Kim Jong-un bất ngờ mời “người chú bí ẩn” vào Bộ Ngoại giao
Tờ IB Times hôm nay (3/7) đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa bổ nhiệm ông Kim Hyon-Nam, người em cùng cha khác mẹ luôn sống “ mai danh ẩn tích” của cố lãnh đạo Kim Jong-il, vào một vị trí cao trong bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: IB Times)
Theo báo Mỹ, ông Kim Hyon-Nam năm nay 44 tuổi, là chú của Kim Jong-un. Ông này là em trai cùng cha khác mẹ với cố lãnh đạo Kim Jong-il và được cho là sống “ẩn dật” khi anh trai mình lãnh đạo Triều Tiên.
Theo tờ Chosun Ilbo, ông Kim Hyon-Nam được bổ nhiệm làm việc tại một bộ phận trong bộ Ngoại giao Triều Tiên, chuyên trách các vấn đề quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, những thông tin chi tiết hơn về vai trò của chú ông Kim Jong-un trong bộ ngoại giao không được tiết lộ.
Telegraph cho biết, trước đây, ông Kim Hyon-Nam từng học ở Nhật Bản và có lẽ đây là một phần lý do ông được bổ nhiệm vào vị trí mới.
Tuy nhiên, hiện nhiều người đang ngạc nhiên trước thông tin bất ngờ rằng ông Kim Jong-un giao vị trí quan trọng cho “người chú ẩn dật” Kim Hyon-Nam. Bởi các nguồn tin ngoại giao cho biết ông Kim Jong-il, cho đến trước khi qua đời vào năm 2011, luôn coi ông Kim Hyon-Nam là mối đe dọa với chính quyền của mình.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng ông Kim Jong-un triệu hồi ông Kim Hyon-Nam về lại Bình Nhưỡng và giao trọng trách mới vì lo sợ các nhóm quyền lực khác sẽ ủng hộ ông Kim Hyon-Nam, trong khi quyền lực trong tay mình còn yếu” – Toshimitsu Shigemura, một chuyên gia Triều Tiên thuộc Đại học Waseda của Nhật Bản nhận xét. “Cũng có khả năng Trung Quốc đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo Triều Tiên thay thế và có thể ngấm ngầm ủng hộ một thành viên khác của dòng họ Kim” (?)
Dưới thời Kim Jong-un, Triều Tiên được cho là đã thực hiện nhiều vụ hành quyết và thanh trừng nhiều quan chức cấp cao vì lo sợ đe dọa tới quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ.
IBTimes dẫn thông tin từ cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết trong 4 tháng đầu năm 2015, ông Kim đã hạ lệnh tử hình 15 quan chức cấp cao.
Hồi tháng 12/2013, ông Kim Jong-un từng ra lệnh xử tử chú dượng Jang Song-Thaek. Truyền thông Hàn Quốc hồi cuối năm 2013 trích dẫn một số nguồn tin cấp cao tại Triều Tiên cho hay, ông Jang cùng 6 quan chức quân sự và của Đảng Lao động cầm quyền đã bị xử tử tại thủ đô Bình Nhưỡng ngày 5/12.
Trước đó, Triều Tiên cũng xác nhận ông Jang đã bị tước mọi chức vụ trong đảng vì các lý do: tham nhũng, chủ nghĩa bè phái, sử dụng ma túy, có các hoạt động chống phá nhà nước và quan hệ bất chính với các phụ nữ.
Một nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết hồi tháng 10/2013, ông Jang Song-thaek đã có một chuyến đi nước ngoài để trực tiếp đưa tiền chu cấp cho anh trai của ông Kim Jong-un là Kim Jong-nam. Có vẻ như ông đã bị nghi ngờ mưu đồ “tạo phản” từ đây (?)
Bạch Trúc
Theo Dantri/ IB Times
Ông Kim Jong-un trọng dụng con ngoài giá thú của ông nội
Kim Hyon, người con ngoài giá thú của lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên là Kim Nhật Thành đã được nhà lãnh đạo hiện nay, ông Kim Jong-un cất nhắc vào làm việc tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên, sau một thời gian dài phải lẩn trốn.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã triệu ông chú Kim Hyon của mình về thủ đô, bổ nhiệm vào làm việc ở Bộ Ngoại giao - Ảnh: Reuters
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết, Kim Hyon (một số báo phương Tây gọi ông là Kim Hyon-nam), 44 tuổi là con của cố lãnh đạo Kim Il-sung và người phụ nữ chuyên massage cho ông. Kim Hyon chào đời vào năm 1971, cùng năm với Kim Jong-nam, con trai trưởng của ông Kim Jong-il. Ngoại hình của Kim Hyon rất giống cha của ông.
Dưới thời lãnh đạo của ông Kim Jong-il, tức người anh cùng cha khác mẹ của Kim Hyon, ông này bị ngược đãi và luôn phải sống lẩn trốn. Ông Kim Jong-il sợ người em cùng cha khác mẹ sẽ đe dọa quyền lực của mình.
Tuy nhiên, sau này, ông Kim Jong-un thấy thương cho ông chú của mình và đưa ông về thủ đô, cất nhắc vào một vị trí cao trong Bộ Ngoại giao, để ông chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến Nhật Bản. Được biết trước đây, ông Kim Hyon từng học ở trường Nhật.
Báo Telegraph của Anh, vốn gọi nhân vật kể trên là Kim Hyon-nam, dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng ông Kim Jong-un có thể muốn được trợ giúp từ một người họ hàng. Cũng có những ý kiến khác cho rằng ông Kim Jong-un muốn giữ cho ông chú ở gần bộ máy quyền lực của mình cho dễ kiểm soát, nhằm đảm bảo ông không kết bè kết phái mạnh mẽ, sau đó chống lại mình.
Toshimitsu Shigemura, giáo sư tại Đại học Waseda ở Tokyo (Nhật) phát biểu: "Mãi cho tới đầu năm nay, Kim Hyon-nam còn chỉ là một công chức của Đảng Lao động ở một thị trấn thuộc tỉnh và hầu như chẳng ai nghe nói gì về ông ta".
Dưới thời ông Kim Jong-il (ảnh), ông Kim Hyon phải sống lẩn trốn - Ảnh: Reuters
Giáo sư Shigemura cũng cho biết thêm vì là con ngoài giá thú của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông Kim Hyon-nam không được cha mình nuôi dưỡng mà được gởi ở với vợ chồng bà Kim Kyung-hui và ông Jang Song-thaek, xem như là con của 2 ông bà này. Trong khi đó, thực ra Kim Kyung-hui là chị cùng cha khác mẹ với Kim Hyon-nam. Còn "cha nuôi" Jang Song-thaek chính là người bị nhà lãnh đạo hiện nay Kim Jong-un xử tử hồi năm 2013 vì tội phản quốc. Chính vì thế - theo nhận xét của giáo sư Shigemura - ông Kim Jong-un càng có lý do để không tin tưởng người chú bị ruồng rẫy, đưa ông về gần cho dễ kiểm soát.
Giáo sư Shigemura nói tiếp: "Tôi đoán ông Kim Jong-un triệu tập Kim Hyon-nam trở về Bình Nhưỡng và cho ông ta một công việc khi ông ta vẫn còn yếu, sợ rằng những phe phái khác sẽ ủng hộ Kim Hyon-nam. Mà cũng có thể Trung Quốc đang muốn tìm kiếm một lãnh đạo thay thế của Triều Tiên và tìm cách ủng hộ cho một nhân vật khác của dòng họ Kim".
Báo Chosun Ilbo cho biết các lãnh đạo Hàn Quốc biết về ông Kim Hyon từ Lee Han-yong, một người cháu của ông Kim Jong-il đã đào tẩu sang Hàn Quốc vào năm 1982. Tuy nhiên đến tháng 2.1997, ông này bị giết chết ở gần nhà và cho tới nay cũng chưa xác định được thủ phạm. Giới chức tình báo Hàn Quốc cho rằng ông này bị điệp viên Triều Tiên ám sát.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Những vật dụng đời thường tái hiện cuộc sống ở Triều Tiên Một chương trong cuốn sách về nghiệp vụ báo chí được xuất bản ở Triều Tiên từ năm 1983 khuyên các phóng viên chỉ nên nhấn nút chụp ảnh khi chắc chắn thành công. Nhà báo, nhiếp ảnh gia David Guttenfelder đã sưu tập và chụp lại những vật dụng hết sức bình thường nhưng mang dấu ấn rõ nét nhất của Triều...