Kim Jong-un nổi giận vì … dự báo thời tiết sai
Việc cơ quan dự báo thời tiết không ngừng dự báo sai khiến Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không thể im lặng thêm nữa.
Theo báo Rodong Sinmun của Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã thân chinh tới cơ quan khí tượng thủy văn nước này để chỉ trích về việc cơ quan này đưa ra “quá nhiều nhiều dự báo thiếu chính xác”.
Ông Kim Jong-un đang chỉ đạo các nhân viên cơ quan khí tượng thủy văn.
Như muốn thể hiện rõ hơn sự không hài lòng của nhà lãnh đạo trẻ, tờ báo của nhà nước Triều Tiên này còn đăng tải hình ảnh ông Kim Jong-un đỏ mặt giận dữ khi nói chuyện với nhân viên cơ quan khí tượng thủy văn đang khá run rẩy. Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh sự quan ngại về thời tiết liên quan tới những ảnh hưởng tiềm năng đối với nền kinh tế. Đổ lỗi cho những phương pháp khoa học và thiết bị lỗi thời, ông Kim đề cao sự cần thiết của các dự báo thời tiết chính xác nhằm bảo vệ đời sống và sự thịnh vượng của người dân trước các hiện tượng thời tiết bất thường, đồng thời bảo vệ kịp thời nền công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp khỏi các thảm họa tự nhiên.
Video đang HOT
Triều Tiên đang hứng chịu nạn hạn hán ngày càng trầm trọng. Hồi tháng 5, truyền thông nước này đưa tin cả nước đang trải qua mùa xuân tồi tệ nhất trong vòng hơn 30 năm qua, hủy hoại hàng ngàn héc ta vụ mùa ngũ cốc.
Theo VOV
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể sẽ đi thăm Triều Tiên
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới thăm Triều Tiên sau khi hai bên đạt được thỏa thuận về việc điều tra vụ bắt cóc các công dân nước này.
Tờ Channel News Asia hôm 3/6 cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới thăm Triều Tiên. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Nhật Bản công bố đạt được thỏa thuận mở lại cuộc điều tra các công dân nước này bị bắt cóc trong Chiến tranh Lạnh với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, một chuyến thăm như thế này có thể sẽ gây ra tranh cãi, đặc biệt là đối với Seoul và Washington, hai quốc gia đang nỗ lực cô lập Bình Nhưỡng hơn nữa để trừng phạt chương trình tên lửa và hạt nhân của quốc gia này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Tokyo và Bình Nhưỡng không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, một phần vì những bất đồng trong vấn đề Nhật Bản tố Triều Tiên bắt cóc công dân nước này trong những năm 1970 và 1980.
Nhưng trong một bước đột phá quan trọng hồi tuần trước, Tokyo cho biết sẽ mở lại các cuộc điều tra về số phận các công dân mất tích của mình và kêu gọi Bình Nhưỡng hỗ trợ quá trình này.
Đổi lại, Nhật Bản sẽ giảm bớt một số biện pháp trừng phạt đơn phương của mình chống lại Triều Tiên và xem xét tổ chức một chuyến thăm của ông Abe tới quốc gia này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói trong phiên họp với một ủy ban của Quốc hội.
Ông Kishida thúc giục chính phủ cần phải hành động nhanh chóng trong vấn đề này bởi các nạn nhân của vụ bắt cóc hiện đã cao tuổi.
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga cho biết hồi cuối tuần qua rằng chính phủ Tokyo sẽ cử đại diện tới Triều Tiên để giám sát cuộc điều tra.
Triều Tiên năm 2002 đã thừa nhận bắt cóc 13 người Nhật Bản như một phần của chương trình đào tạo gián điệp. Tuy nhiên, Tokyo tin rằng con số các nạn nhân này phải là hàng chục hoặc hàng trăm người.
Theo Giáo Dục
Nhật Triều nhất trí điều tra bắt cóc, bỏ cấm vận Nhật Bản cho biết nước này sẽ nới lỏng các lệnh cấm vận chống lại CNDCND Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng nhất trí điều tra lại vụ bắt cóc các công dân Nhật để đào tạo làm gián điệp. Theo hãng tin AP, diễn biến kể trên là một bước tiến đột phá trong các mối quan hệ sóng gió giữa hai...