Kim Jong-un họp khẩn Quân ủy trung ương
Trong cuộc họp khẩn, Kim Jong-un ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị chủ lực triển khai sẵn sàng chiến đấu bắt đầu từ 5h chiều hôm nay.
Kim Jong-un cho nã pháo vì Tổng thống Hàn đi Bắc Kinh?Mỹ-Hàn thúc đẩy tập trận chung bất chấp đe dọa hạt nhân từ Triều TiênYonhap: Kim Jong-un xử tử Phó Thủ tướng
Ông Kim Jong-un chủ trì họp Quân ủy trung ương. Ảnh Yonhap/SCMP.
South China Morning Post ngày 21/8 đưa tin, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sẵn sàng chiến đấu toàn quân sau khi căng thẳng quân sự với Hàn Quốc tăng vọt vì vụ đọ pháo qua biên giới. Thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA nói rằng, ông Kim Jong-un đã triệu tập khẩn cấp cuộc họp Quân ủy trung ương mà ông là Chủ tịch cuối ngày hôm qua 20/8.
Trong cuộc họp khẩn, Kim Jong-un ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị chủ lực triển khai sẵn sàng chiến đấu bắt đầu từ 5h chiều hôm nay. KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un nói: Các binh sĩ phải sẵn sàng chiến đấu tuyệt đối để có thể khởi động các hoạt động quân sự bất ngờ. Toàn bộ tiền tuyến được đặt trong tình trạng báo động chiến tranh.
Cuộc họp khẩn Quân ủy trung ương Bắc Triều Tiên diễn ra chỉ vài giờ sau một vụ đọ pháo qua biên giới 2 miền bán đảo, đến nay vẫn không rõ có thương vong hay không, nhưng đẩy căng thẳng hai miền lên mức nguy hiểm.
Quân ủy trung ương Bắc Triều Tiên sau phiên họp đã ra tối hậu thư gửi cho Seoul, yêu cầu trong vòng 48 giờ phải tháo dỡ hệ thống loa tuyên truyền sát biên giới, hoặc phải đối mặt với những hành động quân sự mạnh mẽ. Tối hậu thư sẽ hết hạn lúc 5 giờ chiều mai 22/8.
Ngoài việc gửi tối hậu thư, KCNA cho biết Quân ủy trung ương Triều Tiên cũng đã phê chuẩn kế hoạch tác chiến của cuộc tấn công trả đũa, phản công trên toàn mặt trận. Phản ứng trước động thái này, quân đội Hàn Quốc đã báo động sẵn sàng chiến đấu mức cao nhất.
Tổng thống Park Geun-hye đã triệu tập khẩn cấp cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia và ra lệnh đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích nào. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby ngày 20/8 cho biết, Mỹ đặc biệt quan tâm theo dõi diễn biến trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Đa Chiều ngày 20/8 cho biết, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đều nhắc lại, Washington vẫn kiên định nỗ lực duy trì cam kết đảm bảo an ninh và phòng thủ cho đồng minh Hàn Quốc. Tập trận chung Mỹ – Hàn vẫn được tiếp tục và sẽ kết thúc vào ngày 28/8 theo kế hoạch.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Igor Morgulov ngày 20/8 cũng trao đổi với đại diện Triều Tiên và kêu gọi Bình Nhưỡng cũng như Seoul cùng kiềm chế. Về phản ứng của Bắc Kinh, Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Khâu Quốc Hồng hôm nay kêu gọi hai miền nên đối thoại giải quyết vấn đề.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Putin đáp trả chỉ trích về Crimea: "Đã xong, xin chấm hết"
Ông V. Putin đã đáp lại chỉ trích của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko về Crimea rằng, tương lai của bán đảo do chính những người dân ở đây quyết định.
Theo RIA Novosti đưa tin, sau chuyến cưỡi tàu lặn xuống dưới đáy biển Đen thám hiểm những con tàu cổ từ thế kỷ thứ 9, thứ 10, Tổng thống Nga Putin đã bình luận về phản ứng của nhà lãnh đạo Ukraine Poroshenko về việc các quan chức Nga đến Crimea.
Ông Putin tuyên bố người dân trên bán đảo đã thực hiện sự lựa chọn của mình bằng cách bỏ phiếu ủng hộ thống nhất với Liên bang Nga.
"Tương lai của Crimea đã được xác định bởi chính những con người đang sinh sống trên mảnh đất này. Họ đã bỏ phiếu cho việc sáp nhập vào Nga" - ông Putin nói.
Kết thúc phần trả lời cho các nhà báo, ông Putin kết thúc chủ đề Crimea bằng câu nói "Đã xong, xin chấm hết".
Câu nói này của vị Tổng thống Nga theo nghĩa đen là ông muốn kết thúc cuộc phỏng vấn ở đây, nhưng dường như ông cũng muốn nói rằng, "không còn gì phải bàn cãi về tương lai của Crimea".
Hôm 17/8, Bộ Ngoại giao Ukraine đã gửi công hàm qua đường ngoại giao tới ban lãnh đạo Nga, phản đối chuyến thăm Crimea của Tổng thống Putin.
Giới chức lãnh đạo cấp cao Ukraine đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về chuyến thăm Crimea của đoàn lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga do Tổng thống Putin dẫn đầu, bắt đầu từ ngày 17 tháng 8 năm 2015. Kiev cho rằng, lãnh đạo Nga đã tới thăm bán đảo này mà "không thông qua Ukraine".
Nhiều phái đoàn nghị sĩ châu Âu đã đến thăm Crimea để khảo nghiệm cuộc sống của người dân trên bán đảo
Chính quyền Kiev yêu cầu chính phủ Nga chấm dứt "thực hiện những chuyến thăm như vậy" và cho biết, những hành động kiểu này có thể phải chịu sự truy tố theo pháp luật Ukraine. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Ukraine không nói rõ là họ dự định thực hiện những thủ tục pháp lý đó như thế nào.
Cũng trong ngày 17/8, Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng đã đích thân phê phán chuyến thăm Crimea của Tổng thống Nga Putin. Theo ông Poroshenko, chuyến thăm này của ông Putin là "bất hợp pháp", là hành động thách thức "thế giới văn minh".
Ngày 17/8, ông Vladimir Putin bắt đầu chuyến công tác thứ ba đến Khu vực Liên bang Crimea, kể từ sau khi bán đảo thống nhất với Nga.
Đáp trả lại sự chỉ trích của Ukraine, ông Putin đã thản nhiên khoe hình ảnh "người đàn ông mạnh mẽ" khi chui vào một chiếc tàu lặn mini, xuống đến độ sâu 83m ở Biển Đen, khám phá những con tàu cổ từ thế kỷ thứ 9, thứ 10.
Mục đích của ông Putin khi thực hiện chuyến thám hiểm này là nỗ lực "thu hút sự chú ý của người dân đến lịch sử phát triển nhà nước Nga ở khu vực này", đồng thời quảng bá hình ảnh của Crimea, thúc đẩy ngành du lịch vốn bị giảm sút đáng kể từ khi vùng lãnh thổ này sát nhập với Nga vào tháng 3-2014.
Tổng thống Nga Putin ngồi tàu lặn xuống thám hiểm đáy biển Đen
Được biết, trong thời gian vừa qua, các nghị sĩ Quốc hội Pháp đã đến thăm Crimea để đích thân khẳng định cuộc sống của người dân nơi đây có hạnh phúc và tự do như tuyên bố của Nga hay không. Đoàn nghi si Quốc hội Pháp đa đi dao buôi chiêu doc bơ biên Yalta, tham quan cung điên Livadia, chuyện tro với ngươi dân Crimea, cac du khach thị trấn ven biển và bày tỏ chính kiến rằng, họ rất ngạc nhiên trước cuộc sống hanh phuc của nhân dân Crimea, sau khi trở về vơi Nga.
Tranh hài hước của báo Nga về vấn đề các nghị sĩ châu Âu bất ngờ về cuộc sống tốt đẹp của người dân Crimea
Sau chuyến thăm, nghị sĩ Claude Goazgen tuyên bố rằng, "đã đến lúc phải thừa nhận rằng Crimea là khu vực hòa bình, không có dấu hiệu bất ổn".
Thậm chí, ông Thierry Mariani, đại diện Đảng "Cộng hòa" - Trưởng đoàn nghị sĩ Pháp còn tuyên bố rằng, bất chấp mọi điều, tất cả phải thừa nhận một cách không thể chối cãi rằng, Crimea là của Nga và sớm hay muộn, cộng đồng quốc tế cũng sẽ phải công nhận thực tế này.
Vị nghị sĩ này nhấn mạnh, mặc dù Ukraine có thể dẫn ra bất cứ văn bản nào, nhưng lịch sử, truyền thống, văn hóa và ý nguyện của người dân bao giờ cũng mạnh hơn tất cả các văn bản.
Ngay sau đó, một phái đoàn các nghị sĩ Italia đã quyết định đến thăm bán đảo Crimea. Phái đoàn sẽ bao gồm 8 đến 10 vị, bao gồm cả những nghị sĩ nắm giữ những cương vị quan trọng trong Quốc hội Italia, do ông Alessandro Di Battista - thành viên của Ủy ban Quốc hội về vấn đề ngoại giao, dẫn đầu.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Vị tướng nặng tình với đồng đội Đi qua chiến tranh, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên không thể quên những đồng đội, chiến sĩ đã ngã xuống. Là Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, ông đã đề xuất xây dựng một nghĩa trang quy mô làm nơi an nghỉ vĩnh hằng cho các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh. Đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) đã gắn liền...