Kiến trúc sư Việt được vinh danh vì ‘giải ngột ngạt’ cho đô thị
Với chuỗi dự án “Không gian thân thiện trong khu đô thị ngột ngạt”, kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà giành giải Quốc tế của Giải thưởng Turgut Cansever 2020.
Nhằm tưởng nhớ kiến trúc sư Turgut Cansever – người duy nhất trên thế giới ba lần giành được giải thưởng danh giá Aga Khan, Giải thưởng quốc tế mang tên Turgut Cansever được ra đời với mục tiêu hướng đến lưu giữ phong cách kiến trúc địa phương, thúc đẩy bảo tồn văn hóa và tôn vinh bản sắc địa phương giữa thời đại toàn cầu hóa.
Chuỗi dự án “Không gian thân thiện trong khu đô thị ngột ngạt” được kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà (Hà Nội) thực hiện từ năm 2013 đến nay. Ban giám khảo đánh giá, dự án thể hiện được tư tưởng của Turgut Cansever, “kết hợp những khát vọng của kiến trúc sư với bản sắc kiến trúc truyền thống để phục vụ cộng đồng”.
Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Kiến trúc sư Hà cho biết ý tưởng về dự án “Không gian thân thiện trong khu đô thị ngột ngạt” đến với anh từ năm 2008, khi tiếp cận làng gốm Thổ Hà và đưa ra đề xuất mô hình không gian cộng đồng mở trong ngôi làng cổ có mật độ xây dựng dày đặc này. Đề xuất giúp khôi phục nghề làm gốm, khôi phục không gian cảnh quan ngõ xóm, thúc đẩy cuộc sống bền vững và đoạt giải Nhất FuturArc 2009 – giải thưởng tiên phong về thiết kế xanh ở châu Á.
Quy hoạch cải tạo làng Thổ Hà và Trung tâm Gốm Xanh. Ảnh: H&P Architects.
Theo kiến trúc sư Hà, không gian đô thị ở Việt Nam ngày càng ngột ngạt cả về mật độ xây dựng, vật liệu lẫn cách thức tạo nên không gian, sự thiếu liên kết giữa bên trong với bên ngoài. Để giảm ngột ngạt, điều tiên quyết là sự thân thiện.
Để có không gian thân thiện, kiến trúc sư Hà đưa ra bộ công cụ không ngăn cách (không cửa, hàng rào), không phân biệt (trong với ngoài, kiến trúc với cảnh quan), không giới hạn (phạm vi ranh giới, đối tượng tiếp cận sử dụng) đồng thời sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương (tre, đất, đá,..).
Trong chuỗi dự án, bên cạnh các công trình cộng đồng, kiến trúc sư Hà cũng thực hiện nhà ở. Ba công trình nhà ở đã hoàn thiện đều có diện tích xây dựng nhỏ hơn 40 m2, dựa trên trên ba tiêu chí:
- Tối thiểu có ba tầng sử dụng (nền, sàn, mái) nhằm tiết kiệm quỹ đất, nước
- Kiến trúc gồm ba thành phần: bộ khung kết cấu, hệ bao che (hai-ba lớp), phần hoàn thiện (cầu thang, đồ đạc)
- Ba kiểu mái nhà sinh lợi (phát triển nông nghiệp, năng lượng tái tạo hoặc cả hai)
Công trình Ngôi nhà “thở” qua hệ cửa chớp cao 4 tầng từng được giới thiệu trên VnExpress cũng đáp ứng hầu hết tiêu chí trên.
Video đang HOT
Bên trong một công trình nhà ở do kiến trúc sư Hà thiết kế. Ảnh: Nguyễn Tiến Thành.
Hiện nay, kiến trúc sư Hà vừa hoàn thành dự án “Hồi sinh công viên Mỏ Mạo Khê”. Anh đang thực hiện ngôi làng bằng đất và tre ở Lạng Sơn, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.
Minh Trang
Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng
Thiết kế chỉ đưa nắng vào hành lang hoặc những vị trí giao thoa giữa các phòng giúp căn nhà sáng mà không gây khó chịu cho chủ nhà.
Ngôi nhà có diện tích 135 m2 ở quận Bình Thủy là thành quả của gia chủ sau nhiều năm tích lũy. Yêu cầu của họ là một căn nhà vững chãi kiên cố, đủ phòng cho các con.
Trong khi nhiều công trình trang trí màu mè, gia chủ yêu cầu ngôi nhà hướng tới sự đơn giản. Các tổ hộp khối kết hợp màu tường trắng tạo nên sự mạnh mẽ, cuốn hút.
Tuy nhiên, khi trình bày ý tưởng đưa nắng gió vào nhà, các kiến trúc sư đã bị gia chủ phản đối vì nắng ở quê rất gắt, ai cũng sợ.
Để thuyết phục chủ nhà, kiến trúc sư giải thích rằng thiết kế chỉ đưa nắng vào các không gian phụ như hành lang hoặc những vị trí giao thoa giữa các phòng.
Nhờ đó, ánh sáng có thể tới các không gian sinh hoạt như phòng ăn, phòng khách mà không gây khó chịu.
Vạt nắng vào nhà còn vô tình trở thành những "đường phân chia" không gian, khiến ngôi nhà trở nên thú vị.
Để căn nhà đối lưu không khí tốt, các kiến trúc sư bố trí khoảng thông tầng lớn ở khu vực cầu thang.
Cũng nhờ khoảng thông tầng này, các thành viên gia đình dễ dàng quan sát và trao đổi với nhau. Một số khu vực hành lang biến thành chỗ đọc sách, thư giãn nhằm tăng sự giao lưu.
Người mẹ đứng ở bếp dễ dàng gọi các con ở tầng trên xuống ăn cơm mà không cần đi lên.
Thông tầng khu vực cầu thang còn tạo ra những góc nhìn khác nhau. Thay vì bước vội, gia chủ có thể vừa đi từ từ vừa quan sát căn nhà.
Ngoài ra, cột trụ cầu thang chạy từ tầng trệt lên mái nhà được bo tròn chứ không vuông vức với mục đích "làm mềm không gian" và tạo điểm nhấn.
Gầm cầu thang được tận dụng làm kho chứa đồ, chỗ nghỉ và cũng có hình khối tròn.
Từ sự e ngại ban đầu, gia chủ hài lòng vì đã có căn nhà như ý. Tổng chi phí xây dựng công trình là 2,5 tỷ đồng.
Mặt bằng tầng một.
Mặt bằng tầng hai.
Mặt bằng tầng ba.
Mặt bằng tầng mái.
Sơ đồ diễn tả nắng rọi vào nhà buổi sáng và chiều.
Bài: Minh Trang
Ảnh: Bùi Minh Quốc
Thiết kế: Story Architecture
Ngôi nhà xếp tầng độc đáo tại TP.HCM Do bị hạn chế về chiều cao, ngôi nhà có diện tích 540m2 tại TP.HCM đã được thiết kế với một tầng hầm chứa nhiều chức năng, đóng góp vào việc tạo nên không gian độc đáo trong nhà. Với mặt tiền là một ngôi nhà 3 tầng, nhưng thực tế bên trong lại có tới 4 mặt sàn, ngôi nhà được các...