Kiều hối đang bù đắp thất thoát nguồn lực FDI!
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện có nhiều đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về nước. Theo ước tính của Chính phủ, mỗi năm lượng kiều hối người lao động Việt Nam gửi về 2,5-3 tỷ USD. Thế nhưng nguồn lực kiều hối với nhiều nỗi niềm đang bù đắp sự thất thoát cái mà chúng ta đang ca tụng: nguồn lực FDI.
Càng tăng trưởng GDP, nguồn lực kinh tế bị bào mòn?
Từ khi Hệ thống các tài khoản Quốc gia (SNA) của Liên hiệp quốc được áp dụng ở Việt Nam theo Quyết định 183 TTg của Chính phủ, dường như chỉ duy nhất chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) được sử dụng và đề cập một cách phổ biến. Đó là các báo cáo của các cơ quan và các nghiên cứu chỉ bàn và phân tích về GDP.
Song thực tế, trong SNA, GDP không phải chỉ tiêu quan trọng nhất. Ngoài GDP còn các chỉ tiêu như tổng thu nhập quốc gia (GNI – gross National income); thu nhập quốc gia khả dụng (NDI – National disposable income), thu nhập từ sở hữu, chi trả sở hữu, chuyển nhượng (kiều hối) và tiết kiệm (saving). Nên nhớ, nguồn lực của nền kinh tế thực chất là chỉ tiêu tiết kiệm, nó là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư. Nguồn tiết kiệm bằng NDI trừ đi tiêu dùng cuối cùng (của hộ gia đình và của Chính phủ). Nếu tiết kiệm không đủ để đầu tư nền kinh tế phải đi vay.
Tổng cục Thống kê Việt Nam từ lâu không chỉ công bố chỉ tiêu GDP, mà công bố số liệu về GNI và chi trả sở hữu thuần. Chuỗi số liệu này có từ năm 1990. Song hầu như không ai sử dụng những chỉ tiêu quan trọng này trong phân tích tình hình bức tranh thực sự của nền kinh tế.
Theo niên giám Thống kê, tỷ lệ giữa GNI và GDP ngày càng bị nới rộng. Nếu năm 2009 tỷ lệ GNI và GDP là 97%, đến năm 2019 tỷ lệ này là 94%. Điều này cho thấy luồng tiền chảy ra nước ngoài thông qua chỉ tiêu chi trả sở hữu ngày càng nhiều. Tăng trưởng chi trả sở hữu thuần trong giai đoạn 2009-2019 theo giá hiện hành là 3,5 lần, trong khi tăng trưởng GDP theo giá hiện hành giai đoạn này là 3,3 lần. Như vậy có thể thấy luồng tiền chảy ra nước ngoài tăng nhanh hơn tăng trưởng GDP.
Năm 2019, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, chi trả sở hữu thuần trên 15,2 tỷ USD. Còn tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng Nhà nước, khoản chi trả sở hữu 17,4 tỷ USD và thu nhập từ sở hữu 2,2 tỷ USD. Có nghĩa trong 17,4 tỷ USD chi trả sở hữu, có khoảng 15,2 tỷ USD do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chuyển tiền về nước từ lợi nhuận của họ. Trớ trêu là tăng trưởng GDP đang phụ thuộc vào khu vực FDI. Điều này cho thấy nghịch lý phải chăng càng tăng trưởng GDP càng khiến nguồn lực của nền kinh tế bị bào mòn.
Video đang HOT
Theo niên giám Thống kê giá trị gia tăng của khu vực FDI khoảng 52 tỷ USD (khoảng 20% GDP), khoảng 35% trong số đó là thặng dư, tức khoảng 18 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa gần 85% lợi nhuận của khu vực FDI được chuyển về nước họ.
Dòng tiền kiều hối và nỗi niềm
Chỉ tiêu thực sự có ý nghĩa với nền kinh tế là NDI bằng GNI cộng thu từ chuyển nhượng hiện hành, trừ chi chuyển nhượng hiện hành. Và chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh nguồn lực của nền kinh tế là tiết kiệm bằng NDI trừ đi tiêu dùng cuối cùng. Như vậy nếu nguồn lực để dành cộng chuyển nhượng vốn thuần nhỏ hơn mức đầu tư, mới bù đắp khoản thiếu hụt đó phải đi vay. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lượng để dành tương đương, thậm chí lớn hơn mức đầu tư nhưng vẫn phải đi vay. Điều này xảy ra trong trường hợp tuy có để dành nhưng vẫn ở dạng tiền tệ (cất giữ USD hoặc vàng trong nhà) không đi vào sản xuất, hoặc cũng có thể do tâm lý chủ thể này vay nhưng chủ thể khác chịu trách nhiệm trả nợ.
Thực tế trên cho thấy, kiều hối được xem là một trong những nguồn lực quan trọng để hỗ trợ kinh tế Việt Nam. Nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế, cũng như giúp nền kinh tế giảm sự phụ thuộc vào dòng vốn nước ngoài. Ở Việt Nam kiều hối chiếm phần lớn trong chuyển nhượng hiện hành. Theo ước tính lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2019 khoảng 17 tỷ USD. Đây là khoản quan trọng giúp bù đắp sự mất mát do khu vực FDI chuyển tiền về nước họ. Việt Nam có thể phải vay nợ nhiều thêm, thậm chí dẫn đến vỡ nợ nếu thiếu hụt đi lượng kiều hối này.
Trong khi đó, những người lao động Việt Nam ở nước ngoài, dù chính thức hay không chính thức đều đã đóng góp một phần rất quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Những lao động ở nước ngoài để gửi những đồng tiền đẫm mồ hôi, thậm chí cả máu về quê nhà, không ít trong số họ đang gặp những rủi ro nhân cách đến thân xác, thậm chí cả tính mạng. Trong nhiều trường hợp, người lao động Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận quyền của mình tại nơi làm việc. Các khoản nợ do phí và lệ phí di cư lao động quá cao, có thể là trở ngại khiến người lao động không dám rời bỏ nơi làm việc có yếu tố bóc lột và bạo lực. Trên đồng tiền họ gửi về ẩn chứa rất nhiều nỗi niềm và đau xót.
Theo ước tính khoảng 20% lượng kiều hối nhận được hàng năm là của người lao động ở nước ngoài. Theo Tổ chức Lao động Liên hiệp quốc (ILO), mặc dù đi làm việc ở nước ngoài có nhiều tác động tích cực đối với cá nhân người lao động lẫn quốc gia tiếp nhận, nhưng người lao động di cư vẫn có thể gặp phải rủi ro bị bóc lột. Tình trạng này một phần do các khoản chi phí di cư lao động cao và những thách thức trong triển khai các biện pháp bảo vệ những người lao động ở nước ngoài.
Kiều hối được xem là một trong những nguồn lực quan trọng để hỗ trợ kinh tế tại Việt Nam. Nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế cũng như giúp nền kinh tế giảm sự phụ thuộc vào dòng vốn nước ngoài.
2020: Kiều hối sẽ sụt giảm
Theo NHNN chi nhánh TPHCM, tình hình đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã tác động đến việc làm, thu nhập của người Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đến lượng kiều hối giảm trong những tháng đầu năm 2020.
Việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay bị hạn chế nhiều do yếu tố dịch bệnh. Vì vậy, kiều bào thường đầu tư tại chỗ, thay vì đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, kiều hối của TPHCM đã tăng trở lại trong 3 tháng qua. ĐTTC đã ghi nhận ý kiến của TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia tài chính NH xung quanh sự đảo chiều của kiều hối trong những tháng gần đây, cũng như dự báo tình hình thu hút kiều hối năm nay của cả nước.
PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, 10 tháng lượng kiều hối về TPHCM đã lên trên 4 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ 2019, riêng tháng 10 đã có 500 triệu USD kiều hối chuyển về qua hệ thống NHTM. Trong khi theo số liệu trước đó 7 tháng đầu năm kiều hối chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ 2019. Ông có thể lý giải vấn đề này?
TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU: - Theo tôi, nguyên nhân kiều hối tăng trở lại 3 tháng gần đây do kiều bào ở nước ngoài theo dõi sát tình hình dịch bệnh ở trong nước. Theo đó, họ nhận thấy Việt Nam kiểm soát dịch bệnh rất tốt, nên gửi tiền về nhiều hơn. Trước hết gửi về giúp gia đình, người thân, nhưng trong số tiền đó cũng có những khoản đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam.
Trả lời với truyền thông, NHNN chi nhánh TPHCM cho rằng nguyên nhân kiều hồi tăng 3 tháng qua do dịch Covid-19, bởi người Việt Nam ở nước ngoài hạn chế chi tiêu khi giãn cách xã hội, gửi về hỗ trợ người thân trong nước nhiều hơn trước; đồng thời lượng kiều hối quý III tại TPHCM tăng hơn so với trước do kiều bào ở Mỹ chiếm tỷ trọng lớn và kinh tế nước Mỹ đang khởi sắc hơn. Tôi cũng đồng ý với những nguyên nhân đó. TPHCM là rổ hứng tiền kiều hối của cả nước, với tỷ trọng gần một nửa tổng kiều hối cả nước. Phần lớn kiều bào đi Mỹ trong quá khứ xuất phát từ TPHCM, hoặc những tỉnh lân cận như Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Vì tính gắn bó mang tính lịch sử như vậy nên lượng tiền gửi về khu vực TPHCM luôn nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng cho đến nay trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, con số nhiễm bệnh rất thấp so với mức bình quân nhiễm bệnh cả nước Mỹ. Chính vì mức nhiễm bệnh thấp nên việc làm ăn buôn bán của kiều bào tương đối ổn định. Đặc biệt trong cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ không có doanh nghiệp lớn, chủ yếu ở dạng hộ kinh doanh (theo định nghĩa của Việt Nam). Tức chỉ ở dạng những doanh nghiệp buôn bán nhỏ, nghiêng về dịch vụ thiết yếu cho đời sống như bác sĩ, nha sĩ, văn phòng luật sư, tiệm sửa xe, cửa hàng bán lẻ... Các hoạt động kinh tế đó không bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh. Vì vậy, sức chịu đựng của doanh nghiệp người Việt tốt hơn so với mặt bằng chung của người Mỹ và thu nhập của người Việt ở Mỹ cũng tương đối ổn định.
- Tại Báo cáo di cư và kiều hối mới công bố, NH Thế giới (WB) dự báo lượng kiều hối năm 2020 của Việt Nam giảm hơn 7% còn 15,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% GDP. Còn dự báo của ông?
- Tôi nghĩ lượng kiều hối về Việt Nam năm nay khó tăng, nếu đạt mức tốt nhất cũng chỉ tương đương với năm ngoái. 3 tháng vừa rồi có mức tăng đột biến ở TPHCM, nhưng nếu tính chung cả nước trong cả năm, tình hình không sáng sủa như vậy. Trong những tháng đầu năm, kiều hối của Việt Nam đã giảm nhiều. Trong những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ sẽ ngày càng trầm trọng. Vì Mỹ đang vào mùa đông, không khí rất lạnh và các biện pháp phòng chống dịch Covid vẫn chưa được Chính phủ Mỹ quan tâm đúng mức.
Vì vậy, dự báo tình hình dịch bệnh từ đây đến cuối năm tại Mỹ có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Đồng thời, kiều hối từ nguồn xuất khẩu lao động cũng bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài ở nhiều quốc gia khiến nhiều lao động người Việt Nam ở nước ngoài mất việc, nên kiều hối của cả nước năm nay cũng sẽ chịu tác động. Những tháng vừa rồi có dấu hiệu tốt lên về kiều hối ở TPHCM nhưng tôi không lạc quan lắm về việc cả năm kiều hối có thể tăng mạnh, thậm chí có thể giảm như dự báo của WB.
- Lâu nay chúng ta vẫn có chính sách thu hút kiều bào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hiện cũng đang có khoảng 3.000 dự án, tổng số vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD, tạo nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Vậy muốn hút thêm nguồn này, theo ông cần có giải pháp nào?
- Ở thời điểm này, tôi không lạc quan về kiều hối đầu tư kinh doanh. Vì thật sự việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay gặp hạn chế rất nhiều do yếu tố dịch bệnh. Vì vậy, kiều bào thường đầu tư tại chỗ, thay vì đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam. Do đó, tôi nghĩ kiều hối đổ về đầu tư kinh doanh năm nay tương đối thấp và sẽ kéo dài sang năm. Trở lại làm thế nào để hút đầu tư kinh doanh của kiều bào Việt Nam trong tầm nhìn dài hạn hơn là sau khi dịch bệnh được khống chế, tôi cho rằng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp hơn.
Còn nhớ những năm Việt Nam mở cửa thương mai, nhất là sau năm 2000, khi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết, rất nhiều người Việt ở Mỹ phấn khởi trở về kinh doanh, nhưng sau đó họ cảm thấy có nhiều vấn đề không phù hợp. Chẳng hạn như luật pháp chồng chéo, xin giấy phép thủ tục rườm rà, văn hóa kinh doanh khác nhau, đặc biệt do đặc thù riêng, kiều bào không thể tiếp cận vốn từ ngân hàng trong nước nên đầu tư của kiều bào tại Việt Nam còn hạn chế.
- Xin cảm ơn ông.
Việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay bị hạn chế nhiều do yếu tố dịch bệnh. Vì vậy, kiều bào thường đầu tư tại chỗ, thay vì đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Lượng kiều hối dự kiến tăng 8% Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, lượng kiều hối đổ về thành phố trong 10 tháng qua ước đạt khoảng 4,7 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với con số ghi nhận trong 9 tháng đầu năm. Ảnh TL minh họa Phân tích của các chuyên gia kinh tế, bất chấp các tác động...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

2,9 triệu người hóng pha đón con "hot nhất MXH": Đơn giản mà thiên tài, phụ huynh có con nhỏ xem ngay kẻo lỡ!
Netizen
12:18:46 02/04/2025
Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang
Tin nổi bật
12:12:39 02/04/2025
Nga vạch ra lộ trình riêng với Trung Quốc
Thế giới
12:12:21 02/04/2025
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
11:22:32 02/04/2025
Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn
Sức khỏe
11:20:01 02/04/2025
Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?
Sao châu á
11:14:24 02/04/2025
Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã
Lạ vui
11:11:04 02/04/2025
Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc
Sáng tạo
11:05:09 02/04/2025
Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh
Pháp luật
10:57:20 02/04/2025
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
10:44:40 02/04/2025