Kiều hối sụt giảm vì dịch Covid-19
Lượng kiều hối đổ về Việt Nam bắt đầu sụt giảm nhưng không tác động lớn tới tỉ giá và cung – cầu ngoại tệ.
Ngày 5-5, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết thống kê mới nhất cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2020, lượng kiều hối chuyển về qua hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 1,8 tỉ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên kiều hối giảm theo tháng trong nhiều năm qua. Từ nhiều năm nay, Việt Nam là một trong những nước nhận lượng kiều hối đứng trong nhóm cao của thế giới. Dù quý I/2020 mức sụt giảm của lượng kiều hối chưa mạnh vì dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng từ khoảng 2 tháng nay nhưng dự báo lượng kiều hối có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới.
Một số công ty kiều hối xác nhận lượng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về qua kênh này bắt đầu giảm trong 2 tháng nay. Đại diện NH TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) cho biết lượng kiều hối chuyển qua hệ thống Sacombank trong tháng 4 giảm 20% so với tháng trước. “Kiều hối bắt đầu giảm nhưng ở từng thị trường có mức giảm khác nhau phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch Covid-19 và tiến độ nới lỏng giãn cách xã hội để kinh tế hồi phục của từng quốc gia. Dù vậy, kiều hối sẽ không giảm quá mạnh và sớm phục hồi trong thời gian tới sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Bởi lẽ, kiều hối về Việt Nam chủ yếu là dòng tiền gửi về hỗ trợ người thân trong gia đình, lao động xuất khẩu…” – vị đại diện Sacombank cho hay.
Kiều hối chuyển qua các kênh ngân hàng đã giảm khá mạnh từ 2 tháng nay. Ảnh: TẤN THẠNH
NH Thế giới (WB) mới đây cũng dự báo trong năm 2020, lương kiều hối toàn cầu sẽ giảm mạnh khoảng 20% do khủng hoảng kinh tế băt nguôn tư đại dịch Covid-19 và nhiều hoạt đông bị đình trệ. Theo đó, dòng kiều hối chảy vào tất cả khu vực đều sẽ giảm xuống và là mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Video đang HOT
Dù vậy, theo WB, kiều hối dù sụt giảm nhưng dự kiến vẫn là nguồn tài chính quốc tế quan trọng đối với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, bởi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo còn giảm sâu hơn (trên 35%). Trước đó, năm 2019, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia này đạt mức kỷ lục 554 tỉ USD, vượt lượng vốn FDI, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc giám sát nguồn lực chảy vào các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, năm 2019, lượng kiều hối đổ về khoảng 16,7 tỉ USD. Trong đó, TP HCM chiếm khoảng 5,3 tỉ USD. Phần lớn khách hàng nhận tiền sẽ chuyển sang VNĐ để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn này tăng liên tục những năm qua đã góp phần giúp Việt Nam tăng nguồn cung ngoại tệ và ổn định tỉ giá. Do đó, việc kiều hối giảm cũng tác động đến nền kinh tế.
TS Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính, nhận định lượng kiều hối về Việt Nam sụt giảm gần đây chủ yếu do tác động của dịch Covid-19, một lượng người Việt đi xuất khẩu lao động phải về nước hoặc thu nhập của người thân ở nước ngoài giảm… Dù vậy, sự sụt giảm chỉ trong giai đoạn ngắn. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát và nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng cách ly xã hội, khôi phục hoạt động kinh tế, kiều hối sẽ tăng trở lại.
“Kiều hối giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ nhưng không tác động lớn tới tỉ giá bởi cung – cầu ngoại tệ trên thị trường hiện vẫn ổn định. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo số liệu công bố của NH Nhà nước khoảng 84 tỉ USD, đủ sức can thiệp bình ổn thị trường ngoại tệ trong trường hợp có biến động” – TS Huỳnh Trung Minh phân tích.
Một số NH thương mại cho biết thời gian qua, các NH đã giảm mạnh chính sách phí đối với kiều hối, thậm chí cạnh tranh mạnh nên còn miễn phí, tăng khuyến mãi. Kiều hối là một trong những sản phẩm dịch vụ cộng thêm nhằm đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng, bán chéo sản phẩm, chứ không phải dịch vụ kinh doanh có lợi nhuận cao.
Kiều hối đổ mạnh về TP HCM để mua nhà đất, gửi tiết kiệm?
Dự kiến từ nay đến cuối năm, kiều hối sẽ tiếp tục đổ mạnh về Việt Nam, đặc biệt là TP HCM - nơi thường chiếm gần 50% tổng lượng kiều hối của cả nước.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM, trong 9 tháng đầu năm, kiều hối chuyển về TP ước đạt 3,8 tỉ USD. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP, cho biết lượng kiều hối về TP sau 9 tháng đầu tiếp tục tăng 7% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Nhiều khả năng đến cuối năm nay khi người thân, Việt kiều ở nước ngoài có xu hướng gửi tiền về cho người thân, gia đình tăng cao, tổng lượng kiều hối đổ về TP dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD.
Phó tổng giám đốc một NH cổ phần quy mô lớn tại TP HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua NH thương mại ông từ đầu năm đến nay tiếp tục khả quan, nhất là khi các NH triển khai dịch vụ chuyển - nhận tiền nhanh, hỗ trợ khách hàng nhận được kiều hối trong thời gian ngắn với mức phí thấp.
"Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Úc, châu Âu, lượng người Việt đi xuất khẩu lao động ở các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc... tăng mạnh cũng giúp đa dạng nguồn kiều hối gửi về. Tuỳ vào nhu cầu của khách hàng mà họ sẽ nhận bằng USD hoặc chuyển sang VNĐ gửi tiết kiệm. Nhưng NH thường khuyến nghị khách hàng nên đổi sang VNĐ vì nếu mua bán USD ở những điểm giao dịch không được cấp phép sẽ gặp rủi ro" - vị phó tổng NH này chia sẻ.
Nhiều khách hàng có mong muốn chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ, gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn. Ảnh: Tấn Thạnh
Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc NH TMCP Phát triển TP (HDBank), cũng nhìn nhận kiều hối là một trong những nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam hiệu quả và ổn định, khi số lượng người Việt đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng và những người Việt định cư ở nước ngoài. Tại HDBank, các thị trường chi trả kiều hối chính là Mỹ, châu Âu, Úc, Đài Loan...
"Thời gian qua, giá trị VNĐ ổn định cộng chính sách tỉ giá như hiện nay nên nhiều khách hàng có mong muốn chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ, gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn và cũng phù hợp với xu hướng không khuyến khích nắm giữ ngoại tệ của nhà nước" - ông Lê Thành Trung nói.
Chị Ngọc Anh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết năm nào, người thân ở Mỹ cũng gửi kiều hối về phụ giúp gia đình, nhất là dịp cuối năm. "Lúc trước, bố mẹ tôi thường nhận kiều hối qua kênh dịch vụ nhưng gần đây đã mở tài khoản nhận USD ở NH thương mại, rồi chuyển sang VNĐ để gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn" - chị Ngọc Anh chia sẻ.
Theo một số chuyên gia tài chính, lãi suất tiền gửi USD về 0% từ vài năm nay trong khi lãi suất tiết kiệm bằng VNĐ lại khá hấp dẫn, đặc biệt xu hướng các NH thương mại liên tục đẩy lãi suất huy động lên thời gian qua. Cùng với đó là tình hình kinh tế vĩ mô được kiểm soát tốt, tỉ giá ổn định khiến tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân giảm bớt... đã kích thích lượng kiều hối chảy về Việt Nam sau đó chuyển sang VNĐ và gửi tiết kiệm gia tăng.
Một xu hướng đáng chú ý được chuyên gia tài chính, TS Huỳnh Trung Minh cho biết do lãi suất ở nhiều nước ngày càng giảm nên một phần kiều hối chảy về Việt Nam để đầu tư, nhất là khi chính sách của nhà nước cho Việt kiều và người nước ngoài được mua bất động sản ngày càng thông thoáng; niềm tin của nhà đầu tư vào kinh tế vĩ mô, tỉ giá ổn định và lạm phát được kiểm soát...
"Tôi quan sát thấy không ít bạn bè, nhà đầu tư chuyển tiền từ nước ngoài về nhờ mua bất động sản để đầu tư hoặc mua căn hộ cho thuê, cả bất động sản để dành với tâm lý đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Xu hướng từ nay đến cuối năm, kiều hối sẽ về nhiều hơn do yếu tố văn hoá, tâm lý người thân ở nước ngoài thường gửi tiền về cho gia đình dịp Tết Nguyên Đán" - TS Huỳnh Trung Minh nhận xét.
Tăng cung ngoại tệ, hỗ trợ tỉ giá ổn định
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh đánh giá TP HCM là đầu mối để dòng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam với lượng kiều hối gửi về hàng năm ổn định ở mức 5 tỉ USD. Theo các chuyên gia, kiều hối cùng với du lịch, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là những lĩnh vực giúp tăng nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc ổn định tỉ giá thời gian qua.
THÁI PHƯƠNG
Theo NLD.com.vn
Kiều hối về TP.HCM đạt 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, giamr 2% so với cùng kỳ Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, theo thống kê mới nhất, lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn TP.HCM trong 4 tháng đầu năm 2020 ở mức 1,8 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo lượng kiều hối năm 2020 giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19....