Kiêng ăn gì khi đau nửa đầu?
Người bệnh đau nửa đầu thường gặp các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, vậy cần kiêng ăn gì khi đau nửa đầu?
Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, đau nửa đầu là tình trạng một bên đầu xuất hiện cảm giác đau. Cơn đau có thể dữ dội hoặc đau nhẹ, kết thúc nhanh hoặc kéo dài hàng giờ.
Người bệnh đau nửa đầu thường gặp các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, nhạy cảm và khó chịu với âm thanh, ánh sáng.
Thịt chế biến sẵn, đóng hộp, xúc xích, thịt hun khói là những món ăn cần kiêng khi bị đau nửa đầu.
Kiêng ăn gì khi đau nửa đầu?
Caffein
Caffein vào cơ thể sẽ vượt qua hàng rào máu não, đến toàn bộ cơ thể. Bên trong não bộ, caffein ngăn chặn các thụ thể adnosine (một trong những thụ thể gây buồn ngủ).
Adnosine tích tụ trong não bộ khi thức, lượng adnosine tăng sẽ gây cảm giác buồn ngủ.
Một số người sử dụng caffein thường bị căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu.
Đồ uống chứa cồn (alcohol) là chất ức chế thần kinh trung ương khiến hoạt động của não chậm lại.
Rượu bia có tác dụng an thần, tạo cảm giác thư giãn và buồn ngủ. Tuy nhiên tiêu thụ quá mức có liên quan đến giảm chất lượng và thời gian ngủ, dẫn tới căng thẳng thần kinh, gây đau đầu.
Mì chính (bột ngọt) có thành phần glutamate. Những người có cơ địa nhạy cảm với glutamate, thường đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi tiêu thụ thức ăn có mì chính.
Thực phẩm chứa tyramine
Thức ăn cay có thành phần excedrin (còn gọi là tyramine) là một trong những nguyên nhân có thể kích hoạt đau nửa đầu. Tyramine phản ứng với một số thụ thể TRP trong não, hình thành triệu chứng đau.
Tiêu thụ nhiều thức ăn cay chứa tyramine dẫn tới nồng độ tyramine trong máu cao, khiến các tế bào thần kinh giải phóng norepinephrine gây đau nửa đầu. Thực phẩm có thành phần này như ớt, thịt chế biến sẵn, đóng hộp, xúc xích, thịt hun khói.
Video đang HOT
Đau nửa đầu có thể do thứ phát (sau tổn thương thực thể như đột quỵ, u não, tụ máu não, chấn thương, áp xe não), hoặc nguyên phát (do mệt mỏi, căng thẳng, thời tiết, chế độ ăn chưa phù hợp).
Bạn nên quan tâm chế độ dinh dưỡng, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu cơn đau có dấu hiệu bất thường như dữ dội, tăng nặng, kéo dài, cần đi khám chuyên khoa thần kinh sớm để được đánh giá và điều trị.
Bệnh đau nửa đầu: Làm gì để chẩn đoán, điều trị sớm và tránh biến chứng?
Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, chứng đau nửa đầu migraine có thể làm tăng 42% nguy cơ đột quỵ, đau tim và nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.
Ảnh do AI tạo ra từ Leonardo.Ai
Đến bệnh viện khám trong tình trạng đau đầu dữ dội, sau khi làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, chị P.T.H (43 tuổi) ở Hoàng Mai được bác sỹ chẩn đoán bị bệnh đau nửa đầu.
"Khoảng vài năm gần đây, tôi thường hay bị đau đầu, có khi đau rất dữ dội, đau đến mờ mắt, chóng mặt và hầu như không thể tập trung làm được việc gì," chị H chia sẻ thêm.
Cũng thường xuyên bị đau đầu, chị N.T.P (38 tuổi) ở Hà Nam cho biết chị hay bị đau một bên đầu và kèm theo buồn nôn, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Đau nửa đầu migraine gây ra những cơn đau dữ dội. Theo Báo cáo sức khỏe của Trường Y Harvard (Mỹ), nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, chứng đau nửa đầu migraine có thể làm tăng 42% nguy cơ đột quỵ, đau tim và nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.
Đau nửa đầu là gì?
Đau nửa đầu migraine là những cơn đau đầu dữ dội, đau nhói, chỉ xảy ra ở một bên đầu và kèm theo buồn nôn, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Tần suất: Những cơn đau nửa đầu migraine có thể xảy ra ít nhất 1-2 lần/năm hoặc 2-3 lần/tuần. Nếu các cơn đau nửa đầu tăng dần với tần suất 15 lần/tháng thì chứng đau nửa đầu migraine đã trở thành mãn tính và khó điều trị hơn.
Đối tượng mắc phải: Phụ nữ có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu cao gấp 3 lần so với nam giới. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là từ 40 đến 45 tuổi. Từ 45 đến 50 tuổi, tần suất các cơn đau nửa đầu giảm dần.
Mức độ phổ biến: Hội chứng đau nửa đầu ảnh hưởng đến khoảng 10% số người trên toàn thế giới. Trong một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ, 17.1% phụ nữ và 5.6% nam giới đã trải qua các triệu chứng đau nửa đầu.
Ảnh do AI tạo ra từ Leonardo.Ai
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu migraine
Nguyên nhân chính xác của chứng đau nửa đầu migraine vẫn chưa được xác định vì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhiều giả thuyết cho rằng những yếu tố dưới đây góp phần gây ra bệnh lý này:
- Sự co bóp bất thường của mạch máu khiến tiểu cầu tích tụ và sản sinh chất dẫn truyền thần kinh gây đau đầu. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất quá nhiều serotonin trong mạch máu và làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.
- Đau nửa đầu migraine cũng có thể do di truyền. Tỷ lệ di truyền là 40 - 45% khi chỉ ba hoặc mẹ mắc bệnh, nhưng tăng lên 70% khi cả ba và mẹ mắc bệnh.
Trên thực tế, bệnh nhân thường bị đau đầu do tiếng ồn quá lớn, thay đổi thời tiết hoặc ánh sáng. Ngoài ra, bị căng thẳng, đau nửa đầu, mất ngủ kéo dài cũng gây đau đầu. Do đó, để tìm ra nguyên nhân của chứng đau nửa đầu, bác sỹ cho rằng yếu tố gây căng thẳng cũng có liên quan. Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu có nguy cơ cao gây đau nửa đầu dai dẳng.
Đã có nghiên cứu liên kết chu kỳ kinh nguyệt với chứng đau nửa đầu do thay đổi nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này nhiều hơn nam.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, các yếu tố sau đây cũng góp phần gây đau đầu như sử dụng thuốc tránh thai, mất ngủ, hay chấn thương sọ não, sử dụng thực phẩm có chứa glutamate, nitrite, tyramine,...
Một số hóa chất và thuốc cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu như hydralazine (điều trị huyết áp cao), nitroglycerin (điều trị bệnh do estrogen và động mạch vành), nước hoa,...
Triệu chứng đau nửa đầu migraine
Có hai dạng đau nửa đầu migraine: Đau nửa đầu có tiền triệu và đau nửa đầu không có tiền triệu.
Đau nửa đầu có tiền triệu nghĩa là người bệnh có một số triệu chứng khác trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Các triệu chứng có thể bao gồm: Mờ mắt, chóng mặt, ù tai; Mất ngôn ngữ, khó nói; Tê buốt da đầu; Tê tay hoặc một bên mặt tê (ít gặp).
Sau khi những triệu chứng này biến mất, cơn đau nửa đầu xuất hiện. Thông thường cơn đau bắt đầu ở một bên đầu sau đó lan ra hai bên. Cơn đau nặng hơn khi người bệnh đi lại, vận động. Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, buồn nôn. Cơn đau dịu đi khi bệnh nhân bước vào một nơi tối và yên tĩnh. Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
Trong cơn đau nửa đầu không có tiền triệu, cơn đau đến đột ngột và không có triệu chứng báo trước. Bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn trước khi bắt đầu đau. Cường độ của cơn đau cũng ít hơn so với chứng đau nửa đầu tiền triệu.
Biện pháp phòng ngừa đau nửa đầu migraine
- Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, nghỉ ngơi hợp lý.
- Kế hoạch làm việc và sinh hoạt hợp lý.
- Tập thể dục giúp điều hòa và cân bằng cơ thể.
- Ăn uống khoa học, kiêng các loại chất kích thích.
- Hạn chế tiếp xúc lâu với môi trường ồn ào, thiếu ánh sáng, ngột ngạt và lạnh.
- Hạn chế hoặc tránh uống thuốc tránh thai có chứa estrogen và thuốc làm giãn mạch máu.
Nhìn chung, qua thăm khám thực tế và nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế cho rằng rối loạn chức năng não, giãn mạch máu não, giải phóng dopamine hoặc serotonin được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu migraine.
Bệnh lý này rất dễ bị nhầm lẫn với đau đầu do thiếu máu não nên điều trị sai cách, không hiệu quả, bệnh dễ chuyển biến nặng và tái phát. Vì vậy, người bệnh khi có các dấu hiệu đau nửa đầu nên đi khám để xác định bệnh chính xác.
Nên ghi nhật ký thời gian mắc bệnh và kéo dài bao lâu trong trường hợp đau đầu thường xuyên. Điều này giúp bác sỹ dễ dàng chẩn đoán nguyên nhân bệnh từ đó tìm ra phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả nhất.
Khi nào đau nửa đầu migraine nên đi gặp bác sỹ?
Bạn có thể đã quen để chứng đau nửa đầu tự khỏi. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sỹ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Xuất hiện nhiều hơn 3 lần đau đầu/tuần.
- Tần suất hoặc cường độ đau không cải thiện theo thời gian. Hầu như lần nào cũng cần đến thuốc giảm đau đầu.
- Uống nhiều hơn 2 - 3 liều thuốc tự mua mỗi tuần.
- Cơn đau đầu ảnh hưởng đến công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày.
- Nhức đầu do ho, hắt hơi, mệt mỏi.
- Đặc biệt, cần đi cấp cứu ngay khi cơn đau đầu dữ dội kèm theo:
- Co giật, chóng mặt, đột ngột mất thăng bằng hoặc ngã, liệt một phần cơ thể.
- Khó nói, cáu gắt, thay đổi tính cách hoặc hành vi.
- Chóng mặt, mờ mắt.
- Sốt, khó thở, cứng cổ hoặc phát ban.
- Nhức đầu khiến bạn không thể ngủ.
- Buồn nôn và nôn.
- Nhức đầu xảy ra sau chấn thương đầu.
- Đau đầu do ho, cúi người, vận động./.
Điều trị và dự phòng cơn tái phát đau nửa đầu Đau nửa đầu là bệnh thường gặp, nữ nhiều hơn nam. Bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Khi cơn đau có mật độ dày và cấp độ đau mạnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài... 1. Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine, thường xuất hiện...