Kim tự tháp Ai Cập là ’siêu phẩm’ của người ngoài hành tinh? Thuyết âm mưu đưa bằng chứng
Cho đến nay, các công trình kiến trúc của người Ai Cập cổ đại vẫn khiến sử gia kinh ngạc tột độ.
Những công trình kiến trúc và kỹ thuật xây dựng bậc thầy của người Ai Cập cổ đại đến nay vẫn khiến giới sử gia kinh ngạc tột độ. Từ Đại kim tự tháp Giza cao chót vót đến các tuyệt tác điêu khắc mang đậm tính biểu tượng của Nhân sư và các vị thần, người Ai Cập cổ đã chứng minh cho thế giới thấy rằng họ là những bậc thầy về nghệ thuật thủ công.
Nền văn minh Ai Cập cổ đại bắt nguồn khoảng năm 3500 Trước Công nguyên, về sau bị Alexander Đại đế chinh phục vào năm 332 Trước Công nguyên.
Ở thời kỳ thịnh trị trong hàng thiên niên kỷ, nhờ dòng sông Nile bồi đắp và khả năng thích ứng cao để sản xuất nông nghiệp, người Ai Cập đã xây dựng một nền văn minh rực rỡ, tạo được những bước tiến khổng lồ trong hầu hết mọi lĩnh vực từ văn hóa, khoa học, thiên văn học đến kiến trúc; có ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn minh Hy Lạp, La Mã và văn minh phương Tây hiện đại về sau.
Cho đến tận ngày nay, bí ẩn về kỹ thuật xây dựng hoàn hảo đến không một tì vết từ những công trình đỉnh cao mà người Ai Cập cổ đại thực hiện được vẫn là bài toán đầy hấp dẫn đối với giới khảo cổ, sử gia và khoa học.
Bất chấp mong muốn giải mã nền văn minh Ai Cập cổ đại, có một bí ẩn nằm ở trung tâm của sự thành thạo kiến trúc và kỹ thuật của họ – một bí ẩn với câu trả lời được chôn cùng với các vị pharaoh. Năng lực công nghệ đáng kinh ngạc của họ chỉ ra rằng người xưa đã biết một thứ mà chúng ta đã lãng quên.
Hãy xem đó là gì?
01.Step Pyramid
Khởi nguồn của những công trình kim tự tháp vĩ đại
Nhắc đến Ai Cập cổ đại, nhiều người nghĩ ngay đến những công trình bằng đá khổng lồ, thách thức không gian và thời gian ở chốn sa mạc nóng bỏng – Công trình đó mang tên Kim tự tháp.
Kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập được gọi là Kim tự tháp bậc thang. Nó được xây dựng để vinh danh vị Pharaoh Djoser, người trị vì trong triều đại thứ ba của Ai Cập cổ đại. Giống như hầu hết các kim tự tháp của Ai Cập, đây là lăng mộ đầu tiên và quan trọng nhất, được thiết kế để linh hồn bậc vua chúa Ai Cập cư ngụ ở thế giới bên kia.
“Các công trình kim tự tháp đứng sừng sững ở đó. Bất chấp sự lụi tàn của không gian và thời gian hàng nghìn năm qua, chúng vẫn vẹn nguyên. Chỉ khi tận mắt chứng kiến, bạn mới cảm nhận sự kỳ diệu trong nghệ thuật xây dựng đỉnh cao của người Ai Cập cổ đại.” – Kara Cooney, Giáo sư chuyên ngành Kiến trúc Ai Cập cổ đại thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ nhận định.
Các nhà sử học tin rằng Kim tự tháp bậc thang được thiết kế bởi một kiến trúc sư tên Imhotep, người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chữ viết Ai Cập hiện đại, và còn được tôn vinh là vị thánh bảo trợ của y học hiện đại.
Ban đầu, công trình này có hình dáng giống loại lăng mộ cổ Mastaba hình chóp cụt. Theo thời gian, Imhotep cho xây dựng tiếp theo hình dáng kim tự tháp bậc thang, với 328.475 mét khối đá và đất sét. Bên dưới kim tự tháp là 5.600 mét đường hầm bí ẩn. Bên trong công trình là vô số phòng, điện thờ cùng một cung điện dưới lòng đất.
Các nhà khảo cổ cho rằng, thiết kế này nhằm phục vụ cho Pharaoh Djoser tiếp tục cuộc sống vương giả ở thế giới bên kia.
Công trình Kim tự tháp bậc thang hoàn tất cũng là lúc hàng loạt các công trình đỉnh cao khác ra đời. Trong triều đại thứ tư của Ai Cập (2680-2560 Trước Công nguyên), hình dạng kim tự tháp mặt phẳng quen thuộc hơn đã được phát triển. Đó là lý do dẫn đến việc xây dựng kim tự tháp vĩ đại nhất của người Ai Cập cổ ra đời.
02.Đại kim tự tháp Giza
Vua của các công trình Ai Cập cổ
Ở trung tâm thành phố El Giza là Khu phức hợp Kim tự tháp Giza, còn được gọi là Thành phố cổ. Công trình kiến trúc kỳ diệu này chứa ba kim tự tháp: Kim tự tháp Khafre, Kim tự tháp Menkaure, và tất nhiên, Kim tự tháp Giza vĩ đại.
Mặc dù mỗi kim tự tháp được tạo ra cho một pharaoh khác nhau, nhưng nhiều nhà sử học tin chắc rằng khu phức hợp mang tính gắn kết này là chủ ý của người Ai Cập, vì sự sắp xếp của các cấu trúc này trùng hợp với đặc điểm của 3 ngôi sao thuộc chòm sao Orion.
Kim tự tháp Menkaure là nhỏ nhất và mới nhất trong ba kim tự tháp. Được xây dựng khoảng năm 2490 Trước Công nguyên, Menkaure cao 61,1 mét và rộng 108,5 mét, và đặc điểm chính của nó là ngôi đền chôn cất phức tạp.
Video đang HOT
Kim tự tháp Khafre là kim tự tháp lớn thứ hai ở Ai Cập cổ đại, cao khoảng 136,4 mét và rộng 215,5 mét. Được xây dựng khoảng năm 2540 Trước Công nguyên, nó chứa một mạng lưới các phòng tang lễ và được tạo thành từ các khối nặng hai tấn mỗi khối.
Cuối cùng là Đại kim tự tháp Giza – tuyệt tác xây dựng được mệnh danh là ‘vua của các công trình Ai Cập cổ đại’.
Giới sử gia tin rằng, Giza được dựng lên dưới sự giám sát của Pharaoh Khufu (Cheops) để trở thành nơi nhà vua hoàn thành sứ mệnh trở thành một vị thần ở thế giới bên kia.
Ngày nay, Đại kim tự tháp Giza là một cấu trúc gây kinh ngạc cho bất cứ ai, kể cả khi người đó không biết gì về những bí ẩn của nó. Cao 146,7 mét và trải rộng 234,4 mét, Giza mang đến cảm giác sừng sững và hiện hữu ở mọi nơi.
Người Ai Cập cổ lắp ráp nó từ 2,5 triệu khối đá, một số trong đó được lấy từ nơi cách công trình chính hơn 800km! Kỳ lạ thay, công trình này chỉ mất 20 năm để hoàn thành.
Bất cứ ai thiết kế và xây dựng các kim tự tháp đều có kiến thức và kỹ năng kiến trúc vô cùng chi tiết. Khi hoàn thành, kim tự tháp cao chót vót trong trung tâm thành phố El Giza và các góc của nó thẳng hàng gần như chính xác với các điểm của một la bàn.
Người Ai Cập nổi tiếng về khả năng định hướng các cấu trúc về phía bắc khá chính xác, họ có thể quan sát các ngôi sao như Bắc Đẩu để định phương hướng và Kim tự tháp Giza vĩ đại cũng không ngoại lệ.
03.Kim tự tháp được tạo ra như thế nào
Dây thừng, Kênh đào và… Người ngoài hành tinh?
Nguồn gốc và thành phần của Đại kim tự tháp Giza, kỳ quan thế giới lâu đời nhất của chúng ta đã khiến các học giả bối rối từ lâu. Làm cách nào mà những kiến trúc sư thời xưa thiết kế và xây dựng được một kiệt tác đòi hỏi kỹ thuật không tưởng đến vậy ở thời đó?
Rất nhiều nghiên cứu, phân tích được chuyên gia quốc tế thực hiện nhằm đưa ra một số giải thích xoay quanh công trình Giza vĩ đại.
Trong khi một số người tin rằng các công nhân xây dựng có thể đã sử dụng các đường dốc lớn để vận chuyển đá, thì lý thuyết này phần lớn không được chứng minh, vì có rất ít bằng chứng khảo cổ học chứng minh cho nhận định này.
Đương nhiên, những lời giải thích của các chuyên gia thời hiện đại rất phong phú, với những lý thuyết cực đoan nhất cho rằng người ngoài hành tinh đã xây dựng kim tự tháp cho người Ai Cập!
Thực tế, sức người thường rất khó để xây dựng các công trình khổng lồ bằng đá vĩ đại này, thậm chí, có rất ít bằng chứng lịch sử về cách chúng ta đã xây dựng được chúng. Vì quá khổng lồ, quá hoàn hảo mà nhiều người tin rằng kim tự tháp là tác phẩm của người ngoài hành tinh. Và rằng họ đã đến Trái Đất, giúp người cổ đại phát triển rực rỡ các nền văn minh.
Lập luận của những người tin vào sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh là gì?
Thứ nhất, để thiết kể các kim tự tháp, người ta cần có cái nhìn bao quát từ trên cao, ví dụ một chiếc đĩa bay.
Thứ hai, nhiều người tin rằng để tạo ra một công trình khổng lồ chuẩn Tỷ lệ vàng (tỷ lệ tương quan giữa toán học và nghệ thuật), người Ai Cập cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Lý thuyết người ngoài hành tinh đã tồn tại đến ngày nay. Năm 2001, nhà khoa học người Nga, Tiến sĩ Viktor Ivanovich tuyên bố rằng KGB đã tìm thấy hài cốt ngoài hành tinh cổ đại bên trong Đại kim tự tháp Giza.
Mạng lưới trục, hành lang và các mật thất bên trong Đại kim tự tháp Giza cũng là một vấn đề đáng bàn. Bởi chúng phức tạp và kỳ diệu đến độ sẽ chẳng hề khó hiểu khi nhiều người tin rằng, có một loại trí tuệ thần thông hay siêu trí thông minh nào đó đứng sau gây dựng nên.
Song song với lý thuyết về người ngoài hành tinh, nhiều học giả vẫn ủng hộ quan điểm rằng kim tự tháp là công trình của người Ai Cập cổ đại.
- Thợ thủ công Ai Cập lành nghề, sống gần các công trình đã xây dựng nên kim tự tháp.
- Những tảng đá nặng hàng tấn được khai thác từ các mỏ đá gần đó, rồi được nhân công đặt vào vị trí công trình bằng một hệ thống ròng rọc thô sơ. Có người cũng cho rằng, các tảng đá xây dựng được vận chuyển dọc theo dòng sông Nile trên thuyền/bè thông qua hệ thống kênh đào
Mặc dù việc xây dựng kim tự tháp có vẻ kỳ diệu, nhưng chúng chắc chắn được tạo ra bởi bàn tay con người, các học giả tin tưởng.
Các kim tự tháp là biểu tượng vật lý của trí tuệ cổ đại. Được làm bằng đá vôi vàng lấp lánh, và bằng một cách nào đó, nhiệt độ bên trong luôn được giữ mát ở mức 20 độ C, bất chấp bên ngoài là nắng nóng, sa mạc.
Có lẽ phải mất 2000 năm nữa, các nhà sử học mới có thể nhận định về nền văn minh Ai Cập cổ từng có sự giúp đỡ của người ngoài Trái Đất chăng.
04.Nhân sư
Tinh hoa của nghệ thuật và khoa học Ai Cập cổ
Là bậc thầy trong sử dụng các khối đá – điều này có thể thấy từ công trình kim tự tháp, người Ai Cập cổ đại tiếp tục gây kinh ngạc với sử gia bởi khả năng ‘nghệ sĩ’ của mình trong việc tái tạo các hình ảnh của thần thoại, vua chúa và các vị thần.
Trong tất cả các tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của họ, nổi tiếng nhất phải kể đến Nhân sư.
Tượng Nhân sư lớn ở Giza là một trong những cấu trúc cổ xưa lớn nhất và bí ẩn nhất trên thế giới. Với chiều dài 73 mét và rộng 66 mét, bức tượng được làm bằng đá vôi, mô phỏng hình một con Nhân sư (một sinh vật truyền thuyết với thân sư tử và đầu người) trong tư thế phủ phục, trên cao nguyên Giza.
Đối với người Ai Cập, sư tử vốn là một biểu tượng truyền thống gắn liền với Mặt Trời, cộng với việc hướng nhìn của Nhân sư là phía Đông, nên học giả tin rằng, tượng Nhân sư lớn ở Giza là một công trình để thờ thần Mặt Trời.
Không ai biết chắc chắn người nào đã tạo ra sinh vật lai vĩ đại này, nhưng các nhà sử học nghi ngờ rằng nó được dựng lên để vinh danh Pharaoh Khafre – con trai của Khufu (người cho xây dựng Đại kim tự tháp Giza).
Không giống như việc xây kim tự tháp, Nhân sư được khắc từ một khối đá vôi nguyên khối, duy nhất. Bản thân điều này cũng khiến Nhân sư là công trình tuyệt tác, kỳ diệu.
Hàng nghìn năm đã trôi qua, Nhân sư vĩ đại vẫn sừng sững giữa cao nguyên Giza, bất chấp sự phong hóa và bào mòn của không gian, thời gian. Thậm chí, nó đã từng bị chôn vùi gần như hoàn toàn dưới cát cho đến khi được khám phá năm 1930.
Nhiều năm trôi qua, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hàng ngàn bức tượng Nhân sư kích thước khác nhau tại Ai Cập.
Các bức tượng Nhân sư thường được đặt trước các kim tự tháp, vì người ta tin rằng những sinh vật này sẽ bảo vệ linh hồn của người đã khuất.
05.Từ phép đo đến chữ tượng hình
Những phát minh đỉnh cao của người Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại đã mang đến cho nhân loại những phát minh đỉnh cao, tồn tại đến tận ngày nay: Chữ viết hiện đại, mực, bồ hóng và sáp ong. Họ đã sử dụng mực để viết lên tờ giấy đầu tiên, giấy cói, được chế tác từ cây cói Cyperus.
Nhờ họ, chúng ta có được hệ thống chữ phức tạp sử dụng khoảng 1.000 ký tự. Các chữ tượng hình cuối cùng phát triển thành bảng chữ cái Phoenician, hệ thống chữ cái cổ nhất được ghi nhận.
Người Ai Cập cổ cũng có những bước tiến trong nông nghiệp, phát minh ra các công cụ cắt tiên tiến và tiên phong trong các công nghệ đầu tiên như lưỡi cày và liềm năm 4000 Trước Công nguyên.
Có thể cho rằng, người Ai Cập cổ đại đã tạo tiền đề cho nền văn minh siêu tiên tiến mà chúng ta đang sống hiện nay, nơi chúng ta đo lường sự hùng vĩ của các nền văn minh bằng các tòa nhà cao nhất và những công nghệ tiên tiến nhất.
Tuy nhiên, không giống như chúng ta, người Ai Cập không nghĩ rằng họ đang xây dựng ‘di chúc cho người sống’. Công việc của họ luôn dành cho linh hồn của người chết, và nếu linh hồn của Pharaoh Ramses II vẫn còn trong lăng mộ khổng lồ của ông ở Thung lũng các vị vua, có lẽ vị pharaoh này không tin rằng di sản của nền văn minh hiện đại sẽ tồn tại lâu hơn sự tàn phá của thời gian.
Ngạn ngữ Ả Rập cổ đại đã nói: “Con người sợ thời gian. Thời gian lại sợ kim tự tháp”.
Bài viết sử dụng nguồn: MagellanTV – Ảnh: Internet
Theo Helino
Vì sao người Ai Cập cổ đại luôn có mái tóc thơm tho?
Các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc mũ hình nón của người Ai Cập cổ đại tại thành phố cổ Armarna. Theo các chuyên gia, chiếc mũ này được người Ai Cập sử dụng để làm thơm tóc và thanh lọc tâm hồn.
Nhiều tác phẩm của người Ai Cập cổ đại có mô tả những người đội mũ trùm đầu hình nón.
Theo đó, trong suốt nhiều năm, các chuyên gia tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của loại mũ này.
Mới đây, các nhà khảo cổ thông báo tìm thấy bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của loại mũ hình nón của người Ai Cập tại thành phố cổ Armarna, cách Cairo hơn 310 km về phía Nam.
Cụ thể, các chuyên gia tìm thấy chiếc mũ được làm từ sáp thực vật hoặc động vật. Họ nghi ngờ sáp ong chính là nguyên liệu tạo ra loại mũ này.
Do trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chiếc mũ không còn nguyên vẹn.
Nhờ công nghệ tiên tiến, các chuyên gia tái tạo hình dáng ban đầu của chiếc mũ hình nón của người Ai Cập thời cổ đại.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, người Ai Cập đội loại mũ hình nón này có thể có mái tóc thơm tho hoặc thanh lọc tâm hôn khi tham gia các nghi lễ linh thiêng.
Một giả thuyết khác cho rằng, những chiếc mũ hình nón được người Ai Cập cổ đại sử dụng tượng trưng cho khả năng sinh sản và sự tái sinh.
Đến nay, các chuyên gia chưa thể lý giải vì sao người Ai Cập thời cổ đại chôn cất người chết cùng với những chiếc mũ hình nón này.
Theo kienthuc.net.vn
Những người đàn ông Ấn Độ thân thiện này không ngờ là chiến binh chuyên lấy đầu người Những người già của bộ lạc Konyak thoạt nhìn trông khá thân thiện, tốt bụng nhưng những hình xăm trên mặt hé lộ một sự thật đen tối. Họ từng là những chiến binh săn đầu người với những dấu hiệu biểu tượng cho sự tàn sát. Chỉ những người già của bộ lạc Konyak mới có hình xăm trên cơ thể và...