Kiều hối về Việt Nam đang chảy vào đâu?
34,5% lượng kiều hối (tiền người Việt ở nước ngoài gửi về Việt Nam) được sử dụng cho chi tiêu hàng ngày, 16% lượng kiều hối được đổ vào phục vụ sản xuất kinh doanh…
Đó là nhận định trong Báo cáo Toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) kết hợp với Western Union đưa ra ngày 17/12.
Hiện Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. (Ảnh: người Việt Nam đi xuất khẩu lao động)
Về lĩnh vực đầu tư, báo cáo chỉ rõ: hiện hơn 30% lượng kiều hối được gửi về Việt Nam trong 3 – 5 năm gần đây được gửi vào ngân hàng để lấy lãi. Gần 30% được đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. 20% để tích trữ vàng, hơn 16% đổ vào bất động sản và nhà đất.
Dự báo, năm 2014 kiều hối của cả nước có thể đạt từ 11 – 12 tỷ USD, chiếm khoảng 8% GDP cả nước năm 2014. Năm 2013, lượng kiều hối đổ về Việt Nam cũng đạt con số ấn tượng 11 tỷ USD, và năm 2012 cũng đạt 10 tỷ USD.
Theo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, năm 2013 Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại hơn 104 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Và con số lao động Việt Nam sang làm ăn tại nước ngoài sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới.
Video đang HOT
Mặc dù có những dấu hiệu sáng về mục đích sử dụng kiều hối nhưng báo cáo chỉ ra có 20% kiều hối đổ vào đầu cơ tích trữ vàng cũng là điều đáng quan. Theo một chuyên gia kinh tế độc lập, việc kiều hối đổ vào vàng 20% cho thấy tâm lý người dân vẫn nghe ngóng và niềm tin đầu tư dân doanh vẫn chưa hồi phục. Chính vì vậy, cần kêu gọi người dân đẩy mạnh vốn vào sản xuất, kinh doanh, thậm chí gửi ngân hàng cũng cần được tính đến. “Tôi ví đơn cử, nếu kiều hối năm nay là 12 tỷ USD, thì 20% được tích trữ vào vàng, người Việt sẽ “cất hòm” đi 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so sánh giá vàng bán ra và mua vào từ đầu năm đến nay, người mua vàng đang được hưởng lợi rất ít. Trong khi nền kinh tế đang thiếu vốn, nhất là vay chăn nuôi và nông nghiệp”.
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện CIEM cho biết: “Kiều hối bổ sung đáng kể vào dự trữ ngoại tệ cho Việt Nam. Ngoài ra, kiều hối còn đóng góp lớn cho đầu tư và trở thành nguồn lực quan trọng của đất nước trong thời gian qua. Lợi thế lớn nhất của kiều hối hiện nay là không tiềm ẩn rủi ro như vốn FDI, ODA, những dòng vốn mà có thể đem đến như phụ thuộc chủ quyền hoặc các can thiệp mang động cơ chính trị của các nhà tài trợ. Kiều hối về ta và do người dân làm chủ đầu tư”.
Hiện, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia nhận được lượng kiều hối nhiều nhất thế giới. Kiều hối từ Hoa Kỳ chuyển về Việt Nam chiếm nhiều nhất với khoảng 57% tổng số lượng kiều hối, tiếp sau đó là Canada, Đức, Campuchia và Pháp.
Báo cáo “Toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam” được nghiên cứu thực hiện trong 3 tháng từ 9 – 11/2014 tại 7 tỉnh và thành phố lớn của cả nước là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nghệ An và một số tỉnh Đông Nam Bộ.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất"
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)" là tên cuộc triển lãm ảnh do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức tại trụ sở của Hội tại Paris từ ngày 19/11 đến ngày 30/12.
Pano giới thiệu Triển lãm ảnh về Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hơn 100 bức ảnh tư liệu được khai thác từ Kho Hình ảnh tư liệu quân sự được lưu giữ tại Thư viện Tài liệu đương đại quốc tế của Pháp đã cho thấy điều kiện sống và làm việc của những người Việt Nam đầu tiên bị Chính phủ bảo hộ Pháp đưa sang "mẫu quốc" trong những năm đầu thế kỷ XX để phục vụ chiến tranh.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, đại diện ban lãnh đạo UGVF cho biết cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp là một cộng đồng có truyền thống lâu đời nhất. Năm nay, nước Pháp kỷ niệm 100 năm Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây là dịp để UGVF tổ chức hoạt động tưởng nhớ những người Việt Nam bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp để phục vụ chiến tranh, nhưng thường bị lãng quên trong các lễ kỷ niệm tại Pháp.
Nhà sử học Pierre Brocheux giới thiệu bối cảnh lịch sử khi người Việt Nam bị trưng dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Nhân dịp này, nhà sử học Pierre Brocheux đã giới thiệu bối cảnh lịch sử khi gần 100.000 người Việt Nam được tuyển dụng và đưa sang Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo ông, những người này vừa là "thợ" vừa là "lính", làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như hậu cần, chế tạo vũ khí và quân dụng, thu dọn chiến trường, vận chuyển thương binh và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cụ thể, 4 tiểu đoàn chiến đấu lính thuộc địa Đông Dương đã được thành lập, trong đó 2 tiểu đoàn chiến đấu chống lại quân Đức trên các chiến trường ở Đông Bắc nước Pháp, 2 tiểu đoàn còn lại chiến đấu ở mặt trận phía Đông bao gồm Hy Lạp, Macedonia chống lại các đạo quân đến từ Áo, Bulgaria và Albania. 15 tiểu đoàn khác cũng được hình thành để làm công tác hỗ trợ hậu cần cho quân đội. Họ là những người thợ được đưa đến làm việc tại các kho vũ khí, xưởng thuốc súng và các xưởng quân giới khác thay thế những người Pháp phải ra chiến trường.
Bạn bè Pháp và kiều bào chăm chú xem các bức ảnh tư liệu
Theo các tài liệu lưu trữ, gần 100.000 người xuất thân chủ yếu từ các vùng quê nghèo của Việt Nam được huy động cho các cuộc chiến tranh của Pháp trên tổng số 340.000 lính thuộc địa đến từ châu Phi và Đông Dương là một một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Bên cạnh đó, hàng chục tấn vũ khí và hàng hóa các loại cũng được chuyển từ Đông Dương thuộc địa nhằm cung ứng cho chiến trường tại Pháp. Đối với những người lao động Việt Nam, hành trình di chuyển cực khổ đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Khi đến Pháp, họ phải làm những công việc nặng nhọc và độc hại. Nhiều người trong số họ đã sớm nhận thức được sự phi nghĩa khi nước Pháp bắt người dân các nước thuộc địa phải đổ máu và chi tiền cho cuộc chiến tranh của họ.
Ảnh tư liệu về những người lính thợ Việt Nam được khai thác từ Thư viện tư liệu quốc tế đương đại của Pháp
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhà nghiên cứu Franois Triệu, người đã dành 4 tháng để nghiên cứu và tập hợp các bức ảnh tư liệu cho biết, đối với ông, một người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp, triển lãm này là một "nghĩa vụ tinh thần" nhằm thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn với những hy sinh của lớp người đi trước. Đồng thời, nó cũng cho người Pháp và người Việt Nam tại Pháp thấy được một phần trang sử đã qua, để hiểu và trân trọng những gì có được ngày nay.
Tin, ảnh theo: Bích Hà (P/v TTXVN tại Paris)
Tin tức
Việt Nam tổ chức hội thảo ASEM không chính thức về quyền con người Việt Nam chức hôi thảo này thể hiện chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người và vai trò thành viên viên tích cực, có trách nhiệm của ASEM và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Chiều 18/11/2014, Hội thảo không chính thức lần thứ 14 của Diễn đàn Á- Âu (ASEM) về quyền con người do Bô...