Kim Jong Un lại trêu ngươi các cường quốc?
Một cơn địa chấn vừa xảy ra ở ngoài khơi bờ biển Triều Tiên ngày hôm qua (1/4). Thông tin này làm dấy lên mối quan ngại về việc Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un có thể đã thực hiện lời đe dọa tiến hành một vụ thử hạt nhân kiểu mới. Phải chăng, ông Kim Jong Un lại dùng hạt nhân để trêu ngươi các cường quốc?
Ảnh minh họa
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ (USGS), họ đã phát hiện một trận động đất khoảng 5 độ richter ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng hơn 100km lúc khoảng 3h48 theo giờ địa phương (tức khoảng 14hh48 chiều qua theo giờ Hà Nội).
Trận động đất diễn ra chỉ hai ngày sau khi Triều Tiên vừa gây sốc bằng lời đe dọa sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân theo hình thức mới. Cơn địa chấn cũng diễn ra một ngày sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc vừa nổ súng vào nhau ở gần biên giới biển tranh chấp, đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang nhanh chóng.
Độ mạnh của trận động đất ngày hôm qua tương tự như độ mạnh 5,1 độ richter của trận động đất được ghi nhận ở dãy núi Triều Tiên trong vụ thử hạt nhân hồi tháng 12 năm 2012 của nước này.
Tuy nhiên, vị trí của cơn địa chấn mới nhất ở độ sâu gần 17km dưới biển cho thấy, đây không phải là trận động đất do một vụ thử hạt nhân gây ra, tờ Daily Telegraph nhận định.
Video đang HOT
Sở dĩ một cơn địa chấn ở Triều Tiên có thể khiến các cường quốc giật mình lo lắng đến vậy là vì trước đó, cùng ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã thông báo một tin gây sốc, theo đó CHDCND Triều Tiên thực sự đã hoàn tất mọi bước chuẩn bị cần thiết cho một vụ thử hạt nhân mới.
Phát biểu tại một cuộc họp báo định kỳ hôm 1/4, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok cho hay, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng để tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4 và hoạt động này chỉ còn chờ lệnh từ giới lãnh đạo cấp cao.
Những ngày gần đây, sóng gió lại nổi lên trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật nhằm trả đũa cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. Những quả đạo pháo của Triều Tiên đã rơi vào vùng lãnh hải tranh chấp với Hàn Quốc, khiến lực lượng Hàn Quốc bắn đáp trả. Cuộc “đọ pháo” nóng bỏng đó đã khiến chảo lửa trên bán đảo Triều Tiên lại một lần nữa “bùng cháy”. Hai bên lại liên tiếp tung vào nhau những lời đe dọa, cảnh báo sắc lạnh.
Seoul vừa cho biết, nước này cũng đang điều tra một chiếc máy bay do thám không người lái rơi trên một trong những hòn đảo của họ. Hàn Quốc cho hay, họ đang tìm hiểu xem liệu đó có phải là máy bay của Triều Tiên hay không. Chiếc máy bay không người lái đã rơi xuống đảo Baengnyeong lúc khoảng 4h chiều ngày 31/3 khi Triều Tiên và Hàn Quốc còn đang nã hàng trăm quả đạn pháo vào nhau.
Kiệt Linh – (theo DM)
Theo_VnMedia
Phương Tây chính thức loại Nga khỏi G8
Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngày 24/3 đã quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh G8 sắp tới tại Nga, nhằm tăng cường cô lập Mátxcơva vì can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Các lãnh đạo G7 nhóm họp tại Lahay, Hà Lan ngày 24/3.
Sau các cuộc họp khẩn cấp hôm qua do Tổng thống Obama đề xuất, phương Tây thông báo rằng hội nghị thượng đỉnh G8, dự kiến diễn ra tại Sochi (Nga) vào tháng 6 tới, sẽ bị hủy và được thay thế bằng thượng đỉnh G7 ở Brussels (Bỉ) mà không có sự tham gia của Nga.
G7 cũng đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga vì việc sáp nhập Crimea, vốn khiến quan hệ giữa phương Tây và Mátxcơva rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
"Nếu Nga tiếp tục leo thang tình hình này, chúng tôi sẵn sàng tăng cường các hành động, trong đó có các biện pháp trừng phạt phối hợp vốn sẽ gây ảnh hưởng ngày càng nặng nề lên nền kinh tế Nga", các lãnh đạo G7 cho biết trong một tuyên bố.
"G7 xích lại gần nhau vì có trọng trách và quan điểm chung. Các hành động của Nga trong những tuần gần đây không phù hợp với chúng. Trong tình hình này, chúng tôi sẽ không tham dự thượng đỉnh G8 được lên kế hoạch ở G8", tuyên bố nói thêm.
Ngay sau quyết định của G7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng một động thái như vậy "không phải là vấn đề lớn".
"Chúng tôi sẽ không cố bám vào khối này (G8) và chúng tôi không nhận thấy có vấn đề gì to lớn nếu khối không nhóm họp", Ngoại trưởng Nga tuyên bố.
Ông Lavrov cũng khẳng định Crimea "có quyền tự quyết". Việc Nga sáp nhập khu vực không phải là "ý đồ xấu" mà nhằm "bảo vệ những người Nga đã sống tại đó hàng trăm năm nay".
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết việc loại Nga "có lẽ là hành động quan trọng nhất vì nó cho thấy tất cả các quốc gia khác trong khối không chấp nhận hành động sáp nhập Crimea là việc đã rồi".
Ông Fabius nhấn mạnh rằng, G7 cũng đã nhất trí tìm cách giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.
Nga tham gia G8 - vốn cũng bao gồm Mỹ, Nhật, Đức, Ý, Pháp, Canada và Anh - vào năm 1999.
Theo Dân Trí
Nước Nga: Chạm vào đâu cũng... "bỏng" Cấm vận về kinh tế, cô lập về ngoại giao là biện pháp mà các cường quốc trên thế giới đang muốn sử dụng để trừng phạt Nga vì hành động can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng hiệu quả của nó đến nay là không lớn. Trong các tuyên bố của mình trước khi xảy ra sự kiện Crimea trưng cầu...