Kiêng Giang: Dân đổi đời nhờ nuôi lươn đồng trong bồn cao su
Với sự hướng dẫn và hỗ trợ của chính quyền và Hội Nông dân, nhiều hộ dân ở xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) ngày càng có nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật nhất là mô hình nuôi lươn thịt thương phẩm trong bồn cao su của tổ hợp tác (THT) nuôi lươn ấp Thạnh An 2.
Nuôi lươn cho chu nhập cao
Với 72m2 trước sân và sau nhà, chị Trần Thị Kỷ, thành viên THT nuôi lươn ấp Thạnh An 2 làm 6 bồn nuôi lươn bằng cách căng bạt cao su lên cao khoảng 60cm, thiết kế đơn giản trên khoảnh sân thành hình chữ nhật để có thể thay nước thuận tiện. Dưới đáy bồn, chị Kỷ phủ một lớp bùn khoảng 10cm, giữa bồn đắp ụ đất hoặc cho vào các bó rơm, cỏ mục tạo môi trường hoang dã, làm nơi cho lươn trú ngụ và dễ dàng kiếm ăn.
“Khâu chọn giống lươn rất quan trọng. Lươn giống phải có kích cỡ đồng đều, giống khỏe mạnh. Tôi thả nuôi với mật độ trung bình khoảng 800-1.000 con/bồn. Thị trường rất ưa chuộng lươn nên nuôi ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Cũng nhờ Hội Nông dân xã vận động đi học nghề nuôi lươn nên giờ tôi mới thành công như hôm nay”, trao đổi với Dân Việt, chị Kỷ cho biết.
Kỹ thuật nuôi lươn trong bồn cao su không khó, nông dân dễ nắm bắt. Ảnh: NQ.
Sau 6 tháng thả nuôi, chị Kỷ bắt đầu chọn những con lươn cỡ lớn bán trước, số còn lại nuôi đến khi đạt trọng lượng khoảng 200gr/con thì xuất bán. Để đảm bảo môi trường nước trong bồn nuôi lươn, định kỳ mỗi ngày chị Kỷ thay nước 1 lần. Lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, chị Kỷ thay bùn trong bồn bằng đất ruộng, tuyệt nhiên không dùng đất dưới sông để tránh lươn bị sốc phèn.
Theo chị Kỷ, nguồn thức ăn chính cho lươn là thức ăn viên công nghiệp để đảm bảo độ đạm cao và còn có thêm cá tạp nấu chín pha trộn. Với giá lươn thị trường 160.000 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ chi phí 10 triệu đồng, chị Kỷ lãi từ 120 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi lươn, chị Kỷ còn thu mua lươn thịt của các thành viên trong THT để mang đi tiêu thụ.
Video đang HOT
Kỹ thuật nuôi lươn đơn giản, dễ làm
Là hộ nghèo của ấp, vợ chồng chị Trần Thị Yến, thành viên THT nuôi lươn ấp Thạnh An 2, chọn nghề nuôi lươn trong bồn cao su để tìm cơ hội thoát nghèo, nuôi con ăn học. Hiện chị Yến nuôi 3 bồn lươn với số lượng khoảng 3.000 con lươn thịt.
Mô hình nuôi lươn trong bồn cao su ở ấp Thạnh An 2, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang hiện rất thành công, được nhiều hộ làm theo. Ảnh: NQ.
Thức ăn cho lươn là cá xay nhuyễn trộn với thức ăn viên công nghiệp. Ảnh: NQ.
Chị Yến chia sẻ với Dân Việt: “Lúc trước vợ chồng nghèo chỉ biết mần mướn, từ ngày nuôi lươn tới giờ thấy cuộc sống đỡ hơn”. Theo chị Yến, thuận lợi của mô hình nuôi lươn trong bồn cao su là linh hoạt về thời gian và lấy công làm lời, kỹ thuật nuôi không khó. Một vụ lươn kéo dài trung bình gần 6 tháng, nhưng thời gian chăm sóc ít, khoảng 45-60 phút/ngày. Vả lại, nguồn thức ăn cho lươn khá đa dạng và dễ tìm, bà con có thể tự thu gom ốc bươu vàng và các loại cá tạp, nhất là mùa nước nổi hiện nay, nguồn thức ăn cho lươn dồi dào và giá thấp.
THT nuôi lươn ấp Thạnh An 2 hiện có 9 hộ thành viên, đa số là những hộ ít đất sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Bao, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Đông A, để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, cuối năm 2017, UBND xã hỗ trợ 20 hộ nuôi lươn ở ấp Thạnh An 2 với tổng số tiền 69,5 triệu đồng, trong đó có 9 hộ thành viên THT để mua thức ăn, con giống. Khó khăn hiện nay là nguồn lươn giống ít, bà con sử dụng con giống bắt trong tự nhiên nên chất lượng không đồng đều, khi nuôi dễ hao hụt.
THT nuôi lươn trong bồn cao su ấp Thạnh An 2 được chính quyền hỗ trợ một phần vốn phát triển mô hình. Ảnh: NQ.
Bà Phan Kim Loan – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Tân Hiệp, cho biết: “Phòng có kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật nhân giống lươn nhằm hỗ trợ nông dân có nguồn con giống chất lượng, sạch bệnh vào đầu năm 2019. Mục tiêu của đề tài là tạo được vùng nguyên liệu lươn ao bùn đạt tiêu chuẩn VietGAP, hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ lươn sạch, đáp ứng phân khúc thị trường khó tính và nâng cao thu nhập cho nông dân”.
Theo Danviet
Trai nghèo nuôi lươn đồng, mỗi đợt bán 5 tạ, lời 45 triệu đồng
Từ 2 bồn ban đầu, nay 9X Phan Văn Phú, SN 1991, ngụ ấp Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang) đã phát triển số lượng lên 5 bồn. Mỗi năm, anh Phú xuất bán 1 đợt, với khoảng 500kg lươn thịt. Với giá bán bình quân 120.000 đồng/kg, có năm lên đến 150-60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Phú lời trên dưới 45 triệu đồng.
Chịu khó tìm tòi, dám nghĩ, dám làm với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, 9X Phan Văn Phú đã xây dựng thành công mô hình nuôi lươn thịt trong bồn.
Anh Phú cho biết, sau khi học xong chương trình phổ thông, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh phải từ bỏ ước mơ học đại học để phụ giúp gia đình. Năm 2013, sau thời gian tham gia công tác Đoàn, được đi tham quan nhiều mô hình làm kinh tế hay, nhận thấy mô hình nuôi lươn đồng bán thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, anh Phú quyết định chọn mô hình này để phát triển kinh tế gia đình.
9X Phan Văn Phú với mô hình nuôi lươn đồng trong bể bùn cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Được hỗ trợ vay vốn thông qua nguồn vốn giúp 65 hộ thanh niên thoát nghèo của Huyện đoàn Châu Thành, với mức hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng, anh Phú bắt tay vào xây dựng mô hình. Thời gian đầu, anh Phú gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có kinh nghiệm nuôi lươn cũng như kỹ thuật nuôi lươn. Lứa đầu thiệt hại trên dưới 40%. Không nản lòng, anh Phú đến các hộ nuôi lươn trong và ngoài xã để học hỏi kinh nghiệm.
Theo anh Phú, nuôi lươn không khó, quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh bồn chứa để đảm bảo môi trường sạch sẽ, qua đó hạn chế các loại bệnh trên lươn. Ngoài ra, cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phòng, tránh một số bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, lỡ loét... gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng lươn thương phẩm.
Điểm đặc biệt trong mô hình nuôi lươn của anh Phan Văn Phú là thay vì chọn con giống nhân tạo tại các cơ sở nhân giống, anh Phú chọn lươn giống ngoài tự nhiên.
"Mua con giống có giá từ 2.000-2.500 đồng/con, trong khi mua lươn giống ngoài tự nhiên chỉ khoảng 1.500-2.000 đồng/con. Ngoài ra, lươn giống trong tự nhiên có sức đề kháng mạnh, ít bị bệnh. Với lươn giống tự nhiên, sẽ được tiêu thụ mạnh hơn vì có màu vàng đẹp như lươn đồng, ăn lại ngon hơn" - anh Phú chia sẻ.
Anh Phú cho biết thêm, việc chọn thời gian thả con giống cũng góp phần tăng lợi nhuận. Theo đó, anh thường chọn thời điểm bắt đầu mùa nước để thả lươn giống vì thời điểm này giá sẽ rẻ hơn. Đồng thời, đây là thời điểm thức ăn cho lươn như: ốc, hến rất dồi dào, dễ tìm, chi phí nuôi cũng từ đó giảm đi rất nhiều...
Bằng sự kiên trì, quyết tâm, sau 5 năm thực hiện mô hình nuôi lươn đồng trong bể bùn đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình anh Phú. Từ 2 bồn ban đầu, hiện nay gia đình anh đã phát triển số lượng lên 5 bồn. Mỗi năm, anh Phú xuất bán 1 đợt, với khoảng 500kg lươn thịt. Lươn thịt với giá bán bình quân 120.000 đồng/kg, có năm lên đến 150.000-160.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Phú lời trên dưới 45 triệu đồng.
Ngoài ra, anh Phú còn tập hợp thanh niên trong ấp thành lập Tổ nuôi lươn thịt với 5 thành viên là đoàn viên, hội viên tại địa phương. Mỗi đoàn viên đầu tư nuôi từ 2-3 bồn, hàng năm thu lợi từ 30-40 triệu đồng, góp phần tạo việc làm cho thanh niên. Với vai trò là thủ lĩnh thanh niên ở ấp Vĩnh Thọ, anh Phan Văn Phú thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, gương mẫu trong các phong trào, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Vĩnh Bình Âu Thiện Tài nhận xét: "Với đức tính hiền lành, hòa đồng và luôn vui vẻ nên Phan Văn Phú được mọi người tin yêu, đoàn viên, thanh niên tin tưởng. Phú còn được nhận nhiều giấy khen của xã, huyện hàng năm. Từ những kết quả đạt được, Phú đã góp phần to lớn vào kết quả chung của đơn vị".
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
An Giang: Nuôi lươn không bùn bằng ốc bươu vàng, lời 60 triệu/lứa Tận dụng những khoảng trống trong vườn hoặc khuôn viên xung quanh nhà, nhiều hộ dân xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xây bể xi măng, lót bạt thả nuôi lươn không bùn. Lươn nuôi không bùn trong bể xi măng lót bạt chỉ ăn cá tạp, ốc bươu vàng, sau 6 tháng nuôi nhiều hộ có lời 60...