Kiev xác nhận đàm phán về việc cử lực lượng gìn giữ hòa bình Pháp và Anh đến Ukraine
Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống, ông Andriy Yermak, đã xác nhận rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra liên quan đến việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Pháp và Anh đến Ukraine.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak. Ảnh: Website Văn phòng Tổng thống Ukraine
Theo hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform) chiều 16/1, ông Yermak đã đưa ra phát biểu nêu trên trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết: “Sáng kiến này thuộc về Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và tôi nghĩ rằng các bạn đã thấy vài ngày trước, Thủ tướng Vương quốc Anh đã gặp Tổng thống Macron và họ đã thảo luận về vấn đề này. Tôi không muốn đi vào chi tiết hôm nay. Những cuộc tham vấn này vẫn đang tiếp tục. Tôi có thể xác nhận rằng các cuộc đàm phán như vậy đang diễn ra, và điều này chắc chắn rất quan trọng vì nó có thể trở thành một phần của các bảo đảm an ninh nhất định”.
Ông Yermak cũng lưu ý rằng bảo đảm an ninh quan trọng nhất đối với Ukraine vẫn là trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Theo Ukrinform, báo The Telegraph, trích dẫn các nguồn tin riêng, đã thông báo rằng Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về việc cử binh sĩ của họ đến Ukraine như lực lượng gìn giữ hòa bình sau bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào.
Anh, Pháp kiên định ủng hộ Ukraine
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ về việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc hội đàm tại Paris ngày 11/11.
Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp ở Paris ngày 11/11/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, đây là dấu mốc quan trọng khi Thủ tướng Starmer trở thành nhà lãnh đạo Anh đầu tiên tham dự lễ kỷ niệm Ngày đình chiến ở Pháp kể từ thời Thủ tướng Winston Churchill năm 1944.
Tuyên bố từ Điện Élysée khẳng định quyết tâm của hai nước trong việc hỗ trợ Ukraine lâu dài và nhất quán. Bên cạnh đó, Tổng thống Macron nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước châu Âu chủ động trong những vấn đề an ninh và quốc phòng.
Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ vấn đề Ukraine là ưu tiên hàng đầu của hai nhà lãnh đạo, trong bối cảnh ông Donald Trump vừa tái đắc cử tổng thống Mỹ và có xu hướng hạn chế sự can dự của Mỹ vào các cuộc xung đột quốc tế.
Sự lo ngại của các nước châu Âu về chủ nghĩa biệt lập của ông Trump và các ch.ỉ tríc.h về chi tiêu quốc phòng đã thúc đẩy Anh và Pháp đẩy mạnh sự hợp tác, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ cho Ukraine, đồng thời củng cố an ninh của châu Âu. Cuộc gặp cũng thể hiện nỗ lực của Anh và Pháp trong việc duy trì sự thống nhất của châu Âu, đặc biệt khi hai quốc gia này là thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cũng trong ngày 11/11, bà Hanna Maliar - cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine - đã công bố kế hoạch thành lập cơ quan nhà nước về khắc phục hậu quả chiến tranh.
Ukraine cũng đã ký các thỏa thuận quốc phòng trị giá hơn 570 triệu USD với Đan Mạch để mua thêm vũ khí, bao gồm các hệ thống pháo tự hành và máy bay không người lái, nhằm tăng cường khả năng tự vệ và giảm thiểu thiệt hại trong cuộc xung đột với Nga.
Pháp 'bật đèn xanh' cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấ.n côn.g lãnh thổ Nga Sau Mỹ và Anh, Ngoại trưởng Pháp Jean-Nol Barrot xác nhận rằng Ukraine có thể sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp để tấ.n côn.g lãnh thổ Liên bang Nga, với điều kiện đó là hành động tự vệ. Trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC, Ngoại trưởng Pháp Jean-Nol Barrot khẳng định rằng các đồng minh phương Tây không nên...