Kiều nữ “ngôi sao”: Không thể để tuổi trẻ chết mòn…
PR bar là những người mang niềm vui cho người khác và giấu nỗi buồn của mình… (Ảnh minh họa)
9g tối. Hẹn gặp tôi ở một… quán nhậu (chứ không phải quán cà phê) trên đường Hoàng Sa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), Minh Trang nói thật: “Chỉ khi có hơi men tôi mới nói về công việc mình từng làm được. Lúc tỉnh táo nhớ lại buồn lắm…”.
Trang chuẩn bị thi tốt nghiệp. Cô là sinh viên năm cuối ngành tài chính – tín dụng một trường cao đẳng có tiếng.
“Ngôi sao” cô đơn
Trang sinh năm 1989. Cô không phải là chân dài, cũng không đẹp rực rỡ. Nhưng Trang có nụ cười tươi tắn, trong trẻo. Kiểu nói chuyện của Trang có chút dễ thương của trẻ thơ và sự thông minh chững chạc. Cô biết cách khơi gợi để người đối diện cởi mở, chia sẻ. Điều đó lý giải tại sao cô PR bar sinh viên này trở thành “sao” ở tất cả những nơi cô làm.
Nhiều khách đến bar chỉ để được ngắm và nói chuyện với Trang. Mỗi lần cô chuyển chỗ làm thì ngay lập tức bar nơi cô vừa ra đi sẽ mất một nguồn doanh thu, còn nơi cô đến sẽ có một lượng khách sộp xuất hiện!
Trang mở lòng bằng nụ cười buồn: PR bar là những người đi bán nụ cười, mang niềm vui cho người khác và giấu nỗi buồn của mình. Người ta giàu có vô bar quăng tiền, còn chúng tôi thì lượm những đồng tiền đó. Nghề PR bar phải nhìn mặt khách mà sống: khách cười thì cười theo; khách buồn phải làm cho người ta vui; khách im lặng hoài thì căng đầu suy nghĩ phải nói gì để người ta chịu nói, chỉ cần một, hai câu cũng thấy nhẹ lòng rồi.
Nhưng có người khách nào để ý biết PR buồn hay vui! Họ chỉ biết cảm giác của mình thôi. Nếu họ biết chúng tôi rã rời, tủi thân và khóc… như thế nào trong nhà vệ sinh thì họ có nỡ làm những hành động thô thiển nữa không? Họ nghĩ gì nếu biết chúng tôi bị ép uống say mèm, cố móc họng ói cho ra rượu rồi đi như lết lên bar mà mặt vẫn tươi tỉnh, ráng uống tiếp để lấy tiền “boa” của họ?…
Phần lớn khách chỉ nghĩ họ bỏ tiền vô bar mua rượu, uống bia thì những PR như chúng tôi phải làm cho họ vui vẻ. Họ tha hồ “giở trò”. Tủi nhất là khách coi PR như một món hàng, đồ chơi, thản nhiên lựa chọn. PR đứng một hàng dài. Khách chỉ mặt người này người kia như lựa từng con cá! Khi nói chuyện về PR, họ gọi chúng tôi là con PR này, con PR nọ chứ không phải cô Lan cô Linh nào đó.
Khách đi bar trong mắt tôi chỉ có hai dạng: đàng hoàng và không đàng hoàng. Tiếp xúc với nhiều người ở đủ lứa tuổi, thành phần, tính cách… tôi hụt hẫng nhiều lắm. Có những người nhìn rất trí thức, làm cái nghề được xã hội tôn trọng là thầy giáo mà cũng chẳng ra thầy. Ai ngờ sau giảng đường, khi bước vô bar người thầy gần 50 tuổi ở một trường đại học nổi tiếng lại văng tục, nói những câu rất gợi dục.
Khi biết tôi là sinh viên đi làm kiếm tiền học, tôi đã xưng là “con” và gọi bằng “thầy” nhưng vẫn rủ tôi đi khách và làm những hành động không thể có ở một người thầy. Nhưng không phải người nào cũng thế. Có những vị khách rất tôn trọng chúng tôi, xem như em trong nhà hoặc như bạn bè. Họ chỉ uống và nói chuyện phiếm như một cách giải tỏa áp lực cuộc sống. Có người khách còn tạo điều kiện cho tôi học hành, giới thiệu chỗ thực tập trong ngân hàng…
Trở thành “sao” thích, vui nhưng tủi và buồn lắm. Nhiều bữa tôi chạy sô quá trời bàn trong khi những PR khác đứng chơi. Người ghét tôi thì nhìn với ánh mắt đố kỵ. Người hiểu tôi thì nhìn vẻ thương xót. Nhiều bữa khách giành giật tôi, đòi tôi đứng bàn của họ. Rượu, coca, bia… trộn lẫn ngập ứ trong dạ dày. Tôi say mèm, nhảy rất sung, la ó cứ như con hề làm trò vui cho thiên hạ nhìn và cười.
Làm nghề này rất dễ sa ngã. Đáng sợ là sa ngã không phải chỉ vì lý do khách quan mà còn vì chính bản thân PR. Mãnh lực đồng tiền kinh khủng lắm. Quan trọng nhất là mình phải kiên định ngay từ đầu. Có người đưa trước ngay tại bar vài triệu đồng cho một lần “đi chơi”, nói sẽ gửi thêm. Không bao giờ tôi nhận lời “đi chơi” như vậy.
Video đang HOT
Tuổi trẻ của mình rất ngắn và không thể giam hãm mãi trong chốn này… (Ảnh: My Lăng)
Tôi nghĩ công việc của mình là bán sức khỏe, bán nụ cười, bán lời ăn tiếng nói chứ không phải bán thân. Tôi cũng không dám tin 100% vào khả năng chống đỡ trước cám dỗ của đồng tiền nên ở nhà là an toàn nhất. Tủi thân nhất là mỗi đêm khuya chạy xe về một mình, lạnh, cô đơn, lẻ loi. Tôi cứ tưởng tượng người mình yêu thầm sẽ chạy theo bảo vệ mình rồi ngoái lại đằng sau. Nhưng chẳng có ai trên con hẻm vắng vàng vọt ánh đèn cao áp ấy…
Không ai hiểu và thông cảm cho PR bằng chính PR. Có lần tôi dẫn nhóm bạn cùng lớp vào bar chơi. Kể từ đó họ xa lánh và nhìn tôi với ánh mắt kỳ thị. Họ xì xầm rỉ tai những người khác trong lớp là… tôi làm gái!
Không thể để tuổi trẻ chết mòn…
Ở ngoài tôi rất teen. Nhưng trong bar tôi như một người khác hẳn: chững chạc, không hiền cũng không dữ. Vô môi trường này phải “cứng” chứ yếu quá sẽ bị ăn hiếp ngay! Nói chuyện với khách mà tỏ vẻ ngây thơ thì khách sẽ nói mình giả nai nên phải chững chạc, nửa thật nửa giả.
Bố mẹ chỉ biết tôi làm ở quán ăn. Bố tôi có hai vợ, suốt ngày say xỉn và chửi mắng. Thu nhập quá bấp bênh của mẹ tôi không đủ chi tiêu cho gia đình. Thương mẹ quá, tôi không dám ngửa tay xin tiền tiêu xài lặt vặt. Tôi xin làm PR ở bar LB (Q.3) khi chuẩn bị nhập học. Thật ra công việc này đã cho tôi rất nhiều thứ: có tiền ăn học, giúp gia đình, có nhiều mối quan hệ tốt, tự tin hơn khi giao tiếp chứ không nhút nhát như trước, khả năng nói tiếng Anh tốt hơn vì ở những bar bên Q.1 tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách là người nước ngoài.
Tôi đang đi học và có nhiều khách nên được quản lý du di. 5g chiều học xong là lật đật chạy về nhà tắm rửa, không dám ăn cơm, chạy tới chỗ làm đã 7g tối. Bụng lép kẹp nhưng nốc toàn hỗn hợp rượu – coca – bia – trà đá rồi lại “hò”, mệt lử! Tới 1g sáng mới được về. Về nhà chỉ lăn ra ngủ, không ăn uống nổi. Nhiều bữa tôi không còn sức tẩy trang, ngủ thiếp đi. 6g30 sáng đã chạy xe đi học.
Tôi làm PR là để lấy ngắn nuôi dài. Đến lúc nhận ra việc học quan trọng hơn kiếm tiền thì tôi dừng lại, tập trung học và thi tốt nghiệp. Tôi không dám để tuổi trẻ mình chết mòn trong môi trường này: tiền nhiều mà tai tiếng cũng nhiều. Sau hai tháng trở lại làm sinh viên, nhìn lại khoảng thời gian ba năm qua tôi mừng và sợ. Mừng vì mình không sa ngã. Sợ vì nghĩ lỡ một phút mềm lòng thôi là tôi đã rất khác rồi. Niềm tin trong tôi bị đánh mất nhiều quá. Giờ nghĩ lại tôi thấy thương những cô PR. Họ không trình độ, cứ sáng ngủ tối làm PR, tương lai mù mịt, mơ hồ…
Tôi còn có tuổi trẻ, có học hành và cả một tương lai. Chính những lúc khó khăn nhất là lúc tôi thấy mình mạnh mẽ nhất để chiến thắng nghịch cảnh cuộc đời. Tôi tự hào, trong bất cứ ngành nghề nào, bản thân người trẻ phải quyết định được vị trí và sự lựa chọn giá trị của mình. Tôi luôn tin như vậy!
Theo Tuổi Trẻ
'Nữ quái' tuổi teen cùng những lần đi dạt
Không khóc lóc, không tỏ ra bi lụy và cũng không quá nặng nề về án cải tạo 10 năm tù giam của mình, đó là những điều tôi nhận thấy ở Đinh Thị Quỳnh Dung đang cải tạo tại Trại giam Thanh Phong (Nông Cống -Thanh Hóa).
Cô còn rành rọt kể cho tôi nghe những chuyện trước đây, bằng một cái giọng rất cứng rắn.
Phá bĩnh để đổi đời
Dung năm nay ở tuổi 19, nhưng sắc sảo và với những câu nói hoạt ngôn, người đối diện sẽ nhận ra vẻ lọc lõi của cô. Sự lọc lõi đó là đời dạy cho cô. Khi mới 15 tuổi cô đã bỏ gia đình ấm cúng ở phố Khâm Thiên (Hà Nội), ra ở riêng với khát vọng sống tự lập, tự do. So với những cô gái vị thành niên khác, cô bạo dạn hơn nhiều.
Hậu quả của việc dạt nhà sẽ là gì?
Ban đầu, cô xin làm những công việc đơn giản như gội đầu, xếp bóng bida... Như thế cũng đủ cho cô phần nào trang trải cuộc sống tự do và va vấp vào nhiều mối quan hệ khác.
Đời nhiều cạm bẫy, ai cũng biết thế, những người làm cha làm mẹ cũng dạy con cái mình thế. Nhưng cha mẹ Dung chẳng thể ngờ được rằng, từ những công việc đơn giản, cô con gái khá xinh xắn của họ đã bắt quen với nhiều đàn anh đàn chị trong xã hội. Họ vốn lọc lõi trong giang hồ và sẵn sàng "cưu mang" một cô em gái bé bỏng chân yếu tay mềm! Họ đã huấn luyện cho Dung biết buôn bán ma túy để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Buôn bán ma túy, la cà quán xá và sàn nhảy, rồi trở thành những kẻ dạt nhà. Mối quan hệ xã hội của Dung ngày càng trở nên phức tạp. Dung cũng như hàng nghìn những cô gái dạt nhà khác, trở thành gái nhảy sàn, gái giang hồ, dân buôn hàng cấm và rơi vào vòng tù tội. Điều đó không chỉ làm gia đình đau lòng mà còn khiến xã hội bất ổn. Nguyên nhân là do tính hiếu thắng của tuổi teen, sự buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình khiến các em sa ngã.
Đinh Thị Quỳnh Dung chỉ là một trong số cả trăm phạm nhân tuổi teen đang thụ án tại các trại giam. Ngồi nói chuyện, tôi thấy Dung thực sự hoạt ngôn và có "lý luận" riêng của một cô gái tuổi teen để bao biện cho những hành động ngỗ ngược, phạm tội của mình.
Cô vô tư nói về những gì mình đã làm ở bên ngoài. Cô đổ hết lỗi cho xã hội, cô bảo chỉ vì cuộc sống thiếu thốn, không đủ trang trải cho cuộc sống (vốn cần nhiều tiền) của cô. Cô coi tất cả những điều đó làm nên tội chứ không phải những hành động phạm pháp của mình.
Dung cười nói: "Em bỏ học từ năm lớp 9, vì muốn đi kiếm tiền, sau đó thấy đồng lương quá ít ỏi, không đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày, cho việc thuê nhà. Em đã cố gắng và đã đi theo con đường khác, em đã phải chấp nhận xuống đường đi buôn ma túy".
Tôi hỏi lại em: "Nếu ai cũng như em, thì xã hội sẽ đi đến đâu? Cứ không đủ tiền tiêu thì làm việc phạm pháp thì sẽ làm cho xã hội nhiễu loạn, phải không?". Dung lại đổ lỗi cho người lớn, rằng còn có quá nhiều người tham ô. Người lớn phạm tội được, tại sao người trẻ không(?!) Câu nói của Dung làm tôi giật mình.
Dung tiếp: "Nếu được đối xử công bằng, với việc trả đồng lương xứng đáng thì liệu em có phải vào tù, để anh đến và gọi em lên hỏi chuyện không? Cho nên, em cần phải làm gì đó. Cần phải có chí hướng và hành động của mình. Giống như phá bĩnh những điều rất nhàm chán để đổi thay".
Dung biến thành cô gái chơi bời sau khi trải qua khá nhiều nghề, cô gia nhập vào nhóm anh chị xã hội và giới thiệu cho nhau đi buôn bán ma túy. Cô và nhóm của cô đã có mặt ở hầu hết các sàn nhảy tại Hà Nội để cung cấp thuốc cho dân lắc, dân nhảy. Nhóm của cô gồm 4 người đều đã bị bắt, trong đó có gã đàn ông tên Quang sinh năm 1978, là người yêu của Dung.
Hiện Quang cũng đang cải tạo tại Trại Thanh Phong. Trước khi bị bắt, Quang là người luôn đi mua ma túy từ một số "đầu mối" về để Dung đi bán, cũng là người giới thiệu cho Dung rất nhiều mối quan hệ từ những kẻ đàn chị, đàn anh khác. Dung cảm thấy sung sướng với công việc mình làm, vì nó ra tiền và rất... bõ công. Niềm vui chẳng được bao lâu, nhóm của Dung có 4 người cùng hoạt động đã bị tóm gọn vào năm 2008. Dung bị kết án 10 năm tù giam.
Thời oanh liệt đâu còn
Đời nhiều cạm bẫy, ai cũng biết thế
Những "teen-girl" có trào lưu dạt vòm là những cô cậu có bản lĩnh. Trước hết là phải để cho mình có một con tim thép, không mủi lòng trước nước mắt của mẹ, ngồi sau xe một gã thanh niên rồ ga, không sợ chết. Rồi phải học cách hút thuốc, học cách chơi và phải liều khi đi cướp, đi buôn ma túy. Tức là không sợ đi tù. Còn Dung, không hề giống những phạm nhân khác.
Thường thì trong lao tù, khi được người khác hỏi, họ phải tỏ ra ân hận, hoặc buồn phiền. Đằng này, dường như Dung không biết đến nỗi buồn. Cô vẫn đeo đồng hồ và đồ trang sức. Cô vẫn rất tự tin như một nữ tuổi teen có số có má, dù rằng không còn được tung hoành ở bên ngoài nữa.
Nếu cho Dung trở lại "thiên đường" ở bên ngoài thì cô vẫn chưa biết sẽ làm gì. Cô thổ lộ vậy. Nhưng cô rất nhớ thế giới bên ngoài. Ở đó có những vũ trường tự do đi kiếm tiền, là những nhà nghỉ, những cuộc tình chớp nhoáng và những cuộc hiến dâng hết mình và không có điểm dừng.
Còn cô gái tên Nguyễn Thị Nga, tôi cũng gặp khi hỏi chuyện Dung thổ lộ thế giới bên ngoài thật tuyệt diệu. Với cô, đó là những cuộc chơi bời thâu đêm suốt sáng, những trận đua yêng hùng, những đêm bia rượu say xỉn và ngủ tập thể. Khi ở trong lao tù, các cô rất nhớ "thiên đường" của mình ở bên ngoài. Đó là cuộc sống tự do và dễ dàng có thể phá phách, làm theo ý mình, sống theo cách mà mình thích.
Cả Dung và Nga đều không rơi một giọt nước mắt nào như những người phụ nữ khác tôi gặp trong lao tù. Vào trại Thanh Phong, Dung được tạo điều kiện học nghề thêu và cô được phân vào đội thêu. Cầm mũi kim, cô không thể quên được thế giới bên ngoài, cô ao ước mình sớm được trở về với thế giới đó. Cô mong mình có thể nhanh chóng được trở về. Tôi hỏi Dung: "Ra ngoài em có định yêu lại, làm lại cuộc đời?" Cô lắc đầu: "Em cũng chẳng biết là có thể yêu được ai nữa không. Có khi không yêu được ai nữa. Giờ em chán ghét đàn ông".
Để trở thành một "teen-girl" giang hồ cũng phải học, làm sao cho tinh thần chai sạn, không sợ hãi trước bất cứ điều gì. Một cô gái ở Trại Thanh Phong đã nói như thế. Khi tiếp xúc với những người như Dung, Liên, Hoa... tôi hiểu rằng điều đó là đúng. Điều đó thể hiện rõ nhất ở Dung. Cô luôn là người biết đề phòng trước đàn ông vì kinh qua tình trường. Cô cũng luôn khôn khéo trong giao tiếp vì dày dặn kinh nghiệm trong va vấp xã hội. Dung bị bắt vào tháng 1 năm 2008, khi chưa đầy 18 tuổi.
Dung tâm sự rằng, mình yêu từ ngày còn học lớp 9, nhưng chỉ là tình yêu bọ xít. Đến khi cô bỏ học, bỏ nhà đi ở riêng thì cô lao vào yêu đương quá nhiều, có tư tưởng "sưu tập" đàn ông. Cô buông tuồng, nghĩ thoáng cho và dễ dàng cho - nhận. Cô quan niệm mình nên học theo phong cách Tây, và quan hệ tình dục vào lứa tuổi teen cũng không thuộc phạm trù đạo đức.
Cô thản nhiên: "Thích thì yêu, thích thì cho, chứ không phải nghĩ rằng sau này làm vợ chồng thì mới cho. Em nghĩ, yêu đương thì chỉ là chuyện nhỏ. Không phải cứ yêu là nghĩ rằng phải lấy nhau". Điều gì đã cho một cô gái chưa đầy 19 tuổi ăn nói hoạt ngôn và sắc sảo như vậy. Đem thắc mắc này ra thổ lộ, Dung vô tư nói đó là do những ngày tháng giang hồ dạy cho.
Khi tiếp xúc với những đàn anh đàn chị, Dung được dạy dỗ, chỉ bảo cách cư xử khi va vấp. Nhưng cô là nữ, luôn thể hiện mình có các đàn chị đàn anh đứng sau. Vì thế, khi va vấp với ai, cô sẵn sàng xông vào đấm đá, và nếu chưa giải quyết xong thì sẽ gọi anh chị đến xử theo luật.
Đồng chí Trương Văn Khải - Phó giám thị Trại giam Thanh Phong nói: "Vào trại này, Dung thể hiện cá tính mạnh mẽ, định ra điều làm đàn chị trong phòng chung với những phạm nhân khác, tôi phải làm cho cái ý nghĩ đấy của cô ta xẹp xuống đó".
Tôi từng biết, có một ngôi làng có nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Những ông bố bà mẹ đã nhờ Công an bắt con bỏ tù, để nhà giam quản và rèn con cái họ. Tại sao họ không quản con cái mình cho tốt, giáo dục con cái bằng trách nhiệm, tình thương của người cha người mẹ đối với con cái? Tôi cũng biết, cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
Lứa tuổi thanh thiếu niên vốn tò mò, ưa phá bĩnh, lại thích sống tự do, để quản được chúng, ngăn được chúng khỏi hư hỏng là điều thật không dễ dàng. Chính sự buông lỏng quản lý của gia đình đã làm tăng thêm những cô chiêu cậu ấm bỏ nhà đi bụi và sa ngã, dấn thân vào con đường tội lỗi.
Một cô gái trẻ như Dung, như Nga mà ma túy, thuốc lắc, quán bar, sàn nhảy... thứ gì cũng biết báo hiệu một điều rằng lớp trẻ ngày nay rất dễ sa vào cám dỗ. Những bậc phụ huynh không thể mải mê kiếm tiền, để mặc con cái hư hỏng, rồi giao hết trách nhiệm cho xã hội. Nhà giam là nơi chỉ phần nào rèn giũa, giáo hóa các em, để các em có thể ăn năn hối cải, làm lại cuộc đời mình. Quan trọng nhất là mỗi gia đình hãy có trách nhiệm hơn trong việc dạy dỗ con cái.
Với Dung, một cô gái xinh xắn và thực sự có gan, tôi mong em sẽ hối cải. Em sẽ biết thương cha mẹ, vì em tâm sự cha mẹ em rất bình thường. Dung cũng có một cậu em trai rất kháu khỉnh. Tôi mong em sau này có thể làm lại cuộc đời. Bởi vì nếu em biết ăn năn thì chưa có gì là muộn.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Ám ảnh "cứu nét" của một thiếu nữ sa ngã Lúc đó đã 1h30 sáng, vì chơi cả ngày mệt nên Nga đồng ý. Đêm đó, Nga đau đớn hiểu thế nào là "cứu nét" đúng nghĩa. Nguyễn Thị Nga (17 tuổi, quê Tuyên Quang) đang là học viên của Trung tâm Giáo dục Lao động và Xã hội số 2 (Ba Vì, Hà Nội). Đang ở cái tuổi đẹp nhất của cuộc...