Kiều bào và người dân Pháp xuống đường ủng hộ ‘vụ kiện chất độc da cam’ của bà Trần Tố Nga
Hoạt động có ý nghĩa quan trọng vì nó diễn ra trước thềm phiên điều trần tại Tòa phúc thẩm Paris, sẽ diễn ra vào sáng 7/5, nhằm tiếp tục xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga chống lại Bayer-Monsanto và 13 công ty khác sản xuất hoặc tiếp thị chất độc da cam/dioxine mà quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, giai đoạn 1961-1971.
Quang cảnh buổi tập hợp ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga và các nạn nhân da cam Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 4/5 tại quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris, khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga và các nạn nhân da cam Việt Nam trong vụ kiện các tập đoàn hóa chất đã cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Nhiều chính trị gia, dân biểu, thị trưởng các quận của Paris và thành phố lân cận, cùng đại diện các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động phong trào đấu tranh vì môi trường đã tới tham dự.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), cùng đại điện của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) cũng bày tỏ sự chia sẻ và ủng hộ đối với bà Trần Tố Nga.
Hoạt động có ý nghĩa quan trọng vì nó diễn ra trước thềm phiên điều trần tại Tòa phúc thẩm Paris, sẽ diễn ra vào sáng thứ Ba tới (7/5), nhằm tiếp tục xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga, 82 tuổi, chống lại Bayer-Monsanto và 13 công ty khác sản xuất hoặc tiếp thị chất độc da cam/dioxine mà quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, giai đoạn 1961-1971. Đối mặt với những gã khổng lồ về hóa chất nông nghiệp này, các luật sư William Bourdon và Bertrand Repolt sẽ bào chữa cho bà Trần Tố Nga và cho hàng triệu nạn nhân của chất khai quang này tại Việt Nam.
Nhiều chính trị gia, dân biểu, thị trưởng các quận của Paris và thành phố lân cận, cùng đại diện các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động phong trào đấu tranh vì môi trường đã tới tham dự và bày tỏ sự ủng hộ.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp, ông Võ Đình Kim, điều phối viên hội Collectif Vietnam-Dioxine, thành viên Ủy ban ủng hộ bà Trần Tố Nga, cho biết sự kiện đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều hiệp hội đấu tranh vì môi trường như Green Peace, Attaque, cũng như đại diện nhiều chính đảng và công dân Pháp nhận thấy cuộc chiến pháp lý của bà Trần Tố Nga rất quan trọng và mong muốn bày tỏ sự đoàn kết của họ với hành động của bà.
Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của nhiều báo chí truyền thông Pháp đến chứng kiến và đưa tin về sự kiện này. “Chúng tôi hy vọng phiên tòa sẽ xem xét và phán quyết công nhận cuộc đấu tranh của các nạn nhân da cam. Các công ty hóa chất thì biện bạch rằng không phải là họ, mà chính quyền Mỹ mới phải chịu trách nhiệm về vụ việc này, nhưng chúng tôi cho rằng họ cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm, vì họ ý thức được đây là hóa chất độc hại và cách sử dụng cũng rất nguy hiểm, do đó họ cũng có liên đới trong vụ việc này”, ông Võ Định Kim bày tỏ.
Video đang HOT
Bà Sandrine Rousseau, nghị sĩ Quốc hội thuộc đảng châu Âu sinh thái xanh (EELV) nhấn mạnh tầm quan trọng của vụ kiện Trần Tố Nga và cho rằng vụ việc luôn có ý nghĩa thời sự vì hệ quả của việc rải chất độc màu da cam do Monsantos sản xuất còn kéo dài đến tận ngày nay, và không chỉ tập đoàn này mà sau họ là cả một nền công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu và các sản phẩm kiểm dịch thực vật đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều thế hệ.
Bà Trần Tố Nga gặp gỡ những người ủng hộ tại sự kiện.
Nể phục trước tinh thần đấu tranh, cũng như sự kiên trì và nghị lực phi thường của bà Trần Tố Nga, nghị sĩ Sandrine Rousseau cho rằng việc vụ kiện được đưa ra tòa án Pháp cho thấy “bà Trần Tố Nga và hàng triệu nạn nhân da cam không bị bỏ rơi và không phải chịu đựng nỗi đau này một mình”.
Đại diện cho Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA), Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ tịch Hội, hiện đang có mặt tại Paris để tham dự vụ kiện của bà Trần Tố Nga, đã bày tỏ sự ủng hộ của các nạn nhân da cam ở Việt Nam đối với hành động của bà. Với mong muốn phiên tòa lần này sẽ giành lại công lý cho nạn nhân, ông cho rằng buổi tập hợp ủng hộ này cũng như các hành động góp sức chung tay của mỗi người sẽ làm xoa dịu nỗi đau da cam của các nạn nhân.
Nhân dịp này, Phó chủ tịch Hội VAVA cũng bày tỏ sự cảm ơn đối với bạn bè Pháp đã biểu thị tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái và lương tri của những người yêu chuộng hòa bình, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông cho biết cùng với người dân Bỉ, mới đây Quốc hội Bỉ, đã ra Nghị quyết phê chuẩn việc ủng hộ quyền lợi của nạn nhân chất độc da cam. Ông hy vọng Quốc hội Pháp cũng sẽ tiếp tục đồng hành và ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong cuộc đấu tranh của họ.
Bà Trần Tố Nga phát biểu tại sự kiện.
Phấn khởi trước sự hiện điện của đông đảo người dân Pháp và bà con kiều bào tại sự kiện ủng hộ mình, bà Trần Tố Nga cho rằng điều này chứng tỏ sức mạnh của chính nghĩa ngày càng được củng cố và sự có mặt của các nghị sĩ Quốc hội, thị trưởng nhiều quận và thành phố vệ tinh, chứng tỏ cả Paris và nước Pháp đang ủng hộ bà. Bà cũng cho biết Hội luật gia dân chủ thế giới đã gửi thư cho Tòa án Paris bày tỏ sự ủng hộ đối với vụ kiện. “Điều này có nghĩa là cuộc đấu tranh của tôi đã vượt qua các biên giới và ra toàn thế giới. Do đó tôi càng thêm tin tưởng, càng thêm mạnh mẽ và càng có quyết tâm để đi tới.”, bà khẳng định.
Năm 2021, Tòa án Tư pháp Evry, nơi bà Trần Tố Nga nộp đơn khiếu nại lần đầu vào năm 2014, đã phán quyết khiếu nại này là “không thể chấp nhận được”, với lý do các công ty bị buộc tội được hưởng “quyền miễn trừ tài phán”, và việc họ tuân theo lệnh của quân đội Mỹ cho phép loại trừ họ khỏi mọi trách nhiệm.
Tuy nhiên, các luật sư của bà Trần Tố Nga đã chứng minh rằng trên thực tế họ đã tự nguyện đáp ứng lời kêu gọi đấu thầu, trong đó việc mời thầu này không hề áp đặt nồng độ hóa chất độc hại dioxin nhiều như họ đã đưa vào trong thành phần của chất khai quang màu da cam được quân đội Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam.
Do đó, bà Trần Tố Nga và luật sư biện hộ đã kháng cáo quyết định này và dẫn đến việc khởi kiện lại ba năm sau đó. Dựa trên tình trạng miễn trừ quyền tài phán này và khả năng có hạn của Tòa án Evry trong việc đánh giá tính chất của vụ việc mà vấn đề xét xử sẽ được diễn ra tại Tòa phúc thẩm Paris, trong đó phiên điều trần đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Bán sách và các sản phẩm gây quỹ ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga và các nạn nhân da cam Việt Nam.
Cũng cần nhắc lại rằng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (hóa chất độc hại nhất mà con người biết được từ trước đến nay) xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.
Cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử này đã gây ra một thảm họa nhân đạo, sức khỏe và môi trường với những hệ quả vô cùng nặng nề và lâu dài : hơn 3 triệu người Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả vì ung thư và các bệnh do chất độc dioxine gây ra; khoảng 150.000 trẻ em, qua bốn thế hệ kể từ năm 1975 đến nay đã sinh ra với dị tật hoặc khuyết tật nghiêm trọng (thiếu chân tay, mù, điếc,..); 1 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá cùng sự biến mất của nhiều loài động vật hoang dã, 400.000 ha đất nông nghiệp bị ô nhiễm và cho đến nửa thế kỷ sau, di chứng của chất độc da cam vẫn còn tồn tại và gây nên những nỗi đau dai dẳng đến tận ngày nay.
Cuộc chiến pháp lý của bà Trần Tố Nga và các nạn nhân da cam Việt Nam là cuộc chiến tranh lâu dài và không hề dễ dàng. Nhưng họ không bị đơn độc. Bên cạnh họ còn có bà con kiều bào, bạn bè Pháp và cả dân tộc Việt Nam, cùng những ai yêu chuộng hòa bình, ủng hộ công lý và chính nghĩa trên toàn thế giới. Hy vọng các thẩm phán của Tòa phúc thẩm ở thủ đô Paris cũng sẽ đứng về phía các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Xe tăng Israel tiến vào Bắc Gaza, nhiều trại tị nạn bị không kích
Xe tăng Israel tiếp tục tiến vào phía Bắc Dải Gaza sau khi rời đi hồi tuần trước, Reuters đưa tin, trong khi các cuộc không kích nhằm vào Rafah - nơi ẩn náu cuối cùng của người Palestine ở phía Nam - tiếp tục diễn ra.
Cơ quan Phòng vệ dân sự Gaza ngày 16/4 (giờ địa phương) cho biết, máy bay phản lực của Israel đã tấn công một ngôi nhà trong trại tị nạn Yabna, giết chết và làm bị thương một số người. Lực lượng phòng vệ dân sự vẫn đang cố gắng đưa thi thể của các nạn nhân ra khỏi đống đổ nát.
Trên thực tế, hơn 1,5 triệu người Palestine phải di dời trên khắp Dải Gaza đang trú ẩn ở Rafah. Mặc dù vậy, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thúc đẩy một chiến dịch trên bộ truy lùng phong trào Hamas tại Rafah, bất chấp những lời cảnh báo về một thảm họa nhân đạo có thể xảy ra.
Những căn lều dựng tạm là nơi các gia đình Palestine trú ẩn ở Rafah. Ảnh: Getty
Trong khi đó, người dân và cơ quan truyền thông của phong trào Hamas cùng ngày cho biết, xe tăng Israel đã tiến vào khu vực Beit Hanoun và Jabalia ở phía Bắc Dải Gaza và bao vây một số trường học, đồng thời yêu cầu người dân tại khu vực này sơ tán.
Beit Hanoun, nơi sinh sống của 60.000 người, là một trong những khu vực đầu tiên bị Israel tấn công tại Dải Gaza vào tháng 10 năm ngoái. Cuộc bắn phá dữ dội đã biến phần lớn Beit Hanoun từ một vựa trái cây trù phú thành một đống đổ nát.
Hãng thông tấn Wafa của Palestine cùng ngày đưa tin, ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel vào trại tị nạn Maghazi ở trung tâm Dải Gaza. Theo Wafa, hầu hết các nạn nhân thiệt mạng là trẻ em.
Cuộc tấn công của Israel buộc người dân Dải Gaza phải rời bỏ nhà cửa và di tản tới các trại tị nạn. Ảnh: Getty
Theo Al Jazeera, cuộc tấn công vào Maghazi diễn ra trong "giờ cao điểm". Vụ tấn công xảy ra tại một sân chơi thường xuyên có trẻ em ghé tới. Hiện hàng chục người bị thương đã được chuyển đến bệnh viện Al-Aqsa.
Israel chưa lên tiếng về các thông tin này.
Sau 6 tháng giao tranh, vẫn không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ bước đột phá nào trong các cuộc đàm phán do Mỹ, Qatar và Ai Cập làm trung gian nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, trong khi Israel và Hamas bất đồng về những điều kiện mà phía còn lại đưa ra.
Reuters trích dẫn tuyên bố của quân đội Israel cho biết, lực lượng này sẽ tiếp tục hoạt động ở trung tâm Dải Gaza, khẳng định đã tiêu diệt một số tay súng cố gắng tấn công họ.
"Trong ngày qua, các máy bay chiến đấu và máy bay của quân đội Israel đã phá hủy một bệ phóng tên lửa cùng với hàng chục cơ sở hạ tầng khủng bố, đường hầm khủng bố và các khu quân sự nơi chiến binh Hamas ẩn náu", tuyên bố cho biết thêm
Mỹ và Israel tiếp tục mâu thuẫn về chiến dịch tấn công Rafah Thủ tướng Israel tuyên bố "không thế lực nào có thể chặn chiến dịch tấn công Rafah", bất chấp cảnh báo từ Mỹ rằng sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ 2, phải) chủ trì phiên họp nội các tại Tel Aviv. Ảnh: AFP/TTXVN Kênh CNN ngày 9/4 dẫn lời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố...