Kiều hối về TP HCM đạt 4,2 tỷ USD
Kiều hối chuyển về TP HCM đạt khoảng 4,2 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 6% so với cùng kỳ, bất chấp ảnh hưởng dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, lượng kiều hối này về thành phố chủ yếu chảy vào sản xuất kinh doanh thay vì bất động sản, chứng khoán và tiết kiệm. Dự kiến, cả năm nay kiều hối đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2019.
Những năm gần đây, kiều hối chuyển về TP HCM tăng bình quân 8-10% mỗi năm. Kiều hối thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối…
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho rằng, từ đầu năm đến nay, lượng kiều hối được gửi về nước ổn định và tăng dần đều bất chấp sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, lượng kiều hối chủ yếu vẫn đến từ thị trường Mỹ và châu Âu.
Video đang HOT
Giao dịch tại một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
Thời gian qua, kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định và sức ép tăng tỷ giá do tâm lý thị trường phần nào bị loại bỏ khiến người nhận kiều hối cũng dần chuyển từ ngoại tệ sang nắm giữ tiền đồng.
Nhờ đó, tỷ giá USD/VND khá ổn định trong thời gian dài dù thị trường thế giới biến động. Mở cửa sáng nay, mỗi USD được các ngân hàng niêm yết quanh 23.090 – 23.270 đồng, không thay đổi nhiều ngày liền.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2019, kiều hối về Việt Nam đạt 16,7 tỷ USD, năm 2018 là gần 16 tỷ USD. Trước đó, năm 2017 là 13,8 tỷ USD, năm 2016 là 11,88 tỷ USD. Dự báo trong năm nay, lượng kiều hối sẽ tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam dù thế giới có nhiều biến động và ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Kiều hối vào nhóm nước mới nổi có thể giảm đến 25% trong năm nay do Covid-19
Nhiều người lao động ở nước ngoài bị mất việc do đại dịch, việc kiều hối suy giảm được dự báo sẽ tác động xấu đến nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Ả nh: Reuters
Kiều hối gửi về nhóm nước mới nổi được dự báo sẽ giảm 25% trong năm nay bởi nhiều người lao động ở nước ngoài bị mất việc do đại dịch, việc kiều hối suy giảm được dự báo sẽ tác động xấu đến nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Theo Nikkei thực hiện khảo sát, nhiều người lao động đến từ các nước mới nổi đang gặp khó khăn ở nước ngoài. Một người 54 tuổi tại từ Manila - Philippines có con trai hiện đang làm việc tại Saudi Arabia cho biết hiện tại ông đang cố gắng tồn tại bằng cách ăn uống vô cùng tiết kiệm hàng ngày, mỗi ngày ông chỉ được ăn chút cơm và đồ thực phẩm đóng hộp.
Trước đây, mỗi tháng con trai gửi cho ông 200USD để mua thực phẩm, thế nhưng giờ đây con trai ông không thể gửi được đồng nào nữa.
Tác động của đại dịch Covid-19 không chỉ dừng lại tại những nước có số ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt. Nhiều người lao động đến từ nhóm nước đang phát triển làm việc trong ngành dịch vụ thực phẩm, bán lẻ và du lịch tại Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Trong khi đó những ngành này hiện đang chịu nhiều chính sách hạn chế do Covid-19.
Tính toán của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) công bố lượng kiều hối gửi về nhóm nước mới nổi, không tính Trung Quốc, sẽ giảm 24,9% xuống 223 tỷ USD trong năm 2020. Trước đó trong năm 2019, kiều hối vào nhóm nước mới nổi từng tăng 4,6% lên 297 tỷ USD trong năm 2019, con số kiều hối này được dự báo sẽ giảm sâu hơn rất nhiều so với mức giảm 5,9% của năm 2009 khi mà khủng hoảng tài chính toàn cầu đang trong giai đoạn vô cùng căng thẳng.
Tại nhiều nước như El Salvador và Honduras, kiếu hối đóng góp khoảng 20% trong tổng GDP của nhóm nước này. Tỷ lệ này tại nhiều nền kinh tế khác như Lebanon và Ai Cập cũng trên 10%. Tiền của người lao động nước ngoài gửi về không chỉ hỗ trợ cho gia đình tại nước đó mà còn hỗ trợ quan trọng cho kinh tế của nước nhận kiều hối.
Cho đến nay, Philippines là một nước cung cấp nguồn lao động nhập cư quan trọng cho nhiều nước trên thế giới bởi tại Philippines, tình trạng thất nghiệp đã lên mức quá cao. Khoảng 10 triệu người Philippines, tức tương đương khoảng 10% dân số, hiện đang làm việc tại Mỹ hoặc một số nước khác. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã thay đổi mọi chuyện. Vào tháng 6/2020, Cơ quan Quản lý Lao động Philippines, ông Silvestre Bello, cho biết khoảng 400.000 người ở Philippines đã mất việc.
Tính riêng trong tháng 4/2020, kiều hối gửi về Philippines giảm 16,2% so với cùng kỳ xuống còn 2,05 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Philippines ước tính kiều hối vào Philippines giảm 5% năm nay sẽ từ mức 30,1 tỷ USD của năm 2019.
Vì sao tỷ giá liên tục giảm mạnh? Chuyên gia tài chính Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng Việt nam là điểm sáng với nhiều triển vọng kinh tế gắn với dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu và kiểm soát dịch bệnh nên trong kịch bản xấu nhất, mức mất giá VND so với USD năm nay cũng sẽ không vượt quá mức đỉnh hồi tháng 3. Ngân hàng Nhà...