Kiểu cúng cụ của trẻ con
Vừng nghe lời bà đặt bánh lên ban thờ để thắp hương. Đến lúc thắp hương, Vừng khấn: “Con lạy cụ ạ! Nhưng cụ đừng ăn bánh của con nhé!”.
1. Vừng nhìn thấy con cua, hỏi ba:
- Ba ơi, cái quần con cua đâu?
- Cua không mặc quần con ạ!
- Vì sao nó không mặc quần hả ba?
- Vì nó sống dưới nước?
Vừng ngẫm nghĩ một lúc, lại hỏi:
- Sống dưới nước thì không mặc quần phải không ba?
- Đương nhiên, khi tắm con có mặc quần không?
- Đi tắm biển con có mặc quần mà ba!
- !!!???
Sao con cua không mặc quần hả ba. (Ảnh: Inmagine)
2. Dì đến nhà chơi, Vừng cứ bắt dì kể chuyện. Dì kể cho Vừng nghe câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ: “Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé quàng khăn đỏ tên là Vừng, một hôm cô xách đồ ăn đến cho bà nội…”.
Dì đang kể chuyện thì Vừng ngắt lời:
- Không, xách đồ ăn cho bà ngoại chứ!
Video đang HOT
- Tại sao vậy? – Dì hỏi.
- Vì bà nội đang nằm trên tầng rồi!
3. Vừng và mẹ cùng hát bài “Làm anh khó lắm”. Mẹ hát đến đoạn: “Với em bé, phải người lớn cơ”. Vừng cãi:
- Không phải đâu mẹ hát sai rồi. Phải là: Nếu em bé đái, phải người lớn cơ!
4. Vừng đi học về, mẹ hỏi:
- Ở lớp con chơi với bạn nào?
- Bạn Tuấn ạ! – Vừng trả lời dõng dạc.
- Bạn Tuấn là con trai hay gái?
- Là con gái ạ!
- Nhưng Tuấn là tên con trai mà con?
- Bạn ấy là con gái ạ! – Vừng vẫn khăng khăng.
Mẹ suy nghĩ một lúc rồi đổi câu hỏi:
- Thế bạn Tuấn có chim không con?
- Không ạ. Nhưng bạn í có vòi.
5. Trên lớp, Vừng hỏi cô giáo:
- Cô ơi, sao bụng cô to thế?
- Vì cô đang có em bé ở bên trong. Khi nào cô sinh em bé ra cũng đáng yêu như Vừng vậy đó!
Vừng nghe thấy thế thì reo lên:
- A, bụng ba em cũng to. Mai mốt ba cũng sinh em bé!
6. Vừng nghe lời bà đặt bánh lên ban thờ để thắp hương. Đến lúc thắp hương, Vừng khấn:
- Con lạy cụ ạ! Nhưng cụ đừng ăn bánh của con nhé!
Theo DV
Bánh trôi, bánh chay bán sẵn khắp các phố Hà Nội
Vào mỗi dịp 3/3 Âm lịch hàng năm, người dân Hà Nội lại tìm đến với món bánh "ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" để thắp hương cúng Tết Hàn thực.
Sáng sớm khi tranh thủ đi mua đồ ăn sáng, một bác gái tranh thủ mua thêm bát bánh trôi, bánh chay để về thắp hương.
Bánh trôi chay được bày bán ở nhiều nơi trên đường phố.
Đắt hơn so với năm ngoái, năm nay giá mỗi bát khoảng 15.000 đồng.
Bánh chay trong có nhân đỗ được ăn kèm cùng bột sắn quấy, hương vị thơm ngon mê hoặc lòng người.
Bánh trôi viên nhỏ được rắc vừng lên trên, bên trong có đường phên trắng, khi ăn tạo vị ngọt đậm và mát.
Nhà chị Đính ở chợ Hàng Bè mỗi năm đến ngày 3/3 Âm lịch đều tranh thủ bán thêm món ăn này.
Cảnh tấp nập làm bánh và bán trên vỉa hè tại nhiều nơi ở Hà Nội sáng 24/3.
Bánh trôi chay từng đi vào thơ ca trong một tác phẩm của thi sĩ Hồ Xuân Hương xưa.
Tại chợ Hôm Đức Viên, bánh bày hàng loạt ra vỉa hè, hàng nhà chị Minh Tiến phải huy động người nhà ra giúp đỡ
Vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của nhiều dịch vụ bánh trôi bánh chay vào dịp Tết Hàn thực đã khiến nhiều gia đình không còn phải mất thời gian vào việc đi xay bột về nặn bánh luộc lấy như trước nữa.
Chị Thuỷ, chủ một cửa hàng trên phố Mai Hắc Đế dâng bánh trôi chay thắp hương cúng thần tài.
Theo NS
Cái Tết đầu tiên của dâu mới Bước chân đã chạm đến bậc thang cuối cùng, cái đầu vốn sáng suốt là thế của Hà vẫn chưa nghĩ ra cách gì. Tim cô đập thình thịch ngày một to hơn trong khi bước chân cứ tiến gần lại mâm cỗ cúng. Mẹ chồng đang sốt sắng hết nhìn xuống phía cầu thang lại nhìn lên tivi xem màn pháo hoa....