Kiev phản ứng khi Thụy Sĩ ủng hộ kế hoạch hòa bình do Trung Quốc-Brazil đặt ra cho Ukraine
Thụy Sĩ vừa qua đã lên tiếng ủng hộ lộ trình chung do Trung Quốc và Brazil đặt ra nhằm chấm dứt xung đột Ukraine.
Tuy nhiên, quyết định đánh dấu sự thay đổi lập trường này đã khiến các quan chức Ukraine tỏ ra thất vọng.
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, ngày 27/9, tại cuộc cuộc họp gồm 17 quốc gia bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc, Trung Quốc và Brazil đã thúc đẩy một nỗ lực hòa giải nhằm chấm dứt cuộc chiến đang xảy ra tại Ukraine. Trước đó, vào tháng 5, hai quốc gia này cũng đã trình bày một đề xuất chung kêu gọi Moskva và Kiev giảm leo thang, tiến tới đàm phán và một hội nghị hòa bình quốc tế được cả Nga và Ukraine công nhận.
Video đang HOT
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia tham dự cuộc họp với tư cách là bên quan sát. Sau cuộc họp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nicolas Bideau nói với hãng tin Reuters rằng Bern “ủng hộ động thái này”.
Ông cho biết Thụy Sĩ coi việc tham chiếu đến Hiến chương Liên hợp quốc được thêm vào kế hoạch là một bước ngoặt. “Điều này đã dẫn tới một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của chúng tôi về những sáng kiến hoà bình”, ông Bideau cho biết, đồng thời nói thêm rằng Thuỵ Sĩ cũng đang quan tâm tới một nỗ lực ngoại giao do Trung Quốc-Brazil tổ chức.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Ukraine đã chỉ trích những tuyên bố mới của Thụy Sĩ. Bộ này nêu rõ bất kỳ sáng kiến nào không đảm bảo khôi phục hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đều không thể chấp nhận được và phủ nhận rằng sáng kiến này có tham chiếu rõ ràng đến Hiến chương Liên hợp quốc.
“Chúng tôi không thể hiểu được tính logic trong một quyết định như vậy. Sau tất cả, chúng tôi, cùng với Thụy Sĩ, đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu đầu tiên vào ngày 15-16/6 tại Burgenstock”, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố.
Bộ trên cũng nhấn mạnh họ coi “công thức hòa bình” mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky – trong đó có nội dung kêu gọi rút quân Nga khỏi lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền – là con đường khả thi duy nhất dẫn đến hòa bình. Đối với kế hoạch hoà bình này, Moskva đã nhiều lần bác bỏ vì cho rằng nó xa rời thực tế. Trong khi đó, Nga cũng tự đề xuất các điều kiện để mở lại đàm phán với Ukraine, bao gồm yêu cầu Ukraine rút quân khỏi Donbass và cam kết duy trì tình trạng trung lập.
Hội nghị thượng đỉnh do Thụy Sĩ tổ chức hồi tháng 6 xoay quanh một số điểm khác trong công thức của Kiev, bao gồm an ninh hạt nhân, lương thực và và trao đổi tù nhân. Nga không được mời tham dự hội nghị lần đó.
Có gì trong kế hoạch hoà bình Trung Quốc, Brazil đề xuất cho Ukraine?
Đại diện hai nước ngày 24/5 đã cùng nhau ký một văn bản chung thống nhất về kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đón tiếp cố vấn cấp cao của Tổng thống Brazil Celso Amorim tại Bắc Kinh ngày 23/5. Ảnh: THX
Hai nước đều khẳng định một hội nghị hoà bình quốc tế giải quyết xung đột Ukraine cần được tổ chức vào thời điểm thích hợp được cả Nga và Ukraine công nhận, với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên cũng như thảo luận công bằng về tất cả các kế hoạch hòa bình.
Theo đài phát thanh Sputnik, tuyên bố chung do Celso Amorim, cố vấn cấp cao của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ký bao gồm những nội dung như khẳng định đối thoại và đàm phán là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng Ukraine; cần tạo điều kiện để nối lại đối thoại trực tiếp, đồng thời giảm căng thẳng cho đến khi lệnh ngừng bắn toàn diện có hiệu lực; một hội nghị hòa bình quốc tế nên được tổ chức với sự tham gia của cả Nga và Ukraine; phải tránh các cuộc tấn công vào dân thường và các cơ sở dân sự; phản đối việc nhắm mục tiêu vào các nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở hạt nhân hòa bình khác; nghiêm cấm sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và sinh học; thực hiện mọi nỗ lực có thể để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và tránh khủng hoảng hạt nhân và thế giới không nên bị chia thành "thành các nhóm chính trị hoặc kinh tế biệt lập".
Sáng kiến này của Brazil và Trung Quốc được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo hai nước này từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine dự kiến diễn ra trong hai ngày 15-16/6 tại Thuỵ Sĩ. Cho đến nay, Nga không được mời đến tham dự trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chưa xác nhận sẽ tham dự sự kiện.
Ngoài lãnh đạo Brazil và Trung Quốc, Nam Phi cũng từ chối tham dự hội nghị này. Về phần mình, Moskva gọi hội nghị do Thụy Sĩ đề xuất là "vô nghĩa" và cho biết họ sẽ không tham gia, ngay cả khi được mời.
Liên quan đến các cuộc đàm phán sắp tới ở Thụy Sĩ, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 24/5 rằng Nga vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, bao gồm cả việc dựa trên các dự thảo thỏa thuận được ký kết trong các cuộc đàm phán ở Belarus và ThổNhĩ Kỳ vào mùa xuân năm 2022, nhưng phải tính đến tình hình thực tế hiện tại.
Ngoại trưởng Sergey Lavrov ngày 22/5 lưu ý Mỹ đang áp đặt công thức hoà bình 10 điểm của Tổngthống Ukraine Zelensky lên tất cả mọi người, mời các quốc gia ở Nam bán cầu tham gia. Công thức hòa bình 10 điểm của Kiev - được Tổng thống Zelensky đưa ra lần đầu vào mùa thu năm 2022 - yêu cầu lực lượng Nga rút hoàn toàn và vô điều kiện khỏi tất cả các vùng lãnh thổ của Ukraine, Moskva trả tiền bồi thường. Nga đã bác bỏ các đề xuất này vì cho rằng nó không thực tế và là dấu hiệu cho thấy Kiev không sẵn sàng tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.
Những quốc gia nổi lên là trung gian cho đàm phán hoà bình Nga - Ukraine Mặc dù quan điểm của các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine thường xuyên mâu thuẫn, nhiều quốc gia vẫn nổi lên như những trung gian tiềm năng có thể đóng vai trò hỗ trợ trong các cuộc đàm phán. Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên là một nhà trung gian hoà giải để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Newsweek...