng Francis tại Vatican đã ca ngợi Livatino luôn làm việc để "cứu rỗi thay vì trừng phạt mọi người".
Chân phước là một danh hiệu trong Giáo hội Công giáo Rome, công nhận rằng một người đã được chấp nhận vào Thiên đàng. Đây là bước thứ ba trong tiến trình phong thánh. Những giáo dân có đời sống thánh thiện, nêu gương sáng và được xem là mực thước cho mọi người sẽ được tuyên bố là "đã ở Thiên đàng", tức thành thánh.
Trong lễ phong chân phước, chiếc áo thấm máu của thẩm phán Livatino sau khi bị sát hại đã được lấy từ kho lưu trữ chứng cứ của các điều tra viên và trưng bày trang nghiêm trong chiếc hộp kính.
Di ảnh của thẩm phán Rosario Livatino được trưng bày trong buổi lễ phong chân phước tại nhà thờ Agrigento, miền nam Italy, hôm 9/5. Ảnh: AP.
Thẩm phán Livatino bị mafia sát hại năm 37 tuổi, thời điểm ông đang dẫn dắt các cuộc điều tra về mafia và tham nhũng. Trước khi bước vào tòa án mỗi ngày, Livatino luôn đến cầu nguyện trong nhà thờ. Những kẻ chủ mưu cùng những kẻ trực tiếp tham gia sát hại Livatino đều đã bị bắt và kết án.
Ba năm sau cái chết của Livatino, Giáo hoàng John Paul II đã ca ngợi ông là người "tử vì đạo" và đại diện cho đức tin của Công giáo. Giáo hoàng John Paul II cũng gặp gỡ cha mẹ của Livatino ở Agrigento và trở thành giáo hoàng đầu tiên công khai chỉ trích mafia vào năm 1993. Giáo hoàng lên án những kẻ hành xử côn đồ và yêu cầu những người này ăn năn về hành vi giết người của mình.
Giáo hội Công giáo Italy tháng 10 năm ngoái cũng phong thánh cho Carlo Acutis, 15 tuổi, sau khi tuyên bố rằng cậu bé "đã can thiệp từ Thiên đàng để cứu mạng một bé trai Brazil mắc bệnh hiếm" vào năm 2013.
Acutis sùng đạo từ bé dù gia đình rất hiếm khi đi nhà thờ. Ngoài thời gian lập trình và chơi bóng đá, cậu bé nổi tiếng trong cộng đồng vì giúp đỡ những người nghèo khổ. Acutis cũng làm tình nguyện viên tại một nhà bếp từ thiện ở Milan. Năm 2006, cậu qua đời ở tuổi 15 vì bệnh ung thư máu.
Italy viện trợ bổ sung 796.000 liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam Sau khi viện trợ hơn 812.000 liều vắc xin AstraZeneca, Italy tiếp tục tặng Việt Nam 796.000 liều vắc xin phòng Covid-19. Chính phủ Italy đã quyết định viện trợ bổ sung 796.000 liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19. Theo Cổng thông tin điện tử Chính...