Kiều hối – nguồn vốn đầu tư quan trọng
Việt Nam đã bước vào năm mới 2017, với những dấu ấn đậm nét trong bức tranh chung của nền kinh tế Việt 2016, với những gam màu sáng là chủ yếu, nhưng vẫn còn đâu đó những điểm tối dễ nhận ra.
Đầu tư nước ngoài, bao gồm nhiều nguồn vốn khác nhau đổ vào Việt Nam như: đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII), viện trợ phát triển chính thức (ODA), kiều hối… chắc chắn cũng để lại những gam màu sáng và một số điểm tối khác nhau.
Sức mạnh nguồn kiều hối
Tuy vậy, khi nói đến đầu tư nước ngoài hiện nay, phần lớn mọi người đều nghĩ ngay đến FDI, đến ODA, đến đầu tư gián tiếp, mà ít nghĩ đến vai trò quan trọng của kiều hối, lượng ngoại tệ mà người Việt Nam định cư, làm việc ở nước ngoài gửi về nước cho gia đình, người thân để tiêu dùng hoặc đầu tư.
Có thể vì cho đó là tiền của người trong nhà, của người Việt, tập trung cho chi tiêu dùng là chính, mà ít nghĩ đến việc sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư và phát triển KT-XH, nên chính sách khuyến khích đầu tư đối với kiều hối chưa thật sự nhận được sự quan tâm, chú ý như đối với FDI, ODA.
Hệ thống Luật pháp chính sách về FDI, ODA bao gồm cả các luật và nghị định hướng dẫn việc thi hành, rõ ràng nhiều hơn, chi tiết hơn so với những văn bản pháp lý về kiều hối. Việc tổ chức nề nếp, định kỳ các hội nghị, hội thảo về FDI, ODA cũng dày đặc hơn so với kiều hối, phần nào chứng minh được sự thiếu quan tâm đúng mức nói trên, đến tác động và vai trò quan trọng của kiều hối đối với phát triển KT-XH đất nước.
Cùng điểm lại một số con số để thấy rõ hơn về giá trị của kiều hối. Giá trị kiều hối lưu chuyển trên toàn thế giới năm 2015 khoảng trên 582 tỷ USD ,trong đó chảy vào các nước đang phát triển trên 432 tỷ USD, chiếm trên 74,2%.
Năm 2015, kiều hối chảy vào Việt Nam đạt trên 12,2 tỷ USD (năm 2014 cũng trên 12 tỷ USD, dự kiến con số này trong 2016 cũng không thấp hơn 2015). Tính tổng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1991 – 2014 đạt khoảng 92 tỷ USD, chưa kể còn một lượng kiều hối được chuyển bằng con đường không chính thức.
Trong khi đó, số vốn FDI thực hiện trong các năm đó như sau: năm 2014 là 12,3 tỷ USD, trong đó vốn của nước ngoài, từ nước ngoài vào chỉ có 9,0 tỷ USD, còn lại 3,3 tỷ là vốn thực hiện của Việt Nam).
Tương tự như vậy, năm 2015 là 14,5 tỷ USD, vốn nước ngoài thực hiện là 11,5 tỷ USD và vốn Việt Nam thực hiện là 3,0 tỷ USD. Còn tổng vốn FDI thực hiện, tính từ tháng 12/1987 (thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời, nay là Luật Đầu tư), đến hết năm 2015 vào khoảng trên 136 tỷ USD, trong đó vốn thực tế nước ngoài đưa vào khoảng trên 110 tỷ USD (khoảng trên 80% tổng vốn thực hiện). Nếu chỉ tính đến hết năm 2014, vốn FDI do nước ngoài đưa vào thực hiện cũng chỉ đạt khoảng 98,5 tỷ USD.
Video đang HOT
Điểm đáng lưu ý là, trong số vốn FDI đăng ký và thực hiện nêu trên, có đóng góp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước trong giai đoạn 1991 – 2014, với số vốn hơn 8,6 tỷ USD tại hầu hết các địa phương trong cả nước.
Kiều hối – nguồn vốn đầu tư quan trọng
Như vậy, tổng giá trị vốn FDI thực hiện trong giai đoạn trên cũng chỉ xấp xỉ như lượng kiều hối đưa vào Việt Nam, cho thấy vai trò to lớn của người Việt Nam ở nước ngoài trong kiều hối và đầu tư tại Việt Nam thời gian qua không thua kém gì về mặt lượng so với FDI, nhưng do chủ yếu tập trung vào tiêu dùng và đầu tư nhỏ lẻ, nên chưa thể có các dự án có quy mô lớn, có tác động mạnh tới phát triển của một ngành hoặc một vùng nào như với một số dự án FDI có vốn khủng “tỷ USD”.
Đổi lại, kiều hối là số vốn thực, đều đặn tăng chảy vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, năm sau cao hơn năm trước (từ dưới 10 tỷ USD/năm giai đoạn trước 2011 và trên 10 tỷ USD sau 2011 đến nay), tuy phục vụ cho tiêu dùng là chính nhưng góp phần nâng cao mức tiêu dùng và đời sống người dân, góp phần kích cầu cho sản xuất, lại không để lại các hệ lụy gì lớn về môi trường, như một số các dự án FDI đã gây ra. Cũng chỉ với lượng vốn 92 tỷ USD này, kiều hối cũng đã vượt xa con số vốn ODA đưa vào Việt Nam trong cùng giai đoạn.
Cần đột phá trong chính sách
Mặc dù, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước, như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 xác định việc không phân biệt đối xử đối với các hoạt động đầu tư kin doanh của các loại hình doanh nghiệp, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Ngay từ trước đó, luật pháp Việt Nam về đầu tư, doanh nghiệp đã cho phép Việt kiều có quyền được lựa chọn một trong hai phương thức đầu tư: đầu tư như các doanh nghiệp trong nước, hay có vốn FDI.
Ngoài ra, còn nhiều các chính sách khác, như: miễn thị thực xuất nhập cảnh, được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, được áp dụng đối với Việt kiều. Tuy vậy, các chính sách này vẫn chưa tạo được sự đột phá trong đầu tư của Việt kiều tại Việt Nam.
Nhà nước cần tạo ra một đột phá về chính sách đối với Việt kiều và kiều hối – một chính sách thực sự thuận lợi và an toàn cho mọi hoạt động chuyển tiền về nước cho người thân và đầu tư ở trong nước của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cụ thể, theo Luật Nhà ở hiện hành, Việt kiều được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất, được mua căn hộ… với quyền sở hữu lâu dài, nhưng trong thực tế, do thủ tục hành chính còn chưa rõ ràng, còn phức tạp, nên số Việt kiều mua được nhà chưa nhiều.
Đối với việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác, đầu tư của Việt kiều vào sản xuất công nghiệp, nghiên cứu khoa học nhìn chung còn ở quy mô nhỏ, nên cũng cần có các chính sách về đất đai, về tài chính – thuế, về vay vốn… để giúp các doanh nghiệp này phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh…
Còn khá nhiều các chính sách khác, như hoàn thiện chính sách kiều hối để Việt kiều tin tưởng không gửi tiền về qua các kênh không chính thức; chính sách khuyến khích và đãi ngộ những Việt kiều có công đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, vào phát triển khối đại đoàn kết toàn dân; khuyến khích nhân tài về nước làm việc; khuyến khích bà con về nước thăm thân, du lịch, giao lưu để thấy rõ hơn sự đổi mới, phát triển của đất nước; tổ chức nhiều hơn các sự kiện về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam từ nguồn kiều hối, trên cơ sở dành các ưu tiên về địa điểm, lĩnh vực đầu tư, về thủ tục hành chính, về thuế… cho các dự án đầu tư từ nguồn kiều hối.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về khuyến khích kiều hối để hình thành các quỹ sản xuất từ dòng kiều hối, như: Quỹ kiều hối bất động sản; Quỹ kiều hối hỗ trợ cho sản xuất nhỏ và vừa… Được biết, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đang nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ cho phép thành lập Quỹ kiều hối bất động sản, nhằm tạo nên một kênh đầu tư an toàn, có hiệu quả nhất cho những Việt kiều có nhu cầu đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, hoặc thực hiện mong muốn có ngôi nhà thứ hai tại Việt Nam.
Quyết tâm của một Chính phủ mới kiến tạo và phục vụ đã tạo thêm sự tin tưởng của toàn dân, trong đó có cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài – một bộ phận anh em gắn bó, không tách rời của dân tộc Việt Nam vào sự thành công hơn nữa của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới, khi thực tế và hiện thực cuộc sống đòi hỏi phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, để xây dựng một nền kinh tế tự chủ, độc lập, phát triển bền vững.
Theo Thời báo kinh doanh
Làm gì với 12 tỉ USD kiều hối/năm?
Việt Nam cần có chính sách toàn diện hơn để hướng dòng kiều hối trên 12 tỉ USD/năm chảy vào sản xuất - kinh doanh bởi đây là nguồn lực quan trọng cho đất nước.
Ngày 29-9, tại Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD) phối hợp với Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Mối quan hệ giữa kiều hối và hoạt động đầu tư tại Việt Nam".
Chiếm 6%-7% GDP
PGS-TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD, cho biết năm 2015, lượng kiều hối chuyển về nước đạt 12,25 tỉ USD, được xếp vào tốp 10 nước thu hút kiều hối hàng đầu thế giới và chỉ đứng thứ 2 khu vực Đông Á, sau Philippines. Từ năm 2013 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về nước chiếm từ 6%-7% GDP, gần bằng mức thực hiện của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và cao gấp hơn 2 lần so với mức giải ngân vốn phát triển không hoàn lại (ODA).
Việt Nam là một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Ảnh: TẤN THẠNH
PGS-TS Phạm Văn Hùng, Trưởng Khoa Đầu tư Trường ĐH KTQD, phân tích trong tổng số kiều hối nói trên, 80% là của Việt kiều (những người di cư ở giai đoạn năm 1973 đến sau 1975) và 7% do người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về gia đình. Theo ông Hùng, tỉ lệ kiều hối chuyển về từ xuất khẩu lao động là không cao vì Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 100.000 người đi xuất khẩu lao động nhưng chưa tận dụng được lợi thế. Ngoài ra, nhóm phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài có số kiều hối gửi về không đáng kể.
Xét về cơ cấu, kiều hối từ Mỹ chiếm tới 7 tỉ USD và TP HCM là địa phương đón dòng kiều hối cao nhất, khoảng 45%-55% tổng kiều hối của cả nước.
Nắn dòng vào sản xuất
Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là nước nhận kiều hối lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả vì hơn 50% kiều hối chuyển về được chi vào tiêu dùng; một phần để trả nợ ngân hàng, gửi tiết kiệm trong khi phần dành cho đầu tư sản xuất - kinh doanh không nhiều.
Trong khi đó, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho thấy kiều hối đầu tư vào sản xuất kinh doanh trồi sụt lớn trong các giai đoạn khác nhau. Cụ thể, từ năm 2010-2013 chiếm 27%-30%, năm 2014 chỉ còn 16% và đến năm 2015 tăng vọt lên 70,6%. TS Nguyễn Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM, nhận định sự biến động này là do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế khó khăn, người có tiền không muốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh mà trú ẩn ở tiết kiệm, đầu tư bất động sản... Số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP HCM cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của CIEM. Cụ thể, 70,8% kiều hối ở TPHCM chuyển vào sản xuất - kinh doanh, khoảng 21% đổ vào bất động sản và 7% là để hỗ trợ thân nhân, gia đình.
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2015, cả nước đã có 52 tỉnh, thành có dự án đầu tư từ kiều hối với số lượng 2.000 dự án, quy mô vốn 8,6 tỉ USD. Điều này cho thấy kênh đầu tư vào sản xuất - kinh doanh rõ ràng đã "sáng" hơn trong năm 2015 và đây là tín hiệu tốt vì chỉ khi hướng được kiều hối vào lĩnh vực này sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhiều hơn.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, cho rằng Việt Nam cần có chính sách toàn diện hơn để hướng dòng kiều hối chảy vào sản xuất - kinh doanh bởi đây là nguồn lực quan trọng cho đất nước trong bối cảnh vốn FDI bước vào thời kỳ ổn định và vốn ODA giảm dần ưu đãi nên Việt Nam buộc phải giảm vay để bảo đảm nợ công. Theo đó, cần mở rộng kênh giao tiếp trong nước cho người dân ra nước ngoài thuận lợi để làm việc, cư trú; thiết lập kênh thông tin cho Việt kiều về chính sách đầu tư, tỉ giá hối đoái mới để họ cập nhật thông tin, làm căn cứ quyết định sử dụng đồng tiền gửi về nhà. Đặc biệt, cần xem xét nới quyền cho Việt kiều được mua bán nhà để phát triển thị trường địa ốc.
Theo_Người lao động
Kiều hối 10 đồng thì 7 đồng chuyển về qua đường "chợ đen" "Có người muốn chuyển về 10 đồng, nhưng chỉ có thể chuyển qua ngân hàng chưa đến 3 đồng, còn 7-8 đồng còn lại phải chuyển qua đường khác (chợ đen)", Trưởng đại diện Hội doanh nghiệp Việt kiều Ba Lan tại Việt Nam chia sẻ. Qua đó cho thấy, số liệu kiều hối về Việt Nam trên thực tế có thể cao...