Kim Jong-un viếng cha
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm nay cùng các quan chức quân sự cấp cao đến viếng cha và ông nội, nhân một ngày kỷ niệm lớn.
Kim Jong-un và các quan chức quân sự đến viếng cha và ông nội hôm nay. Ảnh: Yonhap
KCNA đưa tin ông Kim đến viếng nơi an nghỉ của cha, cố chủ tịch Kim Jong-il, và ông nội, người sáng lập Triều Tiên, Kim Nhật Thành, tại Cung tưởng niệm Kumsusan ở Bình Nhưỡng.
Trong số những tướng lĩnh tháp tùng Kim có Choe Ryong-Hae, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội, và Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-Nam.
Nhà lãnh đạo trẻ bày tỏ lòng thành kính với hai bậc tiền bối nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày ông Kim Jong-il trở thành tổng tư lệnh quân đội Triều Tiên. Ông Kim chính thức nhậm chức vào 24/12/1991, và ngày này được xem là một ngày kỷ niệm quan trọng của chính quyền Triều Tiên.
Những hình ảnh trên truyền hình quốc gia cho thấy Kim Jong-un trong bộ trang phục tối màu quen thuộc, đứng trước những bức tượng trắng của cha và ông nội. Bên cạnh là các quan chức quân sự đang cúi đầu.
Bà Kim Kyong-hui, em gái của ông Kim Jong-il, cô ruột của Kim Jong-un không có mặt. Bà Kim chưa hề xuất hiện trước công chúng sau khi chồng bà, ông Jang Song-thaek, người từng là quan chức quyền lực số hai Triều Tiên, bị xử tử.
Tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên và phu nhân Ri Sol-ju cũng tham dự lễ tưởng niệm hai năm ngày mất của ông Kim Jong-il tại Cung tưởng niệm Kumsusan. Hàng chục nghìn binh sĩ đã thề sẽ trung thành với sự dẫn dắt của Kim Jong-un trong lễ míttính sau đó.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman hôm qua đã trở lại Trung Quốc sau chuyến thăm Triều Tiên và cho biết anh không gặp Kim Jong-un.
Trong chuyến thăm lần ba đến nước này, Rodman đã huấn luyện cho đội tuyển bóng rổ của Triều Tiên. Anh cũng chuẩn bị tổ chức một cuộc đấu giao hữu vào ngày 8/1 nhân sinh nhật của Kim, người mà anh gọi là “bạn suốt đời”.
“Tôi không lo lắng về điều đó. Tôi sẽ gặp lại ông ấy”, Rodman nói khi được hỏi về việc không gặp Kim. “Ông ấy là một người tuyệt vời. Chúng tôi sẽ lại chơi bóng rổ trong hai tuần tới”.
Anh Ngọc
Theo VNE
Dụng ý thanh trừng trước kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il
Triều Tiên vừa trải qua biến động chính trị lớn chỉ trước lễ kỷ niệm hai năm ngày mất cố lãnh đạo Kim Jong-il vài ngày.
Các binh sĩ ủng hộ và thề trung thành tuyệt đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Những dấu hiệu thay đổi quyền lực
Ngày 16/12/2013, Triều Tiên rầm rộ tổ chức cuộc mít tinh nhân kỷ niệm hai năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-il. Cuộc mít tinh diễn ra bên ngoài Cung tưởng niệm Kumsusan, nơi đặt thi hài hai cố lãnh đạo của nước này, một ngày trước ngày giỗ ông Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Hàng nghìn bình sỹ đã tập trung tại quảng trường này ở Bình Nhưỡng và thề bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un bằng mạng sống của mình. "Hãy trở thành những khẩu súng và những lá chắn để bảo vệ chỉ huy tối cao", các binh sĩ hô vang trong lễ tưởng niệm.
Trên chương trình tường thuật trực tiếp của Đài Trung ương Triều Tiên KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì sự kiện trong một hội trường lớn tại Bình Nhưỡng, với sự tham dự của hàng nghìn quan chức hàng đầu của quân đội, đảng và chính phủ.
Theo Arirang, vị trí chỗ ngồi mới cho thấy dấu hiệu chuyển dịch quyền lực ở Triều Tiên. Ông Kim ngồi chính giữa, còn bên trái ông là Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên. Bên phải Kim Jong-un là Kim Yong-nam, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên.
Bà Kim Kyong-hui, em gái của cố lãnh đạo Kim Jong-il và là vợ của ông Jang Song-thaek, không có mặt. Trước đó đã có thông tin, bà Kim vẫn có tên trong danh sách các thành viên của ủy ban tang lễ nhà nước, chịu trách nhiệm về lễ tang một quan chức cấp cao qua đời hôm 13/12.
So với vị trí lễ kỷ niệm này một năm trước, ông Choe Ryong-hae đã có một bước tiến sát hơn với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Những dấu hiệu thay đổi quyền lực này là minh chứng cho những biến cố chính trị vừa qua tại Triều Tiên.
Cũng sau những cuộc thanh trừng vừa qua, Kim Jong-un đã được xưng tụng với mỹ từ "lãnh tụ kính yêu", đã từng được nhân dân, quân đội Triều Tiên xưng tụng với cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Hàng nghìn người cùng cúi đầu trước hai bức tượng bằng đồng của cố chủ tịch khai quốc Kim Nhật Thành và cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Vì sao Kim Jong-un quyết thanh trừng trước giỗ cha?
Được biết, Jang Song-thaek đã từng là nhân vật quyền lực thứ hai Triều Tiên chỉ sau Kim Jong-un. Dưới thời đại Kim Jong-il, Jang Song-thaek được cho là cận thần thân tín nhất. Thời điểm ông Kim đột quỵ, Jang Song-thaek đã thay quyền lãnh đạo.
Tuy nhiên, quyền lực quá lớn khiến Jang Song-thaek khó lòng có thể kìm chế được tham vọng của mình. Theo tờ JoongAng Ilbo, Jang Song-thaek từng có âm mưu tiến hành cuộc đảo chính lật đổ cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il từ những năm 1990.
Một nguồn tin đã cho tờ báo biết thông tin trên dựa trên lời khai của một trong những người đào thoát cao cấp nhất là Hwang Jang-yop. Theo nguồn tin này, bản thân ông Hwang cũng là nằm trong âm mưu lật đổ và ám sát ông Kim Jong-il vào năm 1996 trước khi chạy sang Hàn Quốc vào năm 1997.
"Ông Hwang nói rằng Jang Song-thaek là một trong những người âm mưu lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Tuy nhiên, Cục Tình báo quốc gia giữ bí mật vì sự an toàn của ông Jang cho đến tận bây giờ" - nguồn tin cho biết.
Sau khi Kim Jong-il qua đời, người giúp Kim Jong-un chuyển giao quyền lực chính là Jang Song-thaek. Tuy nhiên, những cận thần đời trước của Kim Jong-in hoàn toàn hiểu con người của Jang thế nào. Và việc Kim Jong-un phải thanh trừng ông chú này là điều tất yếu.
Còn việc vì sao Kim Jong-un quyết định thanh trừng vào thời điểm này, nhiều người cho rằng, trước hết, nhà lãnh đạo trẻ tuổi cần một thời gian để củng cố quyền lực cho bản thân mình, mở đầu bằng một loạt cuộc thanh lọc nhỏ, cao trào là cuộc bãi nhiệm người mẹ kế của mình.
Thứ hai, trang báo mạng DailyNK của Hàn Quốc dẫn nguồn tin nội bộ Triều Tiên cho hay, quyết định cách chức ông Jang liên quan mật thiết đến những tranh cãi xoay quanh việc nước này có nên tiến hành cải cách nền kinh tế theo mô hình Trung Quốc hay không. Hành động này cho thấy Kim Jong-un đã có định hướng kinh tế riêng cho mình và không muốn Trung Quốc can thiệp quá sâu vào nội bộ nước này.
Thứ ba, chỉ vài ngày trước khi kỷ niệm hai năm ngày mất của cha mình, động thái quyết liệt này cho thấy nhà lãnh đạo trẻ muốn khẳng định mình đã sẵn sàng thay thế cha mình. Ông Kim Jong-un muốn nhấn mạnh rằng mọi hành động phản bội sẽ hoàn toàn bị trừng trị.
Theo Xahoi
Nhân vật số 2 Triều Tiên bị xử tử: Cuộc thanh trừng mới chỉ bắt đầu? Việc Triều Tiên bất ngờ xử tử ông Jang Song Thaek đã đặt dấu chấm hết một cách chóng vánh cho người được xem như nhân vật quyền lực số hai tại nước này. Dù vậy, rất có thể đây mới là phát pháo hiệu cho cuộc thanh trừng sâu rộng tại Triều Tiên. Trong một động thái bất ngờ đến choáng ngợp,...