Kiev kêu gọi tổ chức hội nghị “thượng đỉnh hòa bình’, Nga không chấp nhận điều kiện của Ukraine
Theo đài RT, Kiev đề xuất tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào cuối tháng 2/2023 và Nga sẽ chỉ được mời sau khi đối mặt với tòa án quốc tế.
Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã tuyên bố rằng Nga “không bao giờ tuân theo các điều kiện do người khác đặt ra”.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP tại Kiev, ngày 26/12/2022. Ảnh: AP
Đài RT dẫn nguồn từ hãng tin AP cho biết, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba ngày 26/12 đã đề xuất tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào cuối tháng 2/2023 để chấm dứt cuộc xung đột với Nga, đồng thời đưa ra các điều kiện Ukraine mời Moskva tham gia sự kiện này.
Trong khi đó, theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói rằng chính phủ của ông muốn có một hội nghị “thượng đỉnh hòa bình” trong vòng hai tháng tại Liên hợp quốc, do Tổng thư ký António Guterres làm trung gian hòa giải.
Trong một cuộc phỏng vấn với AP được công bố ngày 26/12, ông Kuleba thừa nhận rằng mặc dù Ukraine sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giành chiến thắng trong cuộc xung đột quân sự đang diễn ra với Nga vào năm 2023, nhưng ngoại giao sẽ đóng một vai trò quan trọng. “Mọi cuộc chiến đều kết thúc theo con đường ngoại giao”, Ngoại trưởng Kuleba nói và bổ sung rằng “mọi cuộc chiến đều kết thúc do các hành động được thực hiện trên chiến trường và trên bàn đàm phán.”
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố rằng, Nga phải đối mặt với tòa án về tội ác chiến tranh trước khi đất nước của ông trực tiếp đàm phán với Moskva. Tuy nhiên, ông nói rằng các quốc gia khác nên thoải mái giao tiếp với người Nga, như đã xảy ra với thỏa thuận ngũ cốc giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Video đang HOT
Cuộc phỏng vấn của AP cung cấp thêm một cái nhìn về quan điểm của Ukraine về cách cuộc xung đột với Nga một ngày nào đó có thể kết thúc, mặc dù bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào cũng sẽ diễn ra trong nhiều tháng và phụ thuộc rất nhiều vào các cuộc thương lượng quốc tế phức tạp.
Tại cuộc phỏng vấn với AP diễn ra tại Bộ ngoại giao Ukraine, Ngoại trưởng Kuleba cũng cho biết ông “hoàn toàn hài lòng” với kết quả chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Volodymyr Zelensky vào tuần trước, đồng thời tiết lộ rằng chính phủ Mỹ đã lên một kế hoạch đặc biệt để đưa tổ hợp tên lửa Patriot sẵn sàng hoạt động tại nước này trong thời gian dưới 6 tháng. Thông thường, quá trình huấn luyện sử dụng Patriot kéo dài tới một năm.
Ông Kuleba khẳng định Kiev sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giành chiến thắng trong cuộc xung đột này vào năm 2023. “Mọi cuộc chiến đều kết thúc theo cách ngoại giao. Mọi cuộc chiến đều kết thúc do các hành động trên chiến trường và trên bàn đàm phán”, ông Kuleba nói.
Bình luận về đề xuất của Ngoại trưởng Kuleba, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng Nga “không bao giờ tuân theo các điều kiện do người khác đặt ra. Chỉ có nhận thức chung và riêng chúng ta”.
Trong tuần trước, phát ngôn viên của Điện Kremlin cũng cho biết rằng không có kế hoạch hòa bình nào của Ukraine có thể thành công nếu không tính đến “thực tế ngày nay không thể bỏ qua” – ám chỉ yêu cầu của Moskva rằng Ukraine phải công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, được Nga sáp nhập vào năm 2014, cũng như các lợi ích lãnh thổ khác.
Ngoại trưởng Kuleba trả lòi phỏng vấn của phóng viên AP. Ảnh: AP
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, Ngoại trưởng Kuleba nêu cụ thể: “Liên hợp quốc có thể là địa điểm tốt nhất để tổ chức hội nghị thượng đỉnh này, bởi vì đây không phải là để ủng hộ một quốc gia nào đó. Đây thực sự là về việc đưa mọi người cùng tham gia”.
Khi được hỏi liệu Ukraine có mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không, ông Kuleba nói rằng Moskva trước tiên sẽ phải đối mặt với việc truy tố tội ác chiến tranh tại một tòa án quốc tế. “Họ chỉ có thể được mời tham gia bước đi này theo cách này”.
Về vai trò của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Kuleba nói: “Ông ấy đã chứng tỏ mình là một nhà hòa giải và đàm phán hiệu quả, và quan trọng nhất, là một người có nguyên tắc và chính trực. Vì vậy, chúng tôi hoan nghênh sự tham gia tích cực của ông.”
Văn phòng phát ngôn viên của Liên hợp quốc không có bình luận ngay lập tức.
Các nhà lãnh đạo thế giới khác cũng đã từng đề nghị làm trung gian hòa giải, chẳng hạn như ở Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia.
Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 ở Bali vào tháng 11, Tổng thống Zelensky đã trình bày từ xa về công thức hòa bình 10 điểm bao gồm khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, rút quân đội Nga, trả tự do cho tất cả tù nhân, lập tòa án xét xử tội ác chiến tranh và đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vài ngày trước vừa tuyên bố rằng đất nước của ông sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nhưng cho rằng chính người Ukraine mới là những người từ chối thực hiện bước đó.
Ukraine tiết lộ nguồn gốc các bưu phẩm chứa mắt động vật
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba vừa tiết lộ về nguồn gốc của 31 bưu phẩm chứa mắt động vật mà hàng loạt cơ quan ngoại giao của nước này nhận được trong tuần qua.
Một cảnh sát Tây Ban Nha làm nhiệm vụ canh gác bên ngoài Đại sứ quán Ukraine tại Madrid. Ảnh: Reuters
Kênh truyền hình RT đưa tin Ngoại trưởng Dmitry Kuleba cho biết tất cả các bưu phẩm trên đều được gửi từ Đức. Địa chỉ hoàn trả của chúng là một đại lý bán hàng của hãng xe điện Tesla ở Baden-Wurttemberg
Mặc dù nhà ngoại giao này không đề cập đến những thứ bên trong các gói hàng, nhưng truyền thông trước đó đã mô tả chúng là những gói nhuốm máu đỏ, bốc mùi hôi thối, chứa mắt động vật và các bộ phận khác. Ông Kuleba miêu tả đó là một chiến dịch khủng bố nhằm vào các cơ quan ngoại giao của Ukraine ở khắp châu Âu và đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Theo ông, việc thủ phạm cẩn thận không để lại bất kỳ dấu vết DNA hoặc bằng chứng pháp y nào đã cho thấy mức độ chuyên nghiệp của họ. Ngoài ra, hầu hết các bưu điện được chọn để gửi bưu kiện đều không có camera giám sát.
Tổng cộng, chính quyền Ukraine đã ghi nhận 31 vụ việc xảy ra tại 15 quốc gia, gần đây nhất là các Đại sứ quán Ukraine ở Italy, Romania, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Đan Mạch, cũng như lãnh sự quán của nước này ở Gdansk, Ba Lan. Trong khi Ba Lan là nơi nhận được nhiều gói hàng nhất thì đáng chú ý rằng không có bất kỳ gói hàng nào được gửi đến các cơ quan của Ukraine ở Đức.
Ngoại trưởng Ukraine cho biết các cơ sở ngoại giao của nước này đã hoạt động trong bối cảnh các biện pháp an ninh được tăng cường trong tuần qua, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang phối hợp với các kỹ thuật viên và chuyên gia pháp y để điều tra thêm.
"Tôi không nghĩ ra bất kỳ trường hợp nào trong lịch sử mà nhiều đại sứ quán và lãnh sự quán của một quốc gia lại bị tấn công hàng loạt trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Cho dù có cố gắng đe dọa đến mức nào, họ cũng không thể thành công", ông Dmitry Kuleba nhấn mạnh.
Chính phủ Ukraine đã ra lệnh cho các đại sứ quán thắt chặt an ninh từ ngày 30/11, sau khi phái bộ Ukraine ở Madrid nhận được một bưu kiện chứa vật liệu nổ. Các gói hàng đáng ngờ khác cũng đã được gửi đến Đại sứ quán Mỹ ở Madrid, trụ sở Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha, nơi ở của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, một trung tâm vệ tinh tại căn cứ không quân Torrejon de Ardoz và nhà máy vũ khí Instalaza ở Zaragoza, nơi sản xuất súng phóng lựu cho Ukraine.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov đổ lỗi cho Nga thực hiện các vụ đánh bom thư, Điện Kremlin đã phủ nhận các cáo buộc trên. Đồng thời, giới chức điều tra Tây Ban Nha cũng loại trừ Nga có liên quan đến sự vụ này. Các nhà chức trách Tây Ban Nha tin rằng tất cả các bức thư đều được gửi bởi một cá nhân duy nhất và vật liệu dễ cháy bên trong là một loại pháo hoa phổ biến.
Ukraine nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Nga Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba ngày 18/7 đã nêu điều kiện tổ chức đàm phán với Nga, song ông dường như loại bỏ khả năng này sẽ sớm xảy ra. Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba. Ảnh: Global Look Press Trả lời phỏng vấn tờ Forbes Ukraine, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba khẳng định các cuộc đàm phán hòa bình chỉ khả thi sau khi...