Kiếp nhân viên: BẮT LỖI SẾP
Khi nhân viên sơ hở thì sếp phạt, còn khi sếp sơ hở thì nhân viên có nên bắt chẹt không và bắt chẹt như thế nào?
Vụ thứ hai:
Theo DV
Du khách bị bắt chẹt giữa thủ đô
Hễ thấy du khách nước ngoài, nhóm đánh giày lao tới, cúi xuống chỉ vào chân rồi dùng lọ keo ấn vào giày... Sau vài động tác, người đánh giày giơ tay ra hiệu và đòi bằng được vài trăm nghìn của khách mới chịu đi.
Video đang HOT
Thấy khách nước ngoài, người đánh giày lao tới rồi lấy tay cậy cậy vào mũi giày để ra hiệu. Ảnh: Phương Sơn.
9h sáng trên những tuyến phố quanh hồ Gươm như Lò Sũ, Hàng Dầu, Hàng Bè, Cầu Gỗ... xuất hiện từng tốp đàn ông đi đánh giày. Tay xách làn đựng vài hộp xi, miếng lót và đồ nghề, mắt họ hướng theo những vị khách nước ngoài.
Tại một góc phố Hàng Dầu, khi hai vị khách nữ đang mê mải cầm máy ảnh chụp hình, nam thanh niên áo vàng tay xách chiếc làn đựng đồ nghề đánh giày lao tới, cúi xuống cậy cậy, chỉ vào đôi tông vị khách nữ đang đi ra hiệu tông đã bong và phải khâu lại. Thấy bị làm phiền, khách vội vã bước đi, lúc đó người thanh niên mới chịu rời đi.
Cách đó không xa, đầu phố Cầu Gỗ, người đàn ông trạc 40 tuổi, tóc húi cua, xách chiếc làn đỏ đựng đồ nghề đánh giày cũng liên tục đảo mắt theo dõi nhóm du khách. Sau động tác xoa, lau bụi trên giày cho một vị khách Tây, thấy khách ra hiệu đồng ý, anh ta nhanh chóng cầm đôi giày tạt vào trước cửa một khách sạn ngồi đánh.
Đánh xong, người đàn ông lôi điện thoại trong túi quần ra, rồi ra hiệu cho khách phải trả 500.000 tiền công. Vị khách đành đưa tiền theo yêu cầu, chỉ sau khi gã đánh giày đi rồi, khách mới lắc đầu và xua tay tỏ vẻ ngạc nhiên.
Vị khách nước ngoài này phải mất cả trăm nghìn đồng để trả tiền công cho những người đánh giày. Ảnh: Phương Sơn.
Theo nhiều người dân khu phố cổ, hiện tượng người đánh giày bắt chẹt khách du lịch nước ngoài đã diễn ra từ lâu, nhưng không ai dám nói vì sợ bị trả thù. Anh Hoàng, nhân viên bán hàng trên phố Cầu Gỗ bức xúc: "Nhiều khi đôi giày của khách đang lành lặn chúng rạch ra rồi khâu, dán đủ thứ và đòi tới hàng trăm nghìn".
Anh Hoàng kể, cách đây vài hôm cũng trên khu phố Cầu Gỗ này một vị khách Trung Quốc bị hai gã đánh giày sau vài phút quệt quạt, dán và khâu mũi giày, chúng tính giá 800.000 đồng. "Khách không chịu, ngay lập tức chúng lườm nguýt, gây sức ép, cuối cùng cũng phải trả giá tới 700.000 đồng", anh Hoàng kể lại.
Với hơn 40 năm bán nước trên phố Hàng Dầu, cụ Lê chứng kiến nhiều chiêu "chặt chém" của những gã đánh giày. Vì vậy khi thấy nam thanh niên người Việt đang ngồi uống nước gọi người tới để đánh giày, cụ vội ngăn: "Đừng có dại gì mà đưa giày cho mấy thằng này đánh. Nó chả rạch thêm ra, khâu khâu vá vá rồi đòi vài chục, thậm chí tới cả trăm nghìn. Lúc đó hơi đâu mà đi cãi nhau với chúng nó được".
Theo người dân, người đàn ông đang cầm tiền chuyên "chặt chém" du khách nước ngoài với giá vài trăm nghìn đồng cho một lần đánh giày. Ảnh: Phương Sơn.
Và cụ Lê kể nhóm đánh giày chỉ mời du khách nước ngoài để còn dễ đường "chặt chém". Cứ mỗi lần đánh giày cho khách nước ngoài, chúng kiếm vài trăm nghìn đồng, bằng mấy chục lần đánh giầy cho khách hàng người Việt.
Trao đổi với VnExpress.net, một cảnh sát hình sự Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, phía công an từng bắt một số vụ có liên quan đến đánh giày bắt chẹt khách du lịch, tuy nhiên chưa bao giờ phát hiện người đánh giày lấy của khách vài trăm nghìn đồng.
"Chúng tôi sẽ nhanh chóng kiểm tra và xác minh thông tin trên. Nếu có hiện tượng đánh giày chặt chém du khách sẽ xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật", viên cảnh sát hình sự cho biết thêm.
Theo VNExpress
Du khách bị bắt chẹt trong dịp nghỉ lễ Hai ngày qua, các điểm du lịch như Hạ Long, Sầm Sơn, Huế, Đà Nẵng... đông nghịt. Giá phòng nghỉ đã tăng gấp rưỡi, thậm chí có nơi gấp 3 so với ngày thường, giá dịch vụ từ trông giữ xe, ăn uống tới vận chuyển đều tăng. Tại Sầm Sơn, Thanh Hóa, từ chiều 30/4, quốc lộ 47 nối thành phố Thanh...