Kiệt tác thành lũy tự nhiên
Đồng Tháp Mười trải rộng qua 3 tỉnh Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang từng được xem như cái rốn lũ, nơi đón nhận con nước đổ dồn sau những trận lụt từ thượng nguồn dòng Mekong tràn về hàng năm.
Tạo hóa của thiên nhiên đã biến nơi đây thành đầm lầy, là vương quốc của thảm động thực vật rất đặc trưng sống trên “túi phèn”. Một khu vực chỉ những thảm tràm nguyên chủng gốc Việt Nam (còn gọi là tràm gió) và từng hàng cây bàng mọc lên một cách vô thức trên vùng thổ nhưỡng hà khắc. Điều đó đã cho thấy sự sinh tồn của các loài sinh vật trong môi trường sống tự nhiên thật mạnh mẽ trước bất kỳ điều kiện thời tiết chuyển mùa.
Nguyên sinh của một Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười
Từ những nỗ lực quy hoạch và đầu tư vào hệ thống thủy lợi vào năm 1976, sau gần nửa thế kỷ, vùng “khỉ ho cò gáy” không bóng người đã biến đổi ngoạn mục, trở nên một vùng đất trù phú, thịnh vượng, điểm tựa cho sự phát triển nông nghiệp. Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười đã đến lúc cần đến sự chuyển mình, cải tạo để có thêm danh phận mới và “ du lịch sinh thái” dường như là một sứ mệnh không thể trì hoãn.
“Thành cổ Quảng Tràm” – Khu Bảo Tồn và Du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
Được ví như trái tim của cả vùng (Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang), khu bảo tồn sinh thái thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là nơi gìn giữ huyền diệu của thiên nhiên. Với hệ sinh thái đa dạng và dày đặc nhất khu vực ĐBSCL, chủ yếu là tràm. Đây thực sự là lá phổi xanh của dải đất ven sông Tiền.
Video đang HOT
Với địa thế tự nhiên bao quanh bởi hệ thống hào nước, mạng lưới kênh rạch nội khu được mở rộng, tạo nên một kiến trúc đặc sắc, trông như một “kinh thành trung cổ” tự nhiên. Thuở xưa, những kiến trúc thành trì xa hoa luôn dựa trên ba tiêu chuẩn: thiết kế vuông vức logic, vị trí giáp nước như hào phòng thủ tự nhiên và hướng Nam để tối ưu phong thủy. Hôm nay, Khu Bảo tồn và Du lịch sinh thái (KBT&DLST) Đồng Tháp Mười không những đạt được ba tiêu chí đó mà còn vượt qua mọi tiêu chuẩn về cái đẹp.
Ảnh chụp từ vệ tinh
Năm đầu sau giải phóng, KBT&DLST Đồng Tháp Mười đã nhận được sự quản lý và cải tạo từ chính quyền địa phương và các đơn vị chức trách, được phân chia rõ ràng các khu vực từ vùng ngoại biên đến trung tâm. Mật độ sinh thái ở đây tăng dần đều, là ngôi nhà chung của hơn 156 loại thực vật, 147 loại chim, 34 loại cá, 8 loại lưỡng cư và 30 loại côn trùng, trong đó có nhiều loài cực kỳ quý hiếm như sếu đầu đỏ. Sự trở lại của các loại động vật di cư hàng năm chứng tỏ môi trường tự nhiên ở đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, tạo điều kiện lý tưởng cho việc duy trì các hệ sinh thái nguyên sơ.
Nếu một ngày đẹp trời nào đó, những ai có diễm phúc được ngồi trên xuồng kayak chậm trôi lượn lờ vòng quanh theo hào kênh đầy sen nở thì cảm giác vi diệu và thơ mộng biết nhường nào. Sắp tới, KBT&DLST Đồng Tháp Mười sẽ nhận được khoản đầu tư lớn từ tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sinh thái ĐBSCL, hợp lực với Ban Quản lý khu sẵn sàng cho ra nét vẽ bước ngoặt quan trọng nâng cao phát triển của khu vực.
Hài hòa giữa kinh tế và môi trường
Đẩy mạnh phát triển kinh tế song hành với việc bảo tồn môi trường, Đồng Tháp Mười hiện là một điển hình cho việc phát triển bền vững. Nông nghiệp thông minh, sử dụng công nghệ cao và thực hành sản xuất sạch đã giúp cải thiện đời sống người dân và tăng cường khả năng tự chủ lương thực cho cả nước.
Các hoạt động du lịch sinh thái cũng được quảng bá rộng rãi, thu hút du khách trong và ngoài nước. Hệ thống dịch vụ phát triển mạnh, cung cấp trải nghiệm sống, gần gũi – gắn bó với thiên nhiên, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Hơn thế nữa, việc duy trì sự đa dạng sinh học còn giúp củng cố nguồn gen quý cho nghiên cứu khoa học bảo tồn.
Kỳ vọng sẽ được công nhận là điểm đến đặc biệt tương tự như Trà Sư hay Tràm Chim, KBT&DLST Đồng Tháp Mười không chỉ là niềm tự hào của ba tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang mà còn là biểu tượng của sự hài hòa giữa ý chung vạn vật với không gian văn hóa, nơi lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự hiểu biết, hợp tác quốc tế về môi trường.
KBT&DLST Đồng Tháp Mười vài ngày tới sẽ vô cùng náo nhiệt đây! Những tour tham quan vòng quanh hào nước đầy sức hấp dẫn phục vụ du lịch không khói mang tính chuyên nghiệp, hướng đến chuỗi mục tiêu mới.
Một tư duy khai sáng, dưới bàn tay nhào nặn của nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm, từ một khu bảo tồn nguyên bản sẽ nhanh chóng phát huy nhiều yếu tố sáng tạo trở thành “đất kép”. KBT&DLST thật tuyệt vời tại tỉnh Tiền Giang và lan tỏa ra Đồng Tháp, Long An.
Săn' bông súng
Mới tờ mờ sáng, mấy người bạn trên thành phố cùng chúng tôi về đêm qua đã lồm cồm thức dậy, theo chân chị Hai, chị Ba lội bộ ra đồng.
Lội nước xếp bông súng thành nhiều kiểu khác nhau để khách quay phim, chụp ảnh
Gió từ rừng tràm thổi về rất nhẹ nhưng cũng đủ gợi lên một chút gì se se lạnh trong tiết trời chớm đông nơi miền thôn dã. Cô bạn phóng viên lần đầu được trải nghiệm cảnh này thì nôn nao, háo hức đến nỗi té lên té xuống mấy bận mới ra tới ngoài bờ đìa. Còn với những người dân vùng Đồng Tháp Mười (Long An), đã mười năm rồi, mỗi khi mùa nước nổi trở về, ngoài niềm vui bắt tôm bắt cá, hái bông điên điển, ngắt đọt rau rừng, họ còn có thêm một nghề mới vô cùng thú vị, đó là nghề phục vụ những người đi "săn bông súng".
Dùng chữ "nghề" để gọi tên cho công việc mà mấy chị em trong xóm đang làm cũng không có gì là quá xa xỉ. Bởi lẽ, cũng như những diễn viên đóng thế, những người làm công việc hậu trường phim ảnh, để có được những khuôn hình bông súng, xuồng ghe, trang phục... như ý muốn của các tay thợ săn ảnh chuyên hoặc không chuyên nghiệp, người dân nơi đây phải chuẩn bị vô cùng chu đáo.
Mùa nước nổi về, giữa mênh mông những cánh đồng ngập nước, từ trong sương sớm, những cánh hoa bông súng tím xanh hay trắng ngần vươn lên trời cao đón tia nắng lấp lánh đầu tiên từ mặt trời rọi xuống. Để rồi, suốt một ngày, những cánh hoa lung linh, rung rinh trên mặt nước. Khi ánh hoàng hôn từ từ buông xuống cũng là lúc cánh hoa nhẹ nhàng khép lại, cọng hoa mềm nhũn, nằm dài, nạp thêm năng lượng để đến ngày hôm sau lại tiếp tục bừng nở.
Thông thường, để bông súng kịp chuyến xe đò lên chợ đầu mối trên thành phố hay giữa chợ quê, vừa tươi ngon, vừa giòn, vừa ngọt ngay như mới ngắt dưới ruộng lên, chị em phải bẻ từ giữa khuya, rũ bùn, rồi bó ngay dưới nước. Nhưng khi có người "đặt hàng" chụp hình nghệ thuật, từng bó bông súng ấy được chất đầy các khoang xuồng ba lá. Rồi tùy theo yêu cầu của khách, chị em chèo đến những khung cảnh nào phù hợp, sửa soạn áo quần, khăn nón thật tươm tất để phục vụ... "thượng đế".
Khách thông thường thích được trải nghiệm cảnh bận nguyên bộ bà ba, quấn khăn rằn, nón trắng. "Nam chính" chèo xuồng chở đầy tràn bông súng, "nữ chính" làm bộ bẻ bông đi giữa cánh đồng mênh mông thơ mộng. Ấy là khi mấy chị nhàn nhất, bởi chỉ việc núp dưới mép mà đẩy xuồng cho thợ chụp hình tác nghiệp. Khó hơn một chút là khi khách yêu cầu mấy chị xếp bông thành hình này nọ, như hình chữ S, hình bông mai, hình xoáy nước..., để họ chèo xuồng ngay giữa, mấy chị giũ bông, sắp xếp xung quanh.
Cực nhất là khi những tay săn ảnh chuyên nghiệp hay "nhiếp ảnh gia" đòi mấy chị giở bó bông súng lớn thật nhanh cho nước tuôn thành từng dòng, cuốn theo bông như những hạt châu lấp lánh dưới ánh mặt trời. Làm đi làm lại, trầm mình dưới nước lạnh suốt mấy giờ đồng hồ, vậy mà chị nào chị nấy mồ hôi vẫn chảy thành từng hàng nóng hổi trên má. Chẳng biết những thước phim, tấm hình họ ghi lại được sử dụng ở đâu. Cũng có khi nghe đoàn sau tới nói, năm trước, hồi trước những tấm hình được chụp ở đây đăng đầy trên mặt báo, trên các mạng xã hội, có người còn đoạt giải thưởng cao, cả giải quốc tế danh giá nữa. Điều đó với các chị không quan trọng bằng niềm vui trong lao động và những đồng thù lao trong cuộc sống mưu sinh...
Tắm đồng mùa nước nổi Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là "đặc sản" Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba...