Kiều nữ 9X nào có tạo hình cổ trang lung linh nhất?
Cùng ngắm các kiều nữ 9X Hoa ngữ xinh đẹp trong tạo hình cổ trang.
1. Trịnh Sảng
Trịnh Sảng (sinh năm 1991) nổi lên thành sao sau bộ phim truyền hình Cùng ngắm mưa sao băng. Cô chinh phục khán giả với vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết. Chỉ trong hai năm trở lại đây, Trịnh Sảng tham gia khá nhiều bộ phim cổ trang đình đám như Họa Bích, Thái Bình Công Chúa Bí Sử, Võ Tắc Thiên Bí Sử, Hoàng Đồ Đằng….
Trịnh Sảng trong Hoàng Đồ Đằng
Trịnh Sảng trong Võ Tắc Thiên Bí Sử
2. Ô Tĩnh Tĩnh
Ô Tĩnh Tĩnh (sinh năm 1990) bỗng chốc trở thành tâm điểm được bàn luận sôi nổi trên mạng khi được đạo diễn Ưu Tiểu Cương chọn thể hiện vai mỹ nhân Tây Thi trong Tây Thi Bí Sử. Ban đầu, phần lớn khán giả đều cho rằng Tĩnh Tĩnh chưa đủ đẹp để hóa thân thành Tây Thi – người được coi là đẹp nhất trong Tứ đại mỹ nhân cổ điển Trung Hoa. Tuy nhiên khi phim lên sóng, người xem dần bị chinh phục bởi vẻ đẹp tuy không rực rỡ nhưng rất trong sáng của Tĩnh Tĩnh. Ngoài Tây Thi Bí Sử, Ô Tĩnh Tĩnh còn góp mặt trong bộ phim truyền hình Dương Quý Phi Bí Sử.
Với gương mặt xinh như búp bê, nữ diễn viên sinh năm 1990 Cổ Lực Na Trát không chỉ đắt hàng quảng cáo mà còn được đông đảo khán giả màn ảnh nhỏ yêu mến. Cô từng được người xem hết lời khen ngợi bởi tạo hình xinh như tiên nữ trong bộ phim cổ trang Hiên Viên Kiếm.
4. Từ Lộ
Tuy mới 18 tuổi nhưng cô nàng Từ Lộ lại có tạo hình khá chững chạc trong hai bộ phim cổ trang Hậu Cung Chân Huyên Truyện và Tân Hồng Lâu Mộng.
Video đang HOT
Cùng ngắm một số người đẹp 9X khác trong tạo hình khổ trang:
Đàm Tùng Vận (sinh năm 1990) trong Hậu Cung Chân Huyên Truyện.
Lam Doanh Oánh (sinh năm 1990) trong Họa Bích.
Đổng Tuệ (sinh năm 1997) tham gia các bộ phim truyền hình cổ trang
như Mỹ nhân thiên hạ, Mỹ nhân vô lệ.
Trương Tuyết Nghênh (sinh năm 1997) trong Mỹ nhân tâm kế.
Quách Hiểu Đình (sinh năm 1993) từng tham gia các bộ phim nổi tiếng
như Bộ bộ kinh tâm, Tiên kiếm kỳ hiệp 3, Triệu thị cô nhi.
Từ Kiều (sinh năm 1997) từng góp mặt trong các bộ phim Hoa Mộc Lan,
Chiến Quốc.
Nhược Anh
Theo VNN
Phim bí sử làm sai lệch... chính sử
Vài năm gần đây, thể loại phim bí sử Trung Quốc ngày càng trở nên nở rộ và rất ăn khách bởi sự khéo léo của các nhà làm phim trong việc nhào nặn những chi tiết mới lạ, chưa từng có trong lịch sử hấp dẫn người xem. Song cũng vì lạm dụng hai chữ "bí sử" mà nhiều phim rơi vào tình trạng sai lệch cả chính sử...
Điểm cộng
Chi tiết mới lạ
Những bộ phim về các nhân vật lịch sử đôi khi xây dựng nhiều lần với cốt truyện tương tự nhau có thể dẫn đến sự nhàm chán, cho nên bí sử chính là "mảnh đất" khá màu mỡ để các nhà biên kịch thi nhau khai thác, phóng bút để tạo ra các tình tiết mới mẻ và hấp dẫn người xem.
Hàng loạt các bộ phim bí sử đã ra đời như: Võ Tắc Thiên bí sử, Hiếu Trang bí sử, Thái tổ bí sử, Hoàng thái tử bí sử, Khang triều bí sử, Dương quý phi bí sử, Thâm cung bí sử... Và trong đầu năm 2012, hai bộ phim cũng thuộc đề tài này đã được xây dựng và đang khởi chiếu: Thái Bình công chúa bí sử (đạo diễn Lý Hàn Thao, biên kịch Châu Túc), Tây Thi bí sử (đạo diễn Long Tiểu Cương) cũng rất gây sốt.
Một cảnh trong phim Dương Quý Phi bí sử
Vẫn là những câu chuyện về đấu đá trong hậu cung và triều chính nhưng thay vì việc "vẽ" hẳn ra một bối cảnh hoàn toàn mới lạ, các nhà làm phim "bí sử" lại nhàn hạ hơn hẳn. Bởi lẽ, các phim thuộc đề tài này đều là bức tranh toàn cảnh về một nhân vật lịch sử có thật, lấy đó làm cốt truyện chính để phát triển thêm. "Bí sử", là những bí mật chưa từng tiết lộ liên quan đến những danh nhân tiếng tăm lẫy lừng trong lịch sử nhưng thực tế ai cũng hiểu rằng, những chi tiết "hư hư thực thực" ấy chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tưởng của các nhà làm phim.
Tuy nhiên, cũng chính từ những chi tiết "giả mà như thật" này lại đem đến cho người xem cảm giác mới mẻ và vô cùng thích thú xung quanh nhân vật mà họ "nhẵn mặt" từ lâu.
Dàn diễn viên trẻ, đẹp
Hơn nữa, một thế mạnh rất lớn cho phim bí sử Trung Hoa là giàn diễn viên vô cùng trẻ, đẹp. Mỗi bộ phim luôn quy tụ các mỹ nhân của Hoa ngữ khiến người xem không muốn rời mắt khỏi màn hình. Đơn cử, với Võ Tắc Thiên bí sử (đạo diễn Vưu Tiểu Cương) đã tập hợp dàn diễn viên vô cùng hoành tráng, trẻ trung, xinh đẹp. Riêng vai diễn Võ Tắc Thiên - người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc được 4 mỹ nhân lần lượt đóng khi bà từ trẻ, trung niên đến về già: Ân Đào, Lưu Hiểu Khánh, Tư Cầm Cao Oa, Quy Á Lôi... Ngoài ra, sự tham gia của Chung Hân Đồng, Tần Hải Lộ, Trịnh Sảng khiến phim trở nên lung linh và hấp dẫn hơn.
Ân Đào (Võ Tắc Thiên lúc trẻ) và Tần Hải Lộ (hoàng hậu)
Lưu Hiểu Khánh (Võ Tắc Thiên tuổi trung niên)
Trịnh Sảng (công chúa Thái Bình)
Chung Hân Đông (Thượng Quan Uyển Nhi lúc trẻ)
Tây Thi bí sử mới ra mắt công chúng cũng không kém cạnh về giàn diễn viên nữ "hút mắt"... Ô Tĩnh Tĩnh (Tây Thi), Triệu Chí Dao (Trịnh Đán), Trình Hiểu Yến (Nhã Ngư), Tần Tuyết (Thu Hiền), Thôi Bảo (Ninh phi), Trương Dương (Mộng Dao)... Các phim bí sử khác cũng hội tụ nhiều mỹ nhân không kém.
Tây Thi bí sử
Nàng Tây Thi (Ô Tĩnh Tĩnh)
Điểm trừ
Dĩ nhiên, với dòng phim bí sử, những chi tiết càng mới lại, thật thật giả giả khó phân biệt lại càng hút khách. Tuy nhiên, có lẽ dưới bàn tay nhào nặn và trí tưởng tượng quá phong phú của các nhà làm phim, nhà biên kịch đã dẫn đến sự quá đà trong bí sử. Sự sai lệch lịch sử quá mức trong một số phim khiến khán giả lên án, chỉ trích.
Thái Bình công chúa bí sử đang được khởi chiếu là minh chứng điển hình cho sự "bóp méo" lịch sử quá đà này. Bộ phim không chỉ thêm thắt những chi tiết mới lạ mà còn thay đổi cả chính sử, đi quá xa với sử sách đã được ghi chép lại khiến phần lớn khán giả bức xúc. Công chúa An Định vốn là tiểu công chúa yểu mệnh đã chết khi mới lọt lòng của Võ Mỵ Nương. Nhưng dưới bàn tay "phù phép" của nhà biên kịch Châu Túc, vị tiểu công chúa đã "hồi sinh" kỳ diệu. Thậm chí, vị công chúa này giống hệt công chúa Thái Bình và cô đã bắt cóc Thái Bình thật, thay thế để sống trong cung. Còn vị Thái Bình mà lịch sử vẫn ghi chép nay lại phiêu lưu nơi thảo nguyên đồng cỏ, sống cuộc sống an nhàn, không màng chính sự. Nếu nói phim bí sử vô lý thì có vẻ nực cười nhưng chi tiết hư cấu này đã làm đảo lộn cả lịch sử.
Thái Bình công chúa bí sử bị lên án vì sai lịch sử
Bên cạnh đó, vấn đề tạo hình nhân vật trong phim cũng gây nhiều tranh cãi. Thay vì thiết kế trang phục thời Đường nguyên bản thì các chuyên gia tạo hình lại sáng tác thành hàng loạt các bộ "cánh" đa dạng, lai tân với thời trang hiện đại. Nhất là những phân cảnh của người đẹp Lưu Vũ Hân - Võ Mỵ Nương "trút bỏ" thân phận ni cô và bắt đầu về sống trở lại trong cung, tóc đang mọc dài với chiếc áo ngủ rất "model", thời thượng...
Tạo hình của Lưu Vũ Hân - Võ Tắc Thiên quá hiện đại
Dù với dàn diễn viên đẹp, nổi tiếng như: Lưu Vũ Hân, Lý Tương, Trịnh Sảng, Giả Tịnh Văn, Lam Yến, Tưởng Lâm Tịnh, Từ Vĩ Lộ, Du Tiểu Phàm, Trương Hàn, Đồ Lê Mạn, Tôn Diệu Kỳ, Viêm Hoằng... nhưng lịch sử "méo mó" của cốt truyện đã khiến bộ phim bị kém hấp dẫn rất nhiều.
Bên cạnh đó, Tây Thi bí sử cũng khiến khán giả lên án bởi việc khắc họa nhân vật chính không đúng với thực tế lịch sử. Trong lịch sử, Phù Sai là một hôn quân tự cao tự đại, ham mê tửu sắc, sau khi gặp Tây Thi thì bỏ bê triều chính, một tay hủy hoại cả giang sơn. Nhưng Phù Sai của Mã Cảnh Đào lại thể hiện là một đức vua mưu trí song toàn, yêu nước thương dân. Vị Phù Sai này khiến người xem trở nên quá "lạ lẫm", khó lòng có thể chấp nhận được.
Khắc họa nhân vật vua Phù Sai (Mã Cảnh Đào) không đúng lịch sử
Ngoài hình tượng nhân vật Phù Sai không hợp lý, Tây Thi bí sử còn theo đuổi quan niệm tình yêu vô cùng hiện đại với những câu thoại tình tứ quá mức táo bạo, không hề phù hợp với con người và bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Đây cũng là điều khán giả chưa mấy hài lòng.
Ngoài ra, Dương Quý Phi của Ân Đào trong Dương Quý Phi bí sử cũng bị khán giá lên tiếng chê là quá mảnh mai, không giống như đại mỹ nhân "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" mà các sử gia từng mô tả.
Ân Đào bị chê quá mảnh mai khi vào vai Dương Quý Phi
Thậm chí, Võ Tắc Thiên bí sử gặp phải sự chỉ trích của khán giả ngay từ khi mới tung ra trailer. Những hình ảnh tương đối nhạy cảm trong phim với các cảnh phòng the và những cảnh "khóa môi" nóng bỏng của vua Lý Trị (Dương Thiếu Quần) và Võ Mị Nương (Ân Đào) và giữa Lý Trị với Hoàng Hậu (Tần Hải Lộ). Khi Võ Tắc Thiên về già vẫn có những cảnh đùa giỡn nhạy cảm cùng chàng trai trẻ. Quá nhiều cảnh nóng, thậm chí đến mức thô thiển khiến khán giả phải thốt lên: "Đây đâu phải phim bí sử".
Võ Tắc Thiên bí sử có quá nhiều cảnh nóng
Các nhà làm phim Võ Tắc Thiên bí sử ngay từ đầu đã tuyên bố rằng họ sẽ dựa vào lịch sử cũng như thêm vào nhiều truyền kỳ để tạo nên một tác phẩm độc đáo về vị nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, bộ phim lại có nhiều tình tiết sai lịch sử nghiêm trọng. Theo lịch sử, Đường Thái Tông Lý Thế Dân thấy tên thật của Võ Tắc Thiên không đẹp nên đã đổi lại thành Võ Mị. Sau này, dân gian gọi bà là Võ Mị Nương. Tuy nhiên, trong Võ Tắc Thiên bí sử, ngay khi gặp Đường Thái Tông, Võ Tắc Thiên đã tự nói rằng mình tên là Võ Mị Nương.
Khán giả là những người thẩm định vô cùng tinh tế, vừa dễ tính nếu các nhà làm phim biết cách làm hài lòng nhưng cũng sẽ rất khó tính nếu phim lạm dụng hai chữ "bí sử" để nhào nặn ra các tác phẩm lệch lạc, biến các cảnh nóng thành "cần câu" người xem. Nghệ thuật luôn đòi hỏi sức sáng tạo phong phú, đa dạng nhưng nếu quá đà, bí sử sẽ không còn là bí sử nữa.
Theo VNN
Bí sử - "Bình phong" lợi hại cho các nhà làm phim... chém gió! Khoảng vài năm trở lại đây, đề tài "bí sử" nở rộ trong làng truyền hình Hoa ngữ với hàng loạt tác phẩm hoành tráng. Nếu như ban đầu khán giả còn tỏ ra thích thú vì những tình tiết mới mẻ chưa từng có xung quanh cuộc đời của Dương Quý Phi, Võ Tắc Thiên... thì nay họ đã phải lên tiếng,...