Kim tự tháp được phát hiện ở Trung Quốc gây kinh ngạc cả thế giới: Được dùng để làm gì?
Kim tự tháp mới được phát hiện đặc biệt hơn vì nó gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng của Trung Quốc.
“Thương hiệu” kim tự tháp đã được gắn với Ai Cập trong suy nghĩ của nhiều người. Trên thực tế, có những kim tự tháp hay tàn tích kim tự tháp ở nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ, kim tự tháp Chichen Itza ở Mexico là di tích của văn hóa Maya; kim tự tháp Setius ở Ý và kim tự tháp Kohl ở Campuchia nằm sâu trong rừng rậm.
Đây chỉ là một phần nhỏ của các kim tự tháp trên thế giới. Ngoài ra ở Trung Quốc, các kim tự tháp cũng được tìm thấy tại Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn.
Văn hóa Hồng Sơn có nguồn gốc từ Nội Mông, là một trong những “cái nôi” của nền văn minh Trung Quốc cách đây khoảng 6000 năm. Nó được phát hiện vào năm 1921. Nền văn hóa Hồng Sơn ngoài trình độ thủ công điêu khắc ngọc bích phát triển.
Mới đây, tại Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn người ta phát hiện một công trình kim tự tháp kỳ lạ, khiến giới khảo cổ học quốc tế ngạc nhiên. Tại sao kim tự tháp lại có mặt ở Trung Quốc?
Bề ngoài, nó là một ngọn núi đất, nhưng sau khi khai quật người ta phát hiện ra đây là công trình do con người xây dựng. Nếu chỉ tính riêng phần trên mặt đất, đường kính của nó ước tính gần 40 mét và chiều cao là 16 mét. Núi đất này được bao bọc bởi hai vòng đá tảng, đường kính của vòng đá bên ngoài khoảng 100 mét, đường kính của vòng tròn đá bên trong là 60 mét.
Phía trên của công trình là một đỉnh hình nón, bao gồm 3 vòng tròn đá, khoảng cách giữa mỗi vòng tròn là 10 mét và chiều cao của các viên đá là 1 mét. Trên đỉnh núi đất, giữa các vòng đá, có hơn 30 ụ đá xếp chồng lên nhau. Về bố cục và hình dáng, nó rất giống các kim tự tháp của Ai Cập, nên còn được gọi là kim tự tháp của Trung Quốc.
Video đang HOT
Di tích kim tự tháp được tìm thấy ở Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn. Ảnh: Sohu
Các kim tự tháp của Ai Cập là lăng mộ của các Pharaoh.
Vậy chính xác thì các kim tự tháp ở Trung Quốc được sử dụng để làm gì? Có quan điểm cho rằng đây là địa điểm luyện đồng. Lý do rất đơn giản, khi mới phát hiện, trên đỉnh núi người ta đã tìm thấy 1.500 chiếc ấm chén bằng đồng đỏ.
Để bảo vệ lò luyện đồng, người ta đã chôn tất cả đồ dùng và dùng đất lấp kín. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng nếu đơn thuần chỉ là để luyện đồng thì không cần tốn nhiều công sức để tạo ra một công trình lớn như vậy. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng nó phải có những công dụng khác.
Có người cho rằng đây là cổ mộ của hoàng gia, nhưng quy mô lăng mộ sẽ không nhỏ như vậy, đồng thời cũng không có ai luyện đồng trên mộ. Một số khác nhận định đó là bàn thờ cúng trời đất. Sau đó, chuyên gia cuối cùng đã tìm ra manh mối.
Cách đó 1 km, có một đền thờ với bức tượng nữ thần có kích thước như người thật. Dựa vào những đặc điểm của tượng và những ghi chép trong sách, mọi người tin rằng đây chính là Nữ Oa trong truyền thuyết.
Nói cách khác, đây là nơi thờ Nữ Oa tại Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn. Những chiếc chén nung đồng có nét tương đồng với truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời trong truyện cổ tích.
Công nhân nổ ngọn núi để làm đường bỗng phát hiện huyệt mộ 15m, tức tốc báo chuyên gia: Bí mật ngàn năm hé lộ
Trong quá trình xây dựng đường sắt ở Giang Tô, công nhân đã vô tình phát hiện mộ cổ trong núi. Chủ nhân là ai?
Trong những năm 1990, Trung Quốc tiến hành kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt với quy mô lớn trên toàn quốc. Tuyến đường sắt Kinh Cửu chạy dọc Bắc Nam nối Bắc Kinh với các tỉnh phía Đông của Trung Quốc cũng được hoàn thành trong thời kỳ đó.
Khi tuyến đường sắt được xây đến vị trí huyện Cát Thủy, tỉnh Giang Tô, một vấn đề bất ngờ xảy ra. Đất ở những ngọn núi gần đó rất cứng, công nhân không thể nào đào nổi, chỉ còn cách là dùng thuốc nổ làm cho đất đá tơi ra.
Tuy nhiên, sau khi cho nổ khu vực đó xong, bên trong ngọn núi lại không phải là đất đá, mà là những hòn gạch xanh cứ thế rơi ra.
Những người công nhân thấy có điểm dị thường, ngay lập tức đi báo với cơ quan quản lý văn hóa.
Theo các chuyên gia dự đoán, bên trong có một ngôi mộ cao khoảng 1,45m sắp bị sập, hơn nữa ngôi mộ này rất có khả năng là mộ chỉ có một phòng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là khi càng đi sâu vào trong mộ, lại không thấy tìm mãi không thấy điểm cuối, hang trong mộ vừa tối vừa hẹp, trên mặt đất bày đầy những đồ tùy táng.
Các chuyên gia ước tính, ngôi mộ này dài khoảng 15m, diện tích bên trong đạt tới hơn 200 m2. Đỉnh mộ có kết cấu rỗng kiểu kim tự tháp. Đây là lần đầu tiên có ngôi mộ to như vậy xuất hiện, cho nên truyền thông lúc bấy giờ gọi đây là "Giang Nam đệ nhất mộ".
Cánh cửa của ngôi mộ đã bị hư hại nặng, hơn nữa lớp đất đá bên trên ngôi mộ này được cho là đã bị vùi bởi những tên trộm mộ, điều này làm cho các chuyên gia cảm thấy vô cùng đau lòng.
Dù ngôi mộ đã từng bị trộm, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng chủ ngôi mộ là người có thân phận vô cùng cao quý, bằng chứng là ngôi mộ được xây dựng từ 9 tầng gạch xanh, bên cạnh đó vẫn còn vô số đồ gốm, tiền cổ, đồ đồng được làm một cách tỉ mỉ công phu.
Điểm đáng chú ý nhất là tượng chim chu tước bằng đồng. Ở thời kỳ cổ xưa, khi mà xã hội có sự phân tầng nghiêm ngặt, việc chôn theo đồ tùy táng là các loại linh vật rất được chú trọng.
Các chuyên gia hết sức tò mò về thân phận của vị chủ mộ này. Qua thời gian khảo sát nghiên cứu kỹ lưỡng, cuối cùng họ cũng đã tìm được chủ nhân của ngôi mộ, một vị danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc - Đàm Thiệu.
Là một vị tướng của nhà Ngô - đại đội trưởng đội kỵ binh - đảm nhận trọng trách bảo vệ cung, Đàm Thiệu thậm chí còn đóng vai trò mấu chốt trong giai đoạn cuối của thời kỳ nhà Ngô sau khi Tôn Quyền mất. Bên cạnh đó thân phận vô cùng đặc biệt của ông cũng là điều đáng chú ý, ông chính là anh vợ của Tôn Quyền.
Ngôi mộ cổ vô tình được cậu bé chăn cừu phát hiện, chuyên gia hào hứng khai quật nhưng không tìm thấy gì: Hóa ra lý do là đây! Vào năm 1953, ngôi mộ cổ được cậu bé tìm thấy trong một cái hang ở địa phận thuộc tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc. Lối vào bên trong lăng mộ của hoàng đế Nam Đường. (Ảnh: Kknews). Bị sự tò mò kích thích, cậu bé chui vào ngôi mộ cổ và nhìn thấy bên trong có vô số di vật. Cậu bèn nhặt...