Kiều nữ “hạ gục” hàng chục cán bộ hải quan lãnh án chung thân
Gần 30 cán bộ hải quan bị nữ doanh nhân mua chuộc, tiếp tay cho đối tượng “rút ruột” hơn 80 tỷ đồng tiền hoàn thuế của nhà nước.
Ngày 11/11, sau một tháng xét xử và nghị án, TAND TPHCM đã tuyên án, phạt bị cáo Trần Thị Bích Tuyền (37 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công ty TNHH Đại Đắc Tài), bị cáo Hứa Châu (giám đốc Công ty TNHH TM một thành viên Lâm Kim Ngọc), bị cáo Lê Dũng (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn) án tù chung thân về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu, đưa hối lộ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo trong vụ án trước vành móng ngựa
Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Văn Biên (52 tuổi, nguyên Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang) lãnh 12 năm tù. 25 cựu cán bộ hải quan của An Giang và Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 – Hải quan TPHCM nhận từ 2 đến 10 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Là người duy nhất trong vụ án thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, tố cáo sai phạm của các cán bộ hải quan và là mắt xích quan trọng giúp cơ quan điều tra phá án, bị cáo Nguyễn Văn Dũng (cựu cán bộ hải quan cửa khẩu Khánh Bình, An Giang) được tòa cho hưởng 3 năm tù treo.
Đây là một trong 6 đại án vừa được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo sớm đưa ra xét xử. Vụ án này có số lượng cán bộ hải quan bị xử lý nhiều nhất từ trước đến nay. Ngoài 43 bị cáo còn có 2 người khác bỏ trốn, đang bị truy nã.
Theo cáo trạng, lợi dụng chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Tuyền nảy ý định tìm cách chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Tuyền bàn bạc với Lâm Tuấn Phát (Giám đốc công ty CP Cảnh Phong) lập hồ sơ xuất khẩu khống sang Campuchia rồi sử dụng làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Cho rằng công ty Cảnh Phong là doanh nghiệp tư nhân, thủ tục hoàn thuế sẽ bị kiểm tra kỹ, gặp nhiều khó khăn, Tuyền và Phát thống nhất tìm cách tiếp cận, quan hệ và đặt vấn đề “làm ăn” với Lê Dũng – Giám đốc công ty CP TPCN Sài Gòn, là doanh nghiệp có 51% vốn nhà nước.
Video đang HOT
Hai kiều nữ Bùi Bích Tuyền và Hứa Châu (áo hồng) lãnh án chung thân
Từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2013, Lê Dũng đã đại diện công ty ký 145 hợp đồng ngoại thương khống với nội dung bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Trần Thị Bích Tuyền thông qua pháp nhân của 2 công ty do Tuyền quen biết ở Campuchia. Tổng giá trị các hợp đồng là 1.375 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là hơn 134,5 tỷ đồng.
Sau khi có hồ sơ khống, Tuyền, Dũng và đồng phạm đã lập hồ sơ, xin hoàn thuế được 80,3 tỷ đồng rồi chiếm đoạt. Sở dĩ các bộ hồ sơ khống trên có giá trị pháp lý là do sự tiếp tay, ký khống của các cán bộ, công chức Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang.
Tòa nhận định trong vụ án này, Lê Dũng là đối tượng chủ mưu cầm đầu. Với vai trò là giám đốc Công ty CP TPCN Sài Gòn có khả năng quyết định, Lê Dũng đã bàn bạc với Trần Thị Bích Tuyền và Hứa Châu để ký các hợp đồng khống mua vào và xuất khẩu thuốc lá. Sau đó, bị cáo chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ xuất khẩu để xin hoàn thuế GTGT.
Số tiền thu lợi từ thủ đoạn này, bị cáo chia cho Hứa Châu 40% và Trần Thị Bích Tuyền 35%, phần còn lại 25% nộp vào quỹ Công ty CP TPCN Sài Gòn. Bị cáo Lê Dũng không nhận tội, đổ lỗi cho cấp dưới nhưng bị cáo đã ký tên, đóng dấu.
Xuân Duy
Theo Dantri
Hàng chục cán bộ Hải quan tiếp tay doanh nghiệp lừa tiền hoàn thuế
Cáo trạng thê hiên 28 bị cáo nguyên là cán bô hải quan đã có hành vi tiếp tay cho doanh nghiệp, ký không hô sơ hải quan để giúp doanh nghiệp lấy hàng tỷ đồng tiền hoàn thuế của nhà nước.
Đánh tráo hàng qua mặt hải quan
Ngày mai (12/10), TAND TPHCM bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm 40/43 bị cáo trong vụ án Lê Dũng, Trần Thị Bích Tuyền, Hứa Châu cùng đồng phạm can tội "buôn lậu", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "đưa hối lộ", "môi giới hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại TPHCM, An Giang. 3 bị cáo còn lại hiện đang bỏ trốn.
Bị cáo trong vụ án này có 28 người nguyên là cán bộ hải quan thuộc Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TPHCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang). 28 bị cáo cùng bị đưa ra xét xử về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Các bị cáo trong phiên xử sơ thẩm vào tháng 6/2016, sau đó phiên tòa này bị hoãn
Theo nội dung vụ án, tháng 9/2013, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực Miền nam thuộc Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan ) kiểm tra 2 container do Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn - gọi tắt là Công ty CPTPCN SG (trụ sở P.Bến Thành, Q.1), do Lê Dũng làm giám đốc ghi xuất khẩu mặt hàng thuốc lá, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, trị giá 190 triệu đồng.
Trong lúc Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực Miền nam đang thực hiện kiểm tra thì Hứa Châu (nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM MTV Lâm Kim Ngọc) cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá, đóng vào 2 container nhằm vận chuyển đến hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container đang bị kiểm tra. Tuy nhiên, hành vi đánh tráo bị phát hiện.
Cho qua để được ăn nhậu, chung chi
Quá trình điều tra vụ án xác định, Công ty CPTPCN SG có ngành nghề kinh doanh là đại lý mua bán ký gửi hàng hóa, mua bán hàng lương thực, thực phẩm, nông lâm sản nguyên liệu...
Lợi dụng chính sách thông thoáng của nhà nước trong việc quản lý hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu cũng như hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, Trần Thị Bích Tuyền (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công ty TNHH Đại Bắc Tài) tìm cách móc nối với Lê Dũng, Hứa Châu thỏa thuận ký các hợp đồng mua bán giả tạo, xuất hóa đơn GTGT ghi khống nội dung là mặt hàng thuốc lá có giá trị cao cho Công ty CPTPCN SG.
Sau đó, Công ty CPTPCN SG ký hợp đồng bán khống sang hai công ty tại Campuchia để làm thủ tục xuất khẩu nhưng hàng hóa thực xuất là mặt hàng rẻ tiền hoặc không có giá trị kinh tế. Từ đó, phía công ty của Lê Dũng sẽ làm thủ tục xin hoàn thuế GTGT , chiếm đoạt hơn 80 tỉ đồng của nhà nước, chia nhau chiếm hưởng cá nhân.
Trong 28 nguyên cán bộ, công chức hải quan bị đưa ra xét xử về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", có 3 bị cáo nguyên là công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TPHCM gồm: Nguyễn Tiến Lộc (54 tuổi, ngụ Q.10), Lê Hà (58 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh), Đinh Văn Trí (nguyên, 51 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức).
3 bị cáo trên với nhiệm vụ ký duyệt các tờ khai, kiểm hóa hàng hóa xuất khẩu nhưng không mở container và từng kiện hàng kiểm tra xem hàng hóa thực chất bên trong, chỉ xem bên ngoài, ký xác nhận đã kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. Sau khi ký xác nhận, các cán bộ hải quan này được dẫn đi ăn uống và được "bồi dưỡng".
25 bị cáo còn lại là các cán bộ, công chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang) gồm: nguyên Chi cục trưởng Nguyễn Văn Biên có hành vi chỉ đạo ký khống 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho Công ty CPTPCN SG để nhận hơn 265 triệu đồng; nguyên Phó chi cục trưởng Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công chỉ đạo ký khống 120 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho Công ty CPTPCN SG để nhận gần 117 triệu đồng.
Tương tự, các cấp dưới của Biên gồm nguyên Đội trưởng nghiệp vụ hải quan Nguyễn Thanh Lâm, nguyên Đội trưởng đội tổng hợp Nguyễn Văn Thanh cùng 23 công chức hải quan khác thừa nhận ký khống để được hưởng lợi.
Trước đó, TAND TP HCM đưa vụ án này ra xét xử nhưng các cán bộ Hải quan đều chối tội nên tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Diễm My
Theo Dantri
31 cán bộ hải quan hầu tòa, chỉ 1 người nhận tội Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp khai khống hồ sơ xuất nhập khẩu để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế của nhà nước, 31 cán bộ hải quan phải hầu tòa. Tuy nhiên, tại tòa, các bị cáo đều chối tội, chỉ có 1 bị cáo nhận tội. Ngày 20/6, phiên tòa xét xử bị cáo Lê Dũng và...