Kiều nữ nhậu thuê
Không biết từ bao giờ, nhậu thuê đã trở thành một “nghề” không giấy phép. “Nhân viên” của nghề này đủ hạng người, nhưng quan trọng nhất là phải biết uống rượu, bia, uống càng nhiều càng tốt.
Nhiều người nghĩ thầm công việc nhậu thuê thật nhàn hạ, nhưng “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Bên cạnh những điều tưởng như dễ kiếm tiền ấy lại là cạm bẫy khôn lường.
SƯỚNG, KHỔ VỚI “NGHỀ”
Trong số những tiếng dzô hào hứng phát ra từ một bàn nhậu tại một nhà hàng khá bề thế trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, chúng tôi thấy có khá nhiều bóng hồng. Nhìn những gương mặt đỏ lựng vì bia rượu của những kiều nữ này cùng những cái ôm, vuốt suồng sã của những người đàn ông chung bàn khiến nhiều người trong quán cảm thấy ái ngại. Trong số đó có không ít người đang làm “nghề” nhậu thuê. K.T.H (ngụ Q5) chia sẻ: “Quê em ở Tiền Giang, nhà nghèo lại đông anh em nên em xuống thành phố phụ dì bán quán cơm. Sau một thời gian, cứ đêm xuống nhớ nhà là em và các bạn lại rủ nhau ra bờ kè uống rượu giải sầu, uống riết thành quen. Sau đó trong nhóm có một người biết nghề nhậu thuê này đã rủ em tham gia. Trung bình một ngày em có thể uống 2 lít rượu đế còn bia thì bao nhiêu cũng được”.
Đã quá 12 giờ đêm, nhưng những quán nhậu trên đường Nguyễn Tri Phương, Q10 khách vẫn ra vào nườm nượp. Ngồi sát chúng tôi là bàn của ba thanh niên còn khá trẻ, một trong ba người nói: “Nhậu mà không có đào chán quá, để tao kêu thêm tụi con L. qua ngồi cho vui, mất có vài xị (vài trăm ngàn) chứ mấy”. Chỉ chừng 20 phút sau, bàn bên cạnh đã “bổ sung” thêm hai cô gái khá xinh xắn, tóc nhuộm vàng, ăn mặc sành điệu. Họ gọi hai két Sài Gòn đỏ và bắt đầu “đưa cay” túy lúy. Khi đã nhậu sương sương, một trong ba người thanh niên ghé tai cô gái nói nhỏ, chúng tôi chỉ thấy cô gái lắc đầu rồi chỉ tay về bên kia đường. Nhìn theo chúng tôi thấy một người đàn ông đang ngồi ngóng về phía quán nhậu. Người thanh niên nọ có vẻ bực mình, anh ta loạng choạng đứng lên móc trong túi ra hai tờ một trăm ngàn dúi vào tay cô gái. Lập tức hai cô đứng lên bước ra khỏi quán và đi về phía người đàn ông đang đợi, thì ra họ là những cô gái làm nghề nhậu thuê.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Video đang HOT
BIẾN TƯỚNG VÀ HỆ LỤY
Từ nhậu thuê đến việc qua đêm với khách là một vòng tròn cám dỗ mà nhiều cô gái trong nghề không vượt qua được. Bên cạnh những cám dỗ về vật chất thì những nguy hiểm, tai nạn nghề nghiệp cũng luôn rình rập họ. Hoàng Mai (ngụ Q.Tân Phú) tâm sự: “Mình làm PG cho Công ty THM trên đường CMT8, Q10, phải thường xuyên ngồi với khách trong những quán nhậu để họ có thể nói chuyện với đối tác. Quy tắc của công ty chỉ cho phép bọn mình ngồi với khách tới 11 giờ khuya, nhưng có một lần do vị khách cứ nhất quyết yêu cầu mình ngồi lại thêm 15 phút, nể lời nên mình đồng ý. Không ngờ sau khi uống hết hai chai rượu người khách đó bắt đầu mất kiểm soát và có nhiều hành động khiếm nhã khiến mình phải nhờ bảo vệ của quán can thiệp”.
Còn trường hợp của bạn Kiều Thanh (ngụ Q.Bình Thạnh) thì bi hài hơn: “Tôi làm công việc nhậu thuê này đã gần một năm, có lần đi với khách qua quận 1 vào một nhà hàng khá sang trọng để tiếp đối tác. Tuy nhiên, khi mới uống hết chừng một chai rượu Tây thì bỗng cửa bật mở rồi một phụ nữ xuất hiện. Chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao bà ta đã lao vào túm tóc tát tôi tới tấp, kèm theo những câu chửi tục tĩu mặc cho nhiều ánh mắt tò mò nhìn vào. Hôm đó may nhờ có một người bạn giúp đỡ nên tôi mới thoát được”.
Đã có khá nhiều vụ xâm hại đối với các trường hợp quá chén và cũng có nhiều cô gái đã phải “ ngậm đắng nuốt cay” trả giá đắt cho công việc mà mình chọn lựa. Dù bất cứ lý do gì thì nhậu thuê cũng là một công việc hết sức nguy hiểm, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa mất đi vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.
Theo Pháp Luật TP
Hệ lụy phiền phức khi teen... cả nể
Đừng để vì cả nể mà gánh những hệ lụy không đáng có, teen nhé!
Cả nể là khi bạn làm một việc chỉ vì không muốn người khác phật lòng và cảm thấy áy náy nếu không giúp người ta mặc dù thật sự không thích làm việc ấy. Người cả nể thường vì nể nang mà không nói ra vì sợ mất lòng.
Cả nể trong chuyện tiền nong
Teen thường rơi vào trạng thái cả nể một cách bị động như vậy. Chỉ vì nể nang bạn bè mà có thể đặt lợi ích bản thân sau cùng. Thu Hương (20t) chia sẻ: "Bạn mình vay tiền cũng khá lâu rồi mà chưa trả, mình ngại, chẳng dám mở lời. Nó nhớ thì trả, còn không thì ... đành chịu vậy. " Chúng ta thường e ngại và rất khó khăn nói lời từ chối nếu "đối tượng" là chỗ thân quen, như bạn bè lâu năm chẳng hạn. Bạn bè vui buồn, hoạn nạn có nhau, điều đó là đương nhiên. Nhưng nếu giúp người khác mà bản thân mình sau đó cũng gặp những hậu quả không đáng có thì hãy nên suy nghĩ lại. Là bạn thật sự nhất định sẽ hiểu và dễ cảm thông cho chúng ta, còn không thì cũng nên cân nhắc kỹ trước khi có một quyết định quan trọng.
H.Thắng (19t) ngao ngán: "Mình vừa giúp bạn mình lấy xe từ đồn công an, nó bị giam xe 30 ngày, thiếu tiền. Thấy cũng tội nghiệp, nên đành cho nó mượn, bạn bè lúc này cần có nhau mà. Cho nó mượn xong thì mình nghèo luôn, phải nhịn ăn sáng mấy hôm rồi." Khi được hỏi tại sao "nạn nhân" không xin trợ giúp từ phía gia đình mà lại quay sang bạn bè, Nguyên (ĐH Kinh tế) cho rằng: "Nếu có việc cần thiết thì chắc chắn gia đình sẽ đồng ý ngay, nhưng những việc này đều nằm ngoài dự định, biết làm sao được. Lỗi của mình, ba mẹ mà biết thì chết chắc. "
Hay như có lần Hải Ngọc (19t) vẫn nơm nớp lo sợ khi bố mẹ hỏi về số tiền tiết kiệm cậu bạn dành dụm cả năm trời. Chẳng là Ngọc cho một người bạn cùng lớp vay, dĩ nhiên, trước khi vay cậu bạn kia có hứa hẹn là sẽ trả sớm, điệp khúc "sẽ trả sớm" làm Ngọc điêu đứng suốt 3 tháng trời mà hiện tại vẫn chưa thấy tăm hơi số tiền kia đâu cả.
Cả nể trong cách cư xử
Không chỉ là vấn đề tiền bạc, cả nể còn thể hiện trong hành động và lời nói. Nhiều lần cô bạn T.Thủy ngán ngẩm khi kể lại dù đang rất mệt nhưng bạn bè nhờ vả là lồm cồm ngồi dậy giúp ngay, cô bạn thật thà: "Mình ngại từ chối, nói ra gượng gượng, khó chịu lắm." Còn V.Long thì méo mặt mỗi khi anh bạn cùng dãy trọ mượn xe: "Không biết là anh ấy không biết hay cố tình không biết mà mỗi lần giao chìa khóa xe xong ruột gan mình nóng như lửa đốt. Mượn xe thì không hề đổ xăng, đã thế toàn đi về trễ, có lần mượn xe mình suýt bị tai nạn. Mà chỗ anh em quen biết, chẳng lẽ lại không cho."
Nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định
Chúng ta có thể mắc sai lầm, có thể nương tựa ở gia đình và người thân, nhưng lại nhờ cậy đến bạn bè với số tiền lớn thì hẵng nghĩ lại teen nhé. Nếu cứ cho điều đó là đúng đắn đi, thì bạn cũng phải xem lại hoàn cảnh của mình trước khi rút tiền ra. Chúng mình đang ngồi trên ghế nhà trường, tài chính phần lớn ở độ tuổi này vẫn đang còn phụ thuộc cha mẹ, không thể cứ giúp người khác vô tội vạ được, phải không nào?
Trong điều kiện, hoàn cảnh có thể nếu giúp đc thì chúng ta nên giúp người khác, đó cũng là điều tốt và nên làm. Còn ngược lại, bạn hãy suy xét xem việc mình giúp người khác đã thực sự đúng hay chưa. Để giúp đỡ ai đó, chính bản thân mình phải cảm thấy thoải mái và có thể giúp được trong điều kiện và quyền hạn nhất định, bạn nhé!
Theo Kênh14
Chia sẻ
Có nhà mà phải ăn Tết ở... chuồng trâu Đã 3 cái tết nay, ông bà phải ra đón giao thừa ở... chuồng trâu, ăn Tết trong sự "xa lánh" của hàng xóm bởi một lí do từ trên trời rơi xuống. "Ngày Tết, mọi nhà sum họp con cháu ăn bữa cơm tất niên, còn mình ăn cơm trên giường ngủ, kê ở giữa chuồng trâu! Nghĩ đời mình sao lại...