Kiểu đánh bắt thủy sản tận diệt
Tình trạng sử dụng điện ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, thả lưới đáy mắt nhỏ để đánh bắt cá cả lớn lẫn nhỏ, đang được ngành thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long báo động là kiểu khai thác tận diệt thủy sản.
Theo Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, trong 3 năm trở lại đây, sản lượng thủy sản tự nhiên giảm từ 5.000 đến 6.000 tấn mỗi năm. Nguồn lợi thủy sản giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc khai thác và đánh bắt thủy sản tận diệt của người dân.
Ngày nay để đánh bắt thủy sản trên các tuyến sông, rạch, người dân miền Tây đều sử dụng điện và lưới dày.
Nông dân ở huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, dùng bàn cào tay có gắn điện để đánh bắt cá. Hiện tại trong toàn tỉnh có 460 phương tiện hành nghề lưới cào, trong đó 420 chiếc chưa đăng ký cấp phép. Đây là phương tiện cào có sử dụng gọng điện, cấm dùng trong đánh bắt thủy sản.
Bẫy bắt cá bằng dớn đuôi chuột, lưới dày không tha bất cứ cá, tôm tép lớn hay nhỏ.
Video đang HOT
Mặc dù xiệt cá bằng điện bị cấm nhưng nhiều người dân vẫn vô tư dùng. Từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản Đồng Tháp kiểm tra tạm giữ 5 ghe cào điện, một xiệt điện, một bình ăcquy, gần 7.000 mét lưới cước.
Dụng cụ kéo côn bắt cá bằng điện, loại hình đánh bắt thủy sản bị cấm. Người dùng nếu bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử phạt hành chánh và tịch thu phương tiện.
Lưới dày để làm đáy đánh bắt cá trên sông Hậu.
Rà cá bằng cây điện. Chi cục Thủy sản Cần Thơ cho biết trong năm 2011 đã tịch thu 54 dynamo điện cào cá, 15 bộ xiệt điện (đeo trên vai) và tháo dỡ 48 miệng đáy sử dụng lưới mắt nhỏ.
Theo VNExpress
Tận diệt thủy sản ở khu vực cấm
Mặc dù đã cấm hoàn toàn hoạt động đánh bắt thủy sản trên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhưng các khu bảo vệ thủy sản ở Thừa Thiên- Huế vẫn đang bị tận diệt.
"Thủy tặc" hoành hành
Khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang được thành lập tháng 9.2010 với diện tích 30,4 ha. Đây là khu vực bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản của hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai nên các hoạt động làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh bị cấm hoàn toàn.
Đánh bắt thủy sản bằng lừ xếp tại Khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi.
Thế nhưng, có mặt ở khu vực này lúc chập choạng tối 9.5, chúng tôi chứng kiến hàng chục thuyền cá đang tung hoành đánh bắt thủy sản. Phương tiện "thủy tặc" hành nghề là lưới rê, lừ xếp, xung điện. Do vậy, các loại thủy sản từ lớn đến nhỏ đều bị tận diệt.
Anh Trần Mộng - ngư dân thôn Thanh Mỹ cho biết: "Ngoài người dân địa phương, lượng lớn thủy tặc đến từ xã Hương Vinh (huyện Hương Trà) và các phường An Hòa, Kim Long (TP. Huế). Họ thỏa sức đánh bắt nhưng ít khi bị xua đuổi, xử lý".
Cũng như Khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi, 3 khu bảo vệ thủy sản khác trên hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai là Cồn Chìm (xã Vinh Phú, huyện Phú Vang), Cồn Cát (xã Điền Hải, huyện Phong Điền), Đập Tây- Chùa Ma (xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc) cũng đang bị thủy tặc hủy diệt. Tình trạng này khiến các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt nhiều loại thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.
Cha chung không ai khóc
Các khu bảo vệ thủy sản trên hệ đầm phá Tam Giang thuộc quản lý của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế. Tuy nhiên, việc quản lý trực tiếp những khu vực này được Chi cục giao cho các chi hội nghề cá ở các xã. Trên thực tế, chi hội nghề cá một số xã đã thực hiện tốt công tác kiểm ngư như Chi hội nghề cá thôn 8, xã Điền Hải đã phát hiện, xử lý 10 vụ vi phạm, Chi hội nghề cá đội 6, xã Vinh Phú đã xử lý 8 vụ vi phạm.
Ngư dân Trần Mộng cho biết: "Ngoài người dân địa phương, lượng lớn thủy tặc đến từ xã Hương Vinh (huyện Hương Trà) và các phường An Hòa, Kim Long (TP. Huế). Họ thỏa sức đánh bắt nhưng ít khi bị xua đuổi, xử lý".
Tuy nhiên, hoạt động quản lý, bảo vệ khu bảo vệ thủy sản của các chi hội nghề cá vẫn chưa hiệu quả. Số vụ bị xử lý còn quá ít so với số vụ vi phạm. Nguyên nhân của tình trạng này là do ý thức của hội viên trong các chi hội nghề cá còn rất kém. Tại nhiều khu bảo vệ thủy sản, chi hội nghề cá biết rõ việc thủy tặc hoành hành nhưng lại làm ngơ. Thậm chí có nơi hội viên của chi hội còn ra tay tận diệt khu bảo vệ thủy sản, như trường hợp vừa qua ở xã Vinh Phú.
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Quang Vinh Bình- Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết: Việc quản lý các khu bảo vệ thủy sản của các chi hội nghề cá chưa hiệu quả. Về phía chi cục, do nhân lực và vật lực để tuần tra, xử lý rất thiếu thốn trong khi thủy tặc rất hung hãn, nên rất khó ngăn chặn. Ông Bình cho rằng, vấn đề hiện nay là phải tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân.
Theo Dân Việt
Sức mạnh thực sự của Rùa Hồ Gươm? Vừa qua, cụ rùa Hồ Gươm, tưởng như đã rất già yếu, với bệnh tật đầy mình, đã xé toạc mấy lần lưới của nhóm đánh bắt để thoát ra ngoài. Sự việc này đã gây ngỡ ngàng cho cả những nhà khoa học, những người đánh bắt và hàng ngàn người chứng kiến tận mắt. Vậy loài rùa mai mềm nước ngọt...