Kính AR của Magic Leap: “Không có tí magic nào”
Nhà khoa học Arthur C. Clarke đã từng nói rằng: “Bất kỳ công nghệ mới đủ tiên tiến đều không thể phân biệt được với phép thuật”. Ý nói rằng công nghệ có thể biến những thứ không tưởng trở thành hiện thực, công nghệ có thể bị nhầm lẫn như là phép màu trong truyện cổ tích.
Magic Leap là một trong số những startup công nghệ muốn biến những thứ không tưởng trở thành hiện thực. Trong nhiều năm, nhà sáng lập và CEO Rony Abovitz đã hứa với cả thế giới về một phép màu hiện thực. Và cả thế giới thực sự phấn khích khi Magic Leap công bố đoạn video ngắn giới thiệu công nghệ của mình vào năm 2015.
Đó là đoạn video giới thiệu một công nghệ giống thực tế tăng cường, khi mà chúng ta có thể nhìn thấy những màn hình kỹ thuật số hiển thị ngay trước mắt và ngay trong thế giới thực. Chúng ta có thể lướt web, duyệt email theo một cách chưa từng thấy trước đây. Bên cạnh đó là một tựa game bắn súng vô cùng hấp dẫn.
Sau 6 năm, cuối cùng thì Magic Leap cũng chính thức ra mắt thiết bị của mình. Đó là một chiếc kính thực tế tăng cường, có tên Magic Leap One và giá bán lên tới 2.295 USD. Mặc dù đây chỉ là phiên bản Creator Edition dành cho các nhà phát triển, nhưng cũng không khác nhiều so với phiên bản thương mại, ngoại trừ việc có khá ít ứng dụng.
Trong khi đó, HoloLens của Microsoft có một nền tảng tốt, nhiều ứng dụng từ nghiên cứu cho đến thiết kế và sáng tạo, thậm chí là chơi game. Thế nhưng HoloLens vẫn chưa phải là một thiết bị có thể sử dụng rộng rãi.
Đánh giá đầu tiên của những người được trải nghiệm chiếc kính này và công nghệ thực tế tăng cường của Magic Leap, đó là họ cảm thấy mình bị lừa. Trải nghiệm thực tế hoàn toàn khác với những gì Magic Leap đã thể hiện trong đoạn video giới thiệu năm 2015.
Video đang HOT
Đây là những gì Magic Leap hứa hẹn sẽ mang đến.
Bạn sẽ không thể nhìn thấy các màn hình kỹ thuật số hiển thị xung quanh mình, bởi khu vực hiển thị của Magic Leap One khá hạn chế. FOV của chiếc kính này có chiều ngang 40 độ và chiều dọc 30 độ, lớn hơn một chút so với HoloLens của Microsoft.
Hay nói một cách khác, bạn sẽ chỉ nhìn được một khu vực hiển thị rất hẹp. Nó sẽ không giống với những gì chúng ta tưởng tượng, như trong các bộ phim viễn tưởng, một thế giới thực tế hỗn hợp hiển thị xung quanh người sử dụng.
Theo đánh giá của trang công nghệ The Verge: “Magic Leap One không phải một bước tiến thực sự của công nghệ thực tế tăng cường hiện tại, hay một thiết bị có thể là thỏa mãn người dùng”.
Wired cũng có đánh giá tương tự: “Những trải nghiệm mà chiếc kính này đem đến hoàn toàn giống với các thiết bị AR khác. Magic Leap có làm tốt hơn các đối thủ? Chúng tôi không nghĩ vậy”.
Đây là các ứng dụng thực tế của Magic Leap.
Khoảng cách giữa những gì Magic Leap hứa hẹn và những gì startup này mang đến ngày hôm nay là quá lớn. Nó khiến tất cả những người hâm mộ thất vọng, không có chút phép màu nào ở đây, một hiện thực đơn thuần.
Một nhược điểm lớn nữa của chiếc kính AR này, đó chính là thiếu rất nhiều ứng dụng hấp dẫn. Trong 6 năm phát triển và tiêu tốn hàng tỷ USD tiền đầu tư, Magic Leap mới chỉ phát triển được một thiết bị phần cứng mà chưa thực sự tập trung vào phần mềm. Thậm chí phiên bản Magic Leap One Creator Edition mới ra mắt là để thu hút các nhà phát triển của bên thứ 3.
Tựa game thực tế tăng cường của Magic Leap.
Còn đây là game trên HoloLens.
Trong khi đó, HoloLens của Microsoft có một nền tảng tốt, nhiều ứng dụng từ nghiên cứu cho đến thiết kế và sáng tạo, thậm chí là chơi game. Thế nhưng HoloLens vẫn chưa phải là một thiết bị có thể sử dụng rộng rãi.
Ý tưởng của các thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường là rất tuyệt vời. Nhưng công nghệ hiện tại vẫn chưa thể biến những ý tưởng đó trở thành một phép màu thực sự. Ngay cả CEO Rony Abovitz cũng thừa nhận việc thổi phồng công nghệ của Magic Leap, và đoạn video giới thiệu trước đây không phải là những gì chúng ta có thể thấy trong thực tế.
Bí ẩn của Magic Leap đã được giải mã, không có bất kỳ phép màu kỳ diệu nào ở đây cả. Chiếc kính AR của Magic Leap cũng chỉ giống với những chiếc kính AR khác, thậm chí là còn kém xa HoloLens của Microsoft. Và với mức giá lên đến 2.295 USD, Magic Leap có lẽ thực sự cần một phép màu để bán được những chiếc kính này.
Tham khảo: motherboard
Kính thông minh Apple Glasses ra mắt sẽ "đắt hàng" hơn iPhone
Vào năm ngoái, chuyên gia phân tích Gene Munster, cho hay kính AR của Apple sẽ được ra mắt vào năm 2020 và sẽ phát triển mạnh hơn iPhone.
Mới đây, Gene Munster lại đưa ra kỳ vọng kính thực tế tăng cường AR (Augmented Reality) của "Nhà Táo" sẽ được ra mắt muộn hơn một năm so với dự kiến ban đầu. Trong một báo cáo mới nhất được đăng trực tuyến, Munster cho hay Apple Glasses sẽ được phát hành vào năm 2021.
Nhà phân tích Munster đã đưa ra lời khẳng định này sau khi gặp gỡ với các chuyên gia AR. Theo ông, một sản phẩm như Apple Glasses cần chờ thêm một vài năm nữa mới có thể "trình làng". Điều này về cơ bản đã tái xác nhận những gì Giám đốc điều hành Apple - Tim Cook nhận định vào tháng 10 năm ngoái: công nghệ kính AR vẫn chưa được phát triển.
Kính thực tế ảo AR của Apple sẽ được ra mắt vào cuối năm 2021.
Ông Munster cũng cho hay, nhiều khả năng Apple sẽ ra mắt tai nghe AR vào tháng 12 năm 2021 thay vì thời gian dự kiến trước dó là tháng 9 năm 2020. Vị chuyên gia phân tích này dự đoán Apple sẽ chỉ bán được 10 triệu chiếc trong năm đầu tiên, tương đương với số lượng Đồng hồ thông minh Apple Watch mà công ty đã bán ra trong năm đầu tiên "trình làng".
Với mức giá bán trung bình khoảng 1.300 USD (khoảng 19,6 triệu đồng), giám đốc điều hành của Venture Capital cho rằng Apple sẽ có thể thu về 13 tỷ USD từ kính AR trong suốt 12 tháng đầu tiên. Con số này sẽ chiếm 3% doanh thu tài chính năm 2022 của Apple. Thậm chí, ông còn cho biết các sản phẩm như Apple Watch, tai nghe không dây AirPods và Apple Glasses sẽ mang về cho "Táo Khuyết" 71 tỷ USD doanh thu trong năm 2023, tăng từ 12 tỷ USD trong năm nay.
Gene Munster nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng AR là có thật và Apple sẽ là một người hưởng lợi từ chúng. Chúng tôi dự đoán công nghệ AR của Apple sẽ tung ra theo ba giai đoạn: Thứ nhất, 2- 3 iPhone mới sẽ cùng với iPhone X sử dụng công nghệ quang học tiên tiến cho AR (VCSEL). Thứ hai, các ứng dụng AR được xây dựng bằng ARKit sẽ dần dần trở thành "cơn sốt" tiếp theo cho các nhà phát triển, dẫn đầu bởi trò chơi, thương mại điện tử và giáo dục. Cuối cùng, Apple sẽ phát hành Apple Glass vào cuối năm 2021."
Bên cạnh đó, báo cáo của Munster cũng đề cập thêm rằng những lo ngại về sự riêng tư sẽ kìm hãm doanh số bán kính AR lúc ban đầu. Sự thất bại của Google Glass trong năm 2014 - 2015 trước đó là bằng chứng cho thấy cả thế giới vẫn chưa sẵn sàng đeo camera. Tuy nhiên, ngay sau đó, người ta sẽ nhận ra được sự tiện lợi của sản phẩm này và trong tương lai, Apple sẽ bán chúng để phục vụ cho nhu cầu của người dùng.
Theo Danviet.vn
Apple gặp gỡ đối tác sản xuất kính AR tại CES 2018 Tại triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), đại diện Apple đã liên tục gặp gỡ với các nhà cung cấp linh kiện được sử dụng trong các kính thực tế tăng cường (AR) hiện nay. Những thiết bị cao cấp như iPhone X đã tích hợp những tính năng AR đầu tiên. ẢNH: REUTERS Theo Apple...