Kiều bào với biển đảo Việt Nam
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ngày 20/11 tổ chức chương trình giao lưu tọa đàm “Kiều bào với biển đảo Việt Nam”, theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, với hơn 30 điểm cầu.
Các khách mời tham gia cuộc tọa đàm với chủ đề “Câu chuyện Trường Sa” (Ảnh: VOV).
Ngày 20/11, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã tổ chức chương trình giao lưu tọa đàm “Kiều bào với biển đảo Việt Nam” theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, với hơn 30 điểm cầu tại Việt Nam và trên thế giới nhằm đáp ứng tình cảm cũng như lòng mong mỏi của cộng đồng người Việt ở trên khắp năm châu.
Từ năm 2020, do đại dịch Covid-19 bùng phát nên các chuyến đi kiều bào thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 đã không thể tổ chức. Do vậy, đây là cơ hội hiếm có để những người Việt xa quê hiểu hơn về tình hình của quê hương cũng như là vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Buổi giao lưu Tọa đàm có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu; Chuẩn Đô đốc, nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam Đỗ Minh Thái; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân; Ủy ban Nhà nước về NVNONN; Nhà hát ca múa nhạc quân đội; cùng đông đảo các chiến sĩ hải quân và kiều bào trong và ngoài nước.
Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN cho biết, đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa tiếp nối chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường huyền thoại với những chiến công hiển hách của nhân dân ta và lực lượng hải quân anh hùng. Đồng bào ta ở nước ngoài luôn quan tâm và thể hiện tình cảm sâu nặng đối với các lực lượng cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời, chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của kiều bào ta, kể từ năm 2012 đến năm 2019, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức được 8 đoàn đến thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 với sự tham gia của hơn 600 kiều bào. Đây cũng là dịp để kiều bào ra từ nhiều nơi trên thế giới gỡ, giao lưu và kết nối, tạo sự gắn kết với nhân dân trong nước, góp phần tăng cường tình đoàn kết dân tộc.
Câu chuyện Trường Sa
Video đang HOT
Tọa đàm xoay quanh hai chủ đề chính là “Câu chuyện Trường Sa” và “Hiệu ứng lan tỏa”, với sự giao lưu, chia sẻ của các vị khách mời thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, kiều bào khắp nơi trên thế giới và những người đã từng tham gia dự án Nhà giàn DK1.
Ông Eteetera Nguyễn, kiều bào Mỹ, chia sẻ cảm nhận của bản thân khi lần đầu tiên được tham gia hành trình đến với Trường Sa. Qua chuyến đi, ông có thêm những tài liệu chân thực, quý giá, những kỷ niệm về những người đồng bào xa quê hương. Chuyến đi cũng góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, thêm sự tin tưởng và thấu hiểu với những khó khăn của đất nước trong nhiệm vụ giữ gìn biển đảo của Tổ quốc.
Ông Đỗ Minh Thái, Chuẩn Đô đốc, nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam, nhớ lại những kỷ niệm khi lần đầu tiên đưa 5 kiều bào đến thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 vào năm 2011, trong đó có các kiều bào Ba Lan và Thái Lan. Ông cho rằng “Chủ quyền biển đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 chính là chất kết dính khối đại đoàn kết của cộng đồng người dân Việt Nam trong nước và nước ngoài.”
Chị Cao Hồng Vinh, kiều bào Việt Nam tại đầu cầu Ba Lan cùng những thành viên câu lạc bộ Trường Sa tại Ba Lan, nói rằng mỗi lần đi thăm đảo như một lần được trở về ngôi nhà yêu thương. Chị cho biết, hơn 100 thành viên là những người từng tham gia chuyến đi Trường Sa và Nhà giàn DK1 hiện vẫn thường xuyên hoạt động, trao đổi những câu chuyện, kỷ niệm về những lần được trở về quê hương.
Tọa đàm cũng nêu bật những hoạt động ý nghĩa, đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, đồng thời tăng cường kết nối, giao lưu, thúc đẩy hợp tác để phát huy vai trò của cộng đồng kiều bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Anh Hồng Quân, đại diện kiều bào tại châu Phi, thành viên trong dự án “Trường Sa, Nhà giàn DK1, Hành trình từ trái tim” chia sẻ câu chuyện về nỗ lực kết nối, lan tỏa thông tin về Trường Sa tới cộng đồng kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới. Từ năm 2018, anh Quân cùng các cộng sự đã triển khai một số dự án như lịch Tết hằng năm với các hình ảnh về biển đảo, chiến sĩ được nhiều kiều bào đóng góp sau mỗi chuyến đi. Tính đến năm 2020, dự án đã in được hơn 20.000 nghìn ấn phẩm và gửi tới kiều bào trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Anh David Nguyễn, kiều bào tại Mỹ, người đã tham gia chuyến đi Trường Sa vào năm 2014, kể về cách anh lan tỏa thông điệp, thông tin chính xác tới cộng đồng người Việt Nam tại nhiều nơi trên thế giới. Thông qua việc thu thập những hình ảnh, thước phim, tài liệu quý giá về đời sống của quân dân trên đảo, anh đã có những bài viết và những buổi tranh luận để đem lại góc nhìn chân thật nhất tới kiều bào ta tại nước ngoài.
Chị Hiệu, một nhà văn và kiều bào Pháp, lan tỏa thông điệp qua cuốn sách chị viết sau chuyến đi Trường Sa vào năm 2014. Chị nói, cuốn sách cho chị cơ hội để bày tỏ nhiều suy nghĩ, tình cảm hơn và đồng thời có thể tổng hợp những câu chuyện, kỷ niệm của kiều bào khác.
Nhiều kiều bào tại các đầu cầu như Đức, Séc, Italy, Hàn Quốc… cũng đã chia sẻ về các hoạt động của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo như Phong trào đoàn áo dài vì hòa bình, chương trình gặp nhau cuối năm hay các quỹ chủ quyền biển đảo Việt Nam,… để gửi đến Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Ông Phạm Hải Chiến, Ủy viên Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, thành viên sáng lập Quỹ vì chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Hàn Quốc, cho biết cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài là những sứ giả tại các nước sở tại, và luôn tranh thủ tận dụng tối đa các hoạt động trong cộng đồng để lan tỏa tình yêu biển đảo, đồng thời tìm kiếm những con người tâm huyết để triển khai hiệu quả các dự án.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, buổi giao lưu tọa đàm đã bắc nhịp cầu nối liền những tấm lòng từ khắp năm châu, tạo cơ hội để kiều bào từ nhiều địa bàn chia sẻ, bày tỏ sẵn sàng đồng lòng và có những hành động thiết thực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảy bệnh nhân Covid-19 nguy kịch đang được can thiệp ECMO
Tiểu Ban điều trị cho biết, Việt Nam hiện có 129 bệnh nhân tiên lượng nặng, 125 bệnh nhân nặng thở ô-xy gọng kính, 26 bệnh nhân nặng thở máy không xâm nhập, 26 bệnh nhân nguy kịch thở máy xâm nhập và bảy bệnh nhân nguy kịch được chạy ECMO.
(Ảnh minh họa)
Theo số liệu báo cáo của Tiểu ban điều trị Covid-19, tính đến sáng nay, cả nước ghi nhận tổng cộng 8.364 bệnh nhân Covid-19. Trong số đó có 3.344 người khỏi bệnh ra viện, chiếm 40,5%.
Tổng số trường hợp mắc Covid-19 tử vong tại Việt Nam đến nay là 51 người, chiếm 0,62%. Hiện tại, 4.871 bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế, chiếm 58,93%. Từ 27/4 đến nay, cả nước có 5.298 ca mắc, trong đó có 4.756 bệnh nhân đang điều trị (88,11%).
Các chuyên gia của Tiểu Ban điều trị và giáo sư đầu ngành đang nỗ lực hội chẩn, lên phương án điều trị cho bệnh nhân.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cho biết 80% bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam ở tình trạng nhẹ, không triệu chứng. 20% còn lại là những người tiên lượng nặng. Trong đó, 5% bệnh nhân rất nặng, phải thở máy, ECMO.
Theo GS Nguyễn Gia Bình, những trường hợp cần thở ô-xy đều phải được coi là bệnh nhân nặng. Các cơ sở y tế cần củng cố, tăng cường hoạt động của đội ngũ cán bộ điều trị, nhằm bảo đảm chất lượng, sức khỏe cho thầy thuốc.
Trước đó, vị chuyên gia này nhận định nhiều bệnh nhân khi chưa mắc Covid-19 đã có tình trạng sức khỏe kém, tiên lượng tử vong. Do đó, việc điều trị với những trường hợp này là hành trình khó khăn.
BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Tổ trưởng Tổ điều trị của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ Bắc Ninh phòng chống Covid-19 cho biết, hiện tỉnh Bắc Ninh có 24 bệnh nhân nặng, một bệnh nhân phải thở máy xâm nhập và lọc máu liên tục... Sức khỏe của số bệnh nhân nặng hiện đang được điều trị tích cực với sự hỗ trợ chuyên môn của các thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai.
BSCK II Nguyễn Trung Cấp nhận định, BVĐK tỉnh Bắc Ninh đủ năng lực đáp ứng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân hiện nay, trên cơ sở nhân lực hiện có của bệnh viện, nhân lực hỗ trợ của các bệnh viện tuyến Trung ương, các tỉnh. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư đều đáp ứng yêu cầu điều trị theo nhiệm vụ được giao trong vòng 28 ngày.
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch khi số bệnh nhân tăng lên 3.000 ca mắc, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh đã giúp địa phương củng cố, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bằng các hình thức đào tạo trực tuyến, về cơ sở y tế trực tiếp chỉ đạo "cầm tay chỉ việc".
Nói về kịch bản khi Bắc Ninh có đến 3.000 mắc, BSCKII Nguyễn Trung Cấp cho rằng, cần tính đến phương án phân luồng từ xa cho BVĐK tỉnh Bắc Ninh để điều trị bệnh nhân thông thường; điều chuyển nhân lực các thầy thuốc của chuyên khoa sâu ra đơn vị điều trị mới, bao gồm các chuyên khoa: Ngoại khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Sơ sinh, Tim mạch, Hô hấp...
Ngành y tế Bắc Ninh cần có kế hoạch chuyển bệnh nhân Covid-19 nhẹ, không triệu chứng đã sang giai đoạn ổn định (sau ngày thứ 9 của bệnh) sang cơ sở cách ly riêng, chờ hồi phục để giảm tải cho các bệnh viện dã chiến.
BSCKII Nguyễn Trung Cấp cũng kiến nghị, để bảo đảm điều trị ban đầu tốt, hạn chế tỷ lệ diễn biến nặng, gây quá tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh (đặc biệt là đơn vị hồi sức tích cực (ICU), ngành y tế tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường năng lực về điều trị và xét nghiệm (tối thiểu phải làm được: D-Dimer, Ferritine, Procalcitonin, Định lượng CRP) cho các bệnh viện dã chiến...
Triệu chứng Covid-19 xuất hiện khi nào sau tiếp xúc nguồn lây? Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết sau khi tiếp xúc nguồn lây, những ngày đầu bệnh nhân Covid-19 thường không có triệu chứng. Triệu chứng bắt đầu thấy rõ ở khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 sau khi tiếp xúc với nCoV, rồi giảm dần. Từ khoảng ngày 15 đến ngày 21...