Kiến trúc và chữa lành trong công cuộc xanh hóa đô thị
KTS. Võ Trọng Nghĩa nhận định, để giải quyết các vấn đề của thế giới hiện nay như: thiên tai, chiến tranh, đại dịch, trước hết, cần bắt đầu từ cái tâm bình yên.
Và thiền chính là giải pháp trị liệu mà ông không chỉ ứng dụng khi thực hành kiến trúc để nâng cao hiệu quả làm việc mà còn với mọi mặt của đời sống.
Tọa đàm “Kiến trúc và chữa lành” do Công ty Cổ phần tập đoàn Gỗ Minh Long cùng Ashui đồng tổ chức, với sự hỗ trợ của đối tác cộng đồng YIDC – Cộng đồng nội thất trẻ Việt Nam diễn ra vào chiều ngày 8.6, tại Hà Nội. Tại đây, diễn giả, KTS. Võ Trọng Nghĩa chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hành kiến trúc xanh.
Toàn cảnh tọa đàm “Kiến trúc và chữa lành”.
Viện dẫn số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về người mắc bệnh trầm cảm, chứng rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, căng thẳng kéo dài, KTS. Võ Trọng Nghĩa đã đi tới nhận định, để giải quyết các vấn đề của thế giới hiện nay như: thiên tai, chiến tranh, đại dịch, trước hết, cần bắt đầu từ cái tâm bình yên. Và thiền chính là giải pháp trị liệu mà ông không chỉ ứng dụng khi thực hành kiến trúc để nâng cao hiệu quả làm việc mà còn với mọi mặt của đời sống.
Quan niệm kiến trúc là cầu nối giữa con người và thiên nhiên, KTS. Võ Trọng Nghĩa xây dựng các công trình tận dụng yếu tố thiên nhiên, đặc biệt là nguyên liệu tre. Chia sẻ về cách xử lý tre để công trình xây dựng được lâu dài, KTS. Võ Trọng Nghĩa cho biết: “Cách làm dễ nhất là thay vì xử lý bằng hóa chất, nên ngâm tre dưới kênh, hồ từ 6 tháng trở lên, khi đó lượng đường của cây tre đã mất hết, vì thế tránh được mối, mọt. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp hun khói tre trong phòng kín bằng cách đốt một lượng nhỏ phân bò và trấu trộn lẫn”.
Dự án Urban Farming Office minh chứng cho khả năng phát triển đô thị theo chiều thẳng đứng tại TP.HCM. Ảnh: Gỗ Minh Long
Để đáp ứng một không gian chữa lành đa dạng văn hóa, yếu tố tiên quyết khi xây dựng công trình là sự phù hợp, thích ứng với điều kiện khí hậu của từng vùng đất. Ông cho rằng, con người nói chung đều mong muốn gần gũi với thiên nhiên để hàn gắn sợi dây kết nối trong tâm hồn. Các cây xanh bao phủ mặt tiền tòa nhà vì thế cũng cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng, ví dụ những vùng gần biển thì trồng cây phong ba – một loài cây có khả năng chống chọi với gió bão.
Đối với các nhà máy, theo KTS. Võ Trọng Nghĩa, với chi phí cho một chứng chỉ Công trình xanh còn cao thì trước đó, việc hướng tới yếu tố thật, tức yếu tố xanh – sạch – đẹp là điều đáng quan tâm, cân nhắc.
Video đang HOT
Dẫn ra quy chuẩn của Singapore về việc các công trình phải trả lại đúng bề mặt xanh khi lấy một bề mặt của Trái Đất cho xây dựng, TS. KTS Nguyễn Việt Huy đề xuất nhà quản lý chính sách tại Việt Nam cần có những quy chuẩn thích hợp để giải quyết những vấn đề của khu công nghiệp xanh.
Dự án Stepping Park House được xây dựng dựa trên ý tưởng tạo ra một không gian hòa quyện với môi trường xung quanh bằng cách đưa cây xanh từ công viên vào không gian trong nhà. Ảnh: Gỗ Minh Long
Hướng tới phát triển đô thị xanh, rất cần sự chung tay không chỉ của giới kiến trúc mà còn của toàn thể xã hội cũng như những nhà hoạch định chính sách. Qua buổi tọa đàm “Kiến trúc và chữa lành”, diễn giả, KTS. Võ Trọng Nghĩa đưa ra nhiều kinh nghiệm quý trong quá trình thực hành kiến trúc với những công trình là điểm sáng trong công cuộc xanh hóa đô thị. Từ đó, mở ra nhiều giải pháp cho kiến trúc xanh, bền vững.
Ngôi nhà trong phố với kiến trúc 'chữa lành' đẹp như homestay
Cuộc sống bận rộn, áp lực 'cơm- áo - gạo - tiền' khiến nhiều người mệt mỏi. Những ngôi nhà với không gian đậm chất làng quê cùng loạt đồ decor mộc mạc, đôi khi lại có tác dụng như liều thuốc 'chữa lành' mọi vết thương.
Giữa đô thị ồn ào, căn nhà 5 tầng nằm trong ngõ An Trạch, quận Đống Đa (Hà Nội) được gia chủ lựa chọn kiến trúc hoàn toàn độc đáo, sắc màu và hơi thở đậm chất "làng quê".
Ngôi nhà 5 tầng có diện tích 60m2. Trước khi cải tạo, mỗi tầng có 2 phòng ngủ, 1 vệ sinh. Sau cải tạo, mỗi tầng được thiết kế thông phòng, gia chủ tận dụng các mặt thoáng để mở cửa tận dụng ánh sáng tự nhiên. Trước mỗi ô cửa cũng được chủ nhà trồng các chậu cây xanh mát.
Ngoài ra, chủ nhà tinh tế lựa chọn các đồ vật decor mộc mạc và xinh xắn, như góc phòng khách là bức tranh treo tường, một chiếc bể cá, những bình hoa cổ,... Các đồ vật được bài trí hài hòa tạo nên khoảng "không gian chữa lành" ý nghĩa.
Những món đồ vật decor xinh xắn...
Đặc biệt, với những gia đình ở nội đô, việc làm mới không gian trong chính ngôi nhà nhỏ của mình đã mang lại cho nhiều gia chủ những trải nghiệm bất ngờ.
"Hàng xóm thường nghĩ nhà tôi là homestay để cho thuê. Mỗi ngày, khi về đến nhà được sống trong không gian tĩnh tại, bên các đồ vật mộc mạc và đơn giản, như giúp mình được tái tạo nguồn năng lượng sống" - chị Nguyễn Tuyết Lan (Đống Đa, Hà Nội) - người đã lựa chọn kiến trúc "nhà quê" chia sẻ.
Trải nghiệm từ ngôi nhà của chính mình, chị Lan cho rằng, ngoài việc tìm đến bình yên bên trong bằng sự thiền định, chúng ta ai cũng có thể thư giãn tại chính không gian mình đang sống.
"Không cần quá đắt đỏ, không gian sống đó ai cũng có thể thực hiện cho riêng mình khi ta "để tâm" tới . Đơn giản có thể chỉ là 500 nghìn hoặc cũng có thể đến vài trăm triệu, tùy thuộc đó là một góc không gian của bancon với vài chậu cây xinh xắn, một góc vườn hoặc là một căn nhà mang hơi hướng đó" - chị Lan nói thêm.
Không gian đầy sắc màu
Quả thực, trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người do bận bịu với công việc, chăm sóc con nhỏ,... mà bỏ qua cuộc sống hàng ngày của chính mình. Và khi đã quá mệt mỏi, họ thường tìm đến những dịch vụ chữa lành mà quên đi rằng, việc tạo lập không gian sống phù hợp trong chính ngôi nhà của mình lại chính là "liều thuốc" ý nghĩa nhất giúp mang đến những trải nghiệm cân bằng, thư thái, giảm stress hiệu quả.
Anh Huy, đại diện nhóm kiến trúc sư phụ trách các dự án cải tạo nhà phố theo phong cách truyền thống
Chia sẻ với phóng viên, anh Huy, đại diện nhóm kiến trúc sư phụ trách các dự án cải tạo nhà phố theo phong cách truyền thống, cho hay, cụm từ "chữa lành" được nhắc đến khá nhiều và nổi lên như xu hướng sau khoảng thời gian ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cũng từ đó, khái niệm "không gian chữa lành" càng được nhiều người tìm hiểu và quan tâm.
Những khoảng không gian xanh mát
Với các căn nhà nội đô, đặc điểm chung là có diện tích nhỏ nên thường bị hạn chế không gian tù túng trong 4 bức tường. Sau khi cải tạo, cảm giác chật hẹp tù túng không còn nữa, thay vào đó là một không gian xanh mát đầy thư giãn...
Cũng theo anh Huy, việc làm mới ngôi nhà hay thiết kế không gian ở sẽ tùy theo ý gia chủ, không nhất thiết cần quá cầu kỳ hay cần quá nhiều tiền. Điểm khó nhất chính là do rất nhiều người có tâm lý "ngại thay đổi" hay đúng hơn là "sợ" nên họ còn lưỡng lự.
"Họ sợ thay đổi, sợ kinh phí đắt đỏ, sợ không phù hợp, sợ rằng gặp kiến trúc sư tư vấn không có tâm hoặc không hợp gu, sợ rất nhiều thứ,... nên rất ít người trong số họ vượt qua được cái ngại hay cái sợ đó để thay đổi. Tuy nhiên, trong số rất ít người dám thay đổi thì họ lại rất hài lòng với các câu nói như: "biết thế tôi làm sớm hơn, nếu biết thế này tôi thay đổi từ lâu rồi"", anh Huy thông tin.
Góc sân thượng là nơi lý tưởng để gia chủ cùng bàn bè tụ họp mỗi dịp cuối tuần
Đúc rút từ kinh nghiệm trong nghề, anh Huy cho rằng, đối với mỗi người sự lựa chọn rất quan trọng. Tất nhiên, "điều quan trọng nhất, bạn đã sẵn sàng thay đổi hay chưa, bạn có chấp nhận những cái mới đó hay không? Nó có phù hợp và mang lại giá trị đích thực cho bạn hay không?... thì khi đó sẽ là phù hợp nhất" - anh Huy lưu ý thêm.
Không gian sống chữa lành Ngày nay, nhu cầu chữa lành những tổn thương tinh thần là rất lớn. Nhiều người thường tìm đến những dịch vụ chữa lành mà quên đi rằng, việc tạo lập không gian sống phù hợp cũng giúp mang đến những trải nghiệm cân bằng, thư thái, giảm stress hiệu quả. Mang thiên nhiên vào không gian sống cũng là cách chữa lành...