Kiến trúc sư xây nhà tránh bão cho mẹ với tường chịu lực dày 200mm, sàn bê-tông cốt thép
Sau nhiều năm nung nấu ý tưởng về một nơi trú ẩn an toàn cho mẹ, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền đã thiết kế và hoàn thiện công trình nhà trú bão vào năm 2020 tại quê nhà.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền là người con của vùng đất Đức Phổ (Quảng Ngãi) – một tỉnh thuộc miền Trung. Nỗi lo toan mỗi mùa mưa bão chưa bao giờ nguôi trong tâm trí anh. Sau nhiều năm nung nấu ý tưởng về một nơi trú ẩn an toàn cho mẹ, cho người thân và bà con làng xóm, anh đã thiết kế và hoàn thiện công trình nhà trú bão vào năm 2020 tại quê nhà.
Nhà trú bão có diện tích 150m2, được xây liền kề với ngôi nhà thờ của gia đình anh. Sau thời gian đi vào sử dụng, ngôi nhà vẫn còn mới và kiểm chứng được sự kiên cố, vững chắc, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan.
Theo tính toán của người thiết kế, ngôi nhà có thể chịu được bão cấp 13, và sức chứa có thể lên đến 100 người trong nhiều ngày với đầy đủ tiện nghi. Đồng thời anh Truyền đã tính kỹ các hướng nắng bất lợi, các hướng gió chính của bão để gia cường, khắc chế những điều bất lợi xảy ra do thời tiết.
Các chi tiết như cách vận hành cửa, chống gió hú hay hạn chế mưa tạt khi bão lớn cũng được đưa giải pháp ngay từ khi thiết kế. Kết cấu công trình được xây bằng tường chịu lực dày 200mm, sàn bê tông cốt thép hai lớp có tác dụng cách nhiệt, chống nóng.
Ngôi nhà thờ của gia đình anh Truyền, bên cạnh là nhà trú bão với hình khối chữ nhật. Thiết kế nhà kiên cố, mái bằng, sử dụng bê-tông cốt thép. Cạnh nhà là bậc thang dẫn lên sân thượng. Phần này có thể tận dụng vào nhiều việc tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Diện tích đất rộng rãi nên phía sau anh Truyền bố trí một nhà để xe khung sắt, lợp mái tranh.
Bên ngoài sơn màu trắng với cảnh quan đẹp mắt giống khu resort. Sân vườn trồng cỏ Nhật êm ái.
Mái bo cong được ứng dụng ở cửa ra vào và khu vực tường thông gió tổ ong, tạo điểm nhấn ấn tượng cho nhà. Tường chịu lực dày, bất chấp sự khắc nghệp của thời tiết. Đảm bảo nhà thoáng mát vào ngày nóng nhưng kiên cố khi bão gió.
Video đang HOT
Nội thất mang chút hơi hướng của thiên đường nghỉ dưỡng Santorini. Tuy nhiên, cửa thông phòng thiết kế lá sách kiểu truyền thống Việt Nam. Phần tường cửa ra vào, anh bố trí hệ tủ kệ trưng bày rượu và đồ decor. Bộ bàn ăn bằng gỗ me tây nguyên khối, nhập khẩu từ nước ngoài.
Góc bếp hướng ra vườn với view xanh mát.
Khoảng nghỉ, uống trà dễ chịu. Sau mảng tường lỗ tổ ong là lớp nhôm kính chống gió tạt, mưa hắt.
Góc rất chill và thú vị trong ngôi nhà.
Khu phòng tắm, phòng vệ sinh với bồn rửa mặt bằng bê-tông. Phía trên là mái khung sắt có lớp trần nhựa trong suốt lấy sáng. Lối đi trải đá cuội lớn, dải phiến đá xanh mài nhẵn. Tường sơn hiệu ứng giả bê-tông.
Lớp bê-tông cốt thép trên mái.
Sơ đồ bố trí các khu vực chức năng của khu nhà trú bão.
Nhà nhỏ 2 tầng đẹp xuất thần sau cải tạo, ngỡ lạc vào villa cao cấp
Ngôi nhà phố ở Tiền Giang với diện tích sử dụng 4x16m được đôi vợ chồng trẻ mua lại trong tình trạng rất cũ, xuống cấp.
Họ đã đề nghị kiến trúc sư cải tạo theo phong cách vintage.
"Mít House" là ngôi nhà nhỏ 2 tầng ở tỉnh Tiền Giang được kiến trúc sư Đạt Nguyễn thực hiện cải tạo lại. Đây là ngôi nhà phố điển hình với diện tích sử dụng 4x16m - 1 trệt - 1 lầu của đôi vợ chồng trẻ mua lại. Hiện trạng nhà ban đầu rất cũ, xuống cấp.
Để gia đình có tổ ấm khang trang hơn, họ đã đề nghị anh Đạt cải tạo theo phong cách vintage, đường nét đơn giản. Từ mặt tiền đến không gian bên trong được phối trộn gạch bông gió để hút không khí, gió trời và luân chuyển ánh sáng.
Công năng sử dụng gồm: Tầng 1: Sân nhà , phòng khách và bếp liên thông, 1 vệ sinh. Tầng 2: 2 phòng ngủ, vệ sinh, phòng thờ, sân chơi. Anh Đạt hi vọng công trình sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm, tham khảo để kiến tạo tổ ấm xinh xắn trong tương lai.
Mời quý độc giả tham quan công trình này:
Hiện trạng nhà trước khi cải tạo khá cũ, thiếu thẩm mỹ. Do tường bị ngấm ẩm nên chủ cũ dùng giải pháp ốp gạch lên tường khiến không gian khô cứng, thiếu sức sống.
Anh Đạt Nguyễn dùng gạch bông và bờ tường bo cong làm điểm nhấn cho mặt tiền. Ban công tầng 2 biến thành góc chill, thư giãn, có xích đu mây và cây xanh mát mắt. Bồn cây anh sử dụng loại bê-tông dẻo, tránh nước ngấm xuống nền, thời gian thi công nhanh hơn bồn xây gạch.
Sân bên trong là bước đệm cản nắng, bụi cho nhà. Kiến trúc sư thiết kế cửa lệch sang hướng khác để hợp phong thủy với mệnh và tuổi của gia chủ. Đây là một giải pháp hay cho các gia chủ khi mua nhà chưa hợp hướng. Bố cục khu vực này nhờ đó cũng thẩm mỹ, nghệ thuật hơn.
Phòng khách đơn giản, không gian dùng tone trắng làm chủ đạo để nhà nhỏ có cảm giác rộng hơn.
Cầu thang ngăn cách bếp và phòng khách. Gầm được bố trí làm thành ghế tựa ngả lưng khá dễ chịu, bên trong còn có kệ bày đồ decor nhỏ xinh. Công trình mang tinh thần tối giản nên anh Đạt tiết chế nội thất.
Không gian bếp bàn ăn điểm thêm màu xanh lá mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Màu xanh lá có tác dụng điều hòa cảm xúc rất hiệu quả.
Vì là nhà nhỏ, nằm kẹt giữa hai nhà khác nên gia chủ chấp nhận hi sinh 1 phần diện tích tầng 2, tạo ra ban công lớn trồng cây, lấy sáng và cũng là góc "trị liệu" tâm hồn mỗi ngày. Ở đây kiến trúc sư dùng gạch đỏ kết hợp bê-tông mài để làm nổi bật và phân chia khu bàn uống trà với khu trồng cây. Hệ cây leo, cây cảnh nhỏ trên kệ phát huy tối đa tác dụng khi thiếu diện tích trồng cây.
Tổ ấm có vợ chồng, những đứa trẻ và sự trong lành và mỗi ngày trở về, mọi người sẽ được xây đắp, bồi dưỡng thêm niềm hạnh phúc.
Vợ chồng trẻ cải tạo nhà cấp 4 cũ nát thành không gian đẹp mê đắm Ngôi nhà cấp 4 ở TP.HCM xuống cấp, tưởng phải đập bỏ nhưng kiến trúc sư Đạt Nguyễn đã cải tạo thành không gian đẹp mê đắm. Căn nhà cấp 4 của đôi vợ chồng trẻ nằm trong con hẻm nhỏ ở phường Bình Hưng Hòa (Bình Tân, TP.HCM) có hiện trạng khá cũ, ẩm thấp, nhiều mảng tường loang lổ, thiếu sức...