Kinh dị phương pháp đẩy lùi ung thư, bệnh tim kiểu…Dracula
Các nhà khoa học dùng máu người trẻ tuổi để “ trẻ hóa” cơ thể người già, đẩy lùi ung thư, bệnh tim, mất trí…y như cách ma cà rồng Dracula đã sử dụng máu các thiếu nữ.
Công trình nhuốm màu kinh dị này được thực hiện bởi một đơn vị nghiên cứu danh tiếng – University College London (UCL, trường thành viên của Đại học London, Anh). Các tác giả khẳng định: đây không phải trò đùa.
Bá tước Dracula trong bộ phim “Dracula” kinh điển của Mỹ, sản xuất năm 1931 dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Bram Stocker
Trong tiểu thuyết “Dracula” nổi tiếng của Bram Stocker, vị bá tước ma cà rồng này đã dùng máu của trẻ em và các thiếu nữ để duy trì sức mạnh, tuổi trẻ và cuộc sống bất tử của mình. Nghiên cứu mới của UCL cho thấy ông ta đã làm một việc kinh dị nhưng rất khoa học.
Tất nhiên, các công nghệ hiện đại cho phép người ta tiếp cận dễ dàng nguồn máu hiến tặng và được truyền máu theo cách thông thường, thay vì phải “săn mồi” như ma cà rồng. Xét đến hậu quả của các căn bệnh kể trên, vài lần truyền máu không hề là sự lãng phí.
Trong bài công bố mới đây trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu khẳng định nếu được tiếp máu của người trẻ tuổi, con người có thể sống cuộc đời miễn dịch với ung thư, bệnh tim và chứng mất trí cho đến khi chết vì quá già.
Nhà di truyền học Dame Linda Partridge, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết họ đã bắt đầu với thử nghiệm trên chuột: các phẩn tử bảo tồn sức khỏe tự nhiên tồn tại trong máu chuột con đã khiến các dấu ấn sinh học trên chuột già thay đổi, cho thấy chúng đang được “cải lão hoàn đồng”. Ngược lại, chuột con bị lão hóa nhanh chóng khi tiêm máu chuột già.
Video đang HOT
Sau đó, họ đã trả cho 70 người tình nguyện, 35 tuổi trở lên tới 8.000 USD/người chỉ để “thưởng thức” máu những người trẻ tuổi hơn (16-25 tuổi).
Hiệu ứng Dracula cũng xảy ra: Người lớn tuổi được truyền máu có thể giảm đến 20% kháng nguyên carcinoembryonic, thứ được tìm thấy nhiều trong các bệnh nhân ung thư; giảm 10% cholesterol; giảm protein amyloid – loại protein được chứng minh là hình thành các khối độc hại trong não, gây Alzheimer.
Một bệnh nhân 55 tuổi có bệnh Alzheimer khởi phát sớm đã có sự cải thiện lớn chỉ sau 1 lần thử làm “ma cà rồng”.
Đây không phải là lần đầu tiên bá tước Dracula khơi nguồn ý tưởng cho những phương pháp chữa bệnh táo bạo. Trước đó, một nghiên cứu từ Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy máu người trẻ có thể giúp người già bị sa sút trí tuệ lấy lại đầu óc tinh anh. Nhóm nghiên cứu này phát hiện một protein mang tên GDF111 dồi dào trong máu người trẻ có thể cải thiện chức năng mọi cơ quan, nhờ đó “cải lão hoàn đồng”.
Theo nld.com.vn
Câu chuyện kinh dị của loài chuột "khỏa thân" sẽ giúp bạn hiểu động vật có thể làm mọi thứ để sinh tồn
Loài chuột kỳ lạ này có một cách nuôi con khá... rùng rợn, và tất cả đều có lý do.
Chuột dũi trụi lông (naked mole rat) là một loài vật kỳ lạ. Chúng kỳ lạ ngay từ hình thể - "khỏa thân" 100%. Rồi đến những khả năng vô cùng ấn tượng như không cảm thấy đau, không cần oxy vẫn sống được ít nhất 20 phút, và đặc biệt là gần như miễn nhiễm hoàn toàn với ung thư.
Đời sống xã hội của loài chuột này cũng khác với chuột thường, mà giống với mối và kiến nhiều hơn. Tức là, chúng sống theo các vùng thuộc địa, với 1 con chuột "chúa" và các chuột "thợ" vây quanh.
Chuột dũi trụi lông sống phân cấp xã hội rất rõ ràng
Trên thực tế thì đây là một cấu trúc xã hội không bình thường đối với các loài động vật có vú. Một nhóm chuyên gia người Nhật Bản vì thế đã quyết định tìm hiểu xem lý do và cơ chế đằng sau hệ thống xã hội ấy là gì.
Có điều, những gì họ tìm ra thực sự cũng kinh dị hơn tưởng tượng. Và sự kinh dị ấy đến từ cách chuột chúa đẻ con. Mỗi lần sinh nở, chuột chúa lại... nhét phân của chính mình vào mồm lũ con.
Thử nghĩ xem có kinh dị không, khi thứ đầu tiên bạn được ăn khi ra đời lại là cục phân của mẹ? Vậy mà lũ chuột quái đản này lại làm như vậy. Tất nhiên là có lý do cho chuyện đó.
Thứ đầu tiên chúng ăn khi ra đời chính là... cục phân của mẹ
Theo các chuyên gia, những cục phân ấy có chứa rất nhiều hormone của chuột chúa. Khi cho chuột con ăn, nó giống như một hiệu lệnh phát ra cho chuột thợ để chúng chăm sóc bọn trẻ, dù đó không phải là con của mình.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã phải theo dõi lũ chuột trong một thời gian dài. Họ nhận ra rằng lũ chuột cấp dưới có các hành vi chăm sóc chuột con sau khi sinh nhiều hơn cả lúc chăm chuột chúa đang mang thai. Điều này khiến họ nghi ngờ rằng estradiol - hormone quan trọng của chuột chúa - đã được chuyển sang con, dù không chứng thực được.
Sau đó, họ theo dõi 2 nhóm chuột khác nhau. Trong vòng 9 ngày, một nhóm được ăn phân của chuột chúa mới sinh nở, nhóm còn lại ăn của chuột chưa sinh sản. Kết quả, nhóm đầu tiên có sự gia tăng về estradiol. Đồng thời, lũ chuột thợ cũng có phản ứng nhanh hơn với tiếng kêu của chuột sơ sinh ở nhóm đầu tiên.
"Chúng tôi đặt giả thuyết rằng lượng estradiol trong cá thể non tăng lên thông qua việc... ăn phân. Điều đó giúp chuột thợ phản ứng nhanh hơn khi chuột non kêu lên." - trích trong nghiên cứu.
Trên thực tế, việc nuôi con bằng phân cũng không quá hiếm trong thế giới động vật, nổi bật nhất là ở chó, voi và tinh tinh. Các con non sẽ ăn phân của mẹ nhằm bổ sung một số vi khuẩn đường ruột cần thiết cho sinh tồn.
Nhưng nhìn chung, loài chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) vẫn rất đặc biệt. Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong 2 loài thú có phân cấp xã hội rõ ràng nhất, sống theo thuộc địa giống như loài kiến.
Không rõ vì sao chúng sống được như vậy, nhưng các giả thuyết chỉ ra rằng có thể nguyên nhân đến từ những biến đổi quá kinh khủng từ môi trường ở thời điểm chúng sinh ra.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS.
Theo helino
Mắc ung thư, bác sĩ nói sống được 10 phút, giờ đã 10 năm John nhớ lại: "Vào lúc 2 giờ sáng, bác sĩ nói rằng cuộc sống của Ted chỉ là 10 phút cuối cùng, bảo chúng tôi hôn lên trán Ted thay cho lời chia tay cuối cùng." Theo tờ Mirror vào ngày 6 tháng 9 cho biết, cậu bé Ted Drummond năm nay đã 10 tuổi đến từ Essex, Anh. Trước đây, Ted được...