Kim Jong-un bất ngờ xuất hiện trước công chúng sau thời gian dài vắng bóng
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau một thời gian dài vắng bóng, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Người đứng đầu CHDCND Triều Tiên đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.
Tại cuộc họp ông Kim Jong-un kêu gọi tăng cường “công tác phòng chống dịch bệnh” và lưu ý cần phải duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao của đất nước. Được biết, đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tham dự một sự kiện công khai sau 25 ngày qua.
Video đang HOT
Trước đó, có thông tin nói rằng Triều Tiên đã thực hiện các biện pháp khá cực đoan để chống lại coronavirus. Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết nước này đã gài mìn dọc theo đường biên giới với nước láng giềng Trung Quốc.
Đồng thời họ nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng không có đủ nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật để chống lại sự lây lan của COVID-19, nên có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc.
Triều Tiên im lặng không bình thường về cuộc bầu cử ở Mỹ
CHDCND Triều Tiên giữ im lặng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hơn một tuần qua, điều bất thường trước một sự kiện chính trị lớn có thể ảnh hưởng đến quan hệ của nước này với Washington.
Theo hãng tin Yonhap ngày 15-11, giới quan sát cho rằng Triều Tiên dường như thận trọng trong việc đưa ra bất kỳ phản ứng nào đối với kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ và ông Donald Trump - người từng nói về mối quan hệ thân thiện với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Các phương tiện truyền thông của Triều Tiên đã không đề cập đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cũng như không đưa tin về kết quả bầu cử hoặc bất kỳ thông điệp nào từ phía Washington.
Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên, đã đăng nhiều vấn đề, trong đó có việc kêu gọi nỗ lực thực hiện chiến dịch kéo dài 80 ngày cho đến cuối năm nay chống lại đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, không hề nhắc đến cuộc bầu cử Mỹ.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cũng như thế, chỉ xoay quanh những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh và phục hồi sau những thiệt hại do bão gây ra.
Các phương tiện truyền thông của Triều Tiên đã không đề cập đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ảnh: Yonhap
Yonhap cho rằng rất hiếm khi Triều Tiên giữ im lặng lâu như vậy vì nước này đề cập hoặc đưa ra tuyên bố chỉ vài ngày sau các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước đây. Truyền thông Triều Tiên đưa tin về cuộc bầu cử của ông Barack Obama 2 ngày sau chiến thắng trước thượng nghị sĩ John McCain năm 2008.
Khi ông Obama tái đắc cử vào năm 2012, Triều Tiên đề cập về chiến thắng của vị lãnh đạo Mỹ trong một bài báo bình luận 4 ngày sau đó, bày tỏ quan điểm của họ về chính sách "kiên nhẫn chiến lược" với Triều Tiên của chính quyền ông Obama.
Khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, Triều Tiên đề cập thông tin này trên Rodong Sinmun 2 ngày sau đó, chỉ đưa tin là chính quyền mới mà không đề cập đến tên của ông Trump. Các chuyên gia cho rằng việc Triều Tiên im lặng có thể là do ông Trump không chịu nhận thất bại. Trong khi đối với ông Joe Biden, Triều Tiên dường như tỏ ra cứng rắn với ông này.
Tổng thống Trump tại Vườn Hồng của Nhà Trắng hôm 13-11. Ảnh: AP
Khi sự im lặng của Triều Tiên càng kéo dài, càng ngày càng nhiều người quan tâm đến thời điểm và phản ứng của Bình Nhưỡng đối với cuộc bầu cử tổng thống mới nhất của Mỹ. Một số chuyên gia cho rằng thông điệp chúc mừng có thể sẽ ngắn gọn, lo ngại rằng bất kỳ thông điệp thân thiện nào cũng có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán trong tương lai với Washington.
Triều Tiên đã thử tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Chính vì thế một số chuyên gia dự đoán Bình Nhưỡng có lẽ sẽ tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm gửi "một thông điệp mạnh mẽ" tới ông Biden (nếu ông này thắng cử) và đảm bảo rằng Bình Nhưỡng tiếp tục là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở Washington.
Chuyên gia Evans Revere tại Viện Brookings (Mỹ) cho biết: "Chúng ta có lẽ sẽ chứng kiến Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân hoặc thử tên lửa đạn đạo tầm xa trước lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ hoặc ngay sau đó nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền kế nhiệm của Mỹ".
Vấn đề gì khiến Mỹ đau đầu nhất cho dù là trước hay sau bầu cử Mỹ diễn ra? Triều Tiên trong thời gian dài đã tiến hành các vụ thử tên lửa khiến thế giới nhiều lần lo lắng. Theo CNN, trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump, vụ thử tên lửa đầu tiên của Bình Nhưỡng diễn ra chỉ 23 ngày sau khi ông nhậm chức. Theo CNN, vào thời điểm đó, Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo...