Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Canada đạt kỷ lục
Sau 2 năm triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương Canada-Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm trước và 37% trong 2 năm khi hiệp định đi vào hiệu lực, bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19.
Hội thảo đánh giá 2 năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)- Hướng tới tương lai bền vững hậu COVID-19 – Ảnh: VGP
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo đánh giá 2 năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – Hướng tới tương lai bền vững hậu COVID-19 do Đại sứ quán Canada tại Hà Nội phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 23/3.
Bà Deborah Paul, Đại sứ Canada tại Việt Nam đánh giá, Hiệp định CPTPP đã cải thiện khả năng tiếp cận cho hoạt động thương mại và dịch vụ giữa Canada và Việt Nam, củng cố bộ quy tắc chung, giảm chi phí đối với thương mại và giúp cho hoạt động đầu tư dễ dự đoán hơn. Điều này giúp cải thiện lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm tại 2 thị trường Canada và Việt Nam.
Hiệp định CPTPP thiết lập khả năng tiếp cận miễn thuế cho thương mại hàng hóa giữa Canada và Việt Nam, đồng thời, làm cho những sản phẩm chất lượng cao của Canada có giá phải chăng hơn đối với người tiêu dùng tại Việt Nam.
“Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam là đích đến lớn thứ hai ở ASEAN trong năm 2020 đối với nông phẩm và hải sản xuất khẩu từ Canada”, Đại sứ Canada tại Việt Nam cho biết.
Những mặt hàng nông nghiệp và nông phẩm hàng đầu của Canada sang Việt Nam bao gồm: Ngũ cốc, hạt có dầu, cá và động vật giáp xác, trái cây, thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm tư sữa. Ở chiều ngược lại, những sản phẩm chủ lực của Việt Nam sang Canada gồm: Dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra con số: Năm 2019, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Canada đạt tốc độ tăng trưởng cao xấp xỉ 30%, gần gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng thương mại song phương trung bình giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP.
Năm 2020, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, tỉ lệ tăng trưởng thương mại giữa hai bên có chậm lại nhưng vẫn cao gần gấp đôi so với trung bình tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP cho hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam ghi nhận với Canada dù còn khiêm tốn nhưng vẫn vượt trội so với các đối tác còn lại trong CPTPP. Năm 2019, trong khi tỉ lệ tận dụng ưu đãi CPTPP chung của xuất khẩu, Việt Nam chỉ đạt 1,67%, tỉ lệ này với Canada vẫn đạt 8%.
“Kết quả này có được là nhờ những nỗ lực vượt bậc của Chính phủ và doanh nghiệp hai bên trong thiết lập cơ chế, khai phá thị trường trong kết nối hợp tác kinh doanh giữa hai bên trong suốt hai năm qua”, TS.Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.
Trước đó, ngày 21/1/2021, tại Hội thảo trực tuyến về “Phát triển quan hệ đối tác kinh doanh Việt Nam-Canada”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định, hiện nay Canada đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ và ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN.
Tuy nhiên, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa 2 nước lại mới chỉ chiếm khoảng 0,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada. Vì thế, với cơ cấu hàng hóa bổ sung cho nhau và các điều kiện sẵn có như hiện nay, dư địa cho phát triển thương mại của doanh nghiệp hai nước vẫn còn rất lớn.
“Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP năm 2019 đạt 197,4%, có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế. Với việc ký kết một loạt các FTA lớn, quan trọng gần đây như CPTPP, EVFTA và RCEP…, Việt Nam hy vọng là cầu nối kinh doanh hiệu quả của khu vực và thế giới, đặc biệt là trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương với Canada, trên nền tảng vững chắc là quan hệ Đối tác toàn diện và lần đầu tiên 2 nước có quan hệ FTA với nhau khi đều là thành viên của Hiệp định CPTPP”, Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ.
Video đang HOT
Đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu đối với cả những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định EVFTA, trong đó dự kiến bao gồm các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Do vậy, Bộ đề xuất ý kiến về việc sửa tên của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP theo một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Nghị định hướng dẫn thực thi điều ước quốc tế về đấu thầu.
Phương án 2: Nghị định hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Quy định về đấu thầu nội khối
Theo kết cấu của Dự thảo Nghị định, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định CPTPP , EVFTA và UKVFTA được chia thành 3 Phụ lục như sau:
Phụ lục I: gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của cả 3 Hiệp định. Đối với những gói thầu này, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu nội khối, cơ quan mua sắm cho phép nhà thầu đến từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP , các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (nhà thầu nội khối) tham dự thầu.
Phụ lục II: gói thầu chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP.
Phụ lục III: gói thầu chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định EVFTA và UKVFTA.
Để tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, Dự thảo Nghị định dự kiến quy định theo hướng:
Về tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp dịch vụ (dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn và dịch vụ xây dựng): Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục II, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự. Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục III, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự.
Về tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp hàng hóa: Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu.
Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục III, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu.
Tham gia Hiệp định CPTPP Bước 'xoay trục' của Anh Nói một cách hình tượng, có thể ví việc Vương quốc Anh hướng tới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như một bước thay đổi lớn về đường lối đối ngoại, một bước đi để phần nào xoa dịu nỗi đau từ cuộc "ly hôn" sóng gió với Liên minh châu Âu (Brexit). Bộ trưởng...