Kiến trúc sư Nhật thiết kế ‘lều thảm họa’ giữa Covid-19
Kiến trúc sư Shigeru Ban thiết kế lều trú ẩn đặc biệt để giúp mọi người giữ giãn cách nếu thảm họa tự nhiên xảy ra giữa Covid-19.
Shigeru Ban, 62 tuổi, kiến trúc sư từng đoạt giải kiến trúc Pritzker, cho rằng ngay từ bây giờ, thế giới cần tính đến kịch bản động đất hoặc bão lũ xảy ra khi đại dịch Covid-1 vẫn chưa kết thúc.
Ban, người từng tham gia vào nhiều dự án giảm nhẹ thiên tai khắp thế giới, hối thúc chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật đầu tư xây dựng những khu lều trại trú ẩn có thể triển khai một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo phòng chống Covid-19.
“Các trại tạm trú bình thường sẽ tạo ra đám đông dễ lây nhiễm. Lúc đấy sẽ quá muộn nếu phải mất vài ngày để dựng trại”, ông nói.
Ông và nhóm cộng sự đã thiết kế những lều trú ẩn có thể dựng rất nhanh chóng từ các khung bằng giấy rất chắc chắn và vải. Những tấm vải này có độ dài 2 mét, được treo từ nóc lều để ngăn các khoang trú ẩn với nhau, đảm bảo cách biệt giữa mọi người.
“Cách biệt cộng đồng sẽ trở nên bất khả thi trong trường hợp có động đất lớn và các quan chức cần lập kế hoạch để giảm bớt mật độ người bằng các lều này”, kiến trúc sư Nhật Bản giải thích.
Video đang HOT
Kiến trúc sư Shigeru Ban tại văn phòng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Hồi tháng ba, khi Ban đang trên đường đến sân bay để sang Paris thì phải quay về khi nghe tin thủ đô Pháp sắp phong tỏa vì Covid-19. Từ đó, ông ở lại Tokyo và vùi mình vào công việc. “Đây có lẽ là lần đầu tiên trong suốt 16 năm tôi ở Nhật Bản trong suốt hơn một tháng. Tôi đã rất xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân ở Nhật Bản”, ông nói.
Trước đó, Ban từng đi khắp nơi trên thế giới để triển khai các công trình kiến trúc, bao gồm xây dựng nhà thờ bằng bìa carton cho thành phố Christchurch ở New Zealand sau trận động đất năm 2011.
Tuy dân số già và có một số thành phố đông dân nhất trên thế giới, Nhật Bản là nước có tỷ lệ nhiễm và tử vong do Covid-19 thấp, với khoảng 17.000 ca nhiễm nCoV và 900 ca tử vong.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 6,6 triệu người nhiễm, gần 389.000 người chết trên khắp thế giới.
Thủ tướng Anh quyết mở lại trường học từ đầu tháng 6
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, từ ngày 1/6, một số trường học tại Anh sẽ mở trở lại, bắt đầu từ cấp tiểu học.
Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo các trường học tại Anh sẽ lần lượt mở lại từ ngày 1/6, bất chấp nhiều ý kiến phản đối cho rằng diễn biến dịch Covid-19 tại Anh hiện nay vẫn chưa đủ an toàn để đưa học sinh trở lại trường học.
Các trường học tại Anh vẫn đang đóng cửa (Ảnh: The Guardian)
Trong thông báo đưa ra tại cuộc họp báo thường nhật về dịch Covid-19 tại Anh chiều tối 24/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, từ ngày 1/6, một số trường học tại Anh sẽ mở trở lại, bắt đầu từ cấp tiểu học.
Đến ngày 15/6, lớp học của học sinh trong nhóm 10 tuổi và 12 tuổi sẽ lần lượt mở lại do đây là nhóm cần chuẩn bị cho kỳ thi năm tới. Tiếp đến sẽ là lớp học của sinh viên đại học.
Theo Thủ tướng Anh, bất chấp việc còn nhiều tranh cãi về mức độ an toàn, việc sớm mở lại các trường học là yếu tố vô cùng quan trọng cho các học sinh và bản thân ông tin rằng, nước Anh đã đủ điều kiện để bước sang giai đoạn 2 của cuộc chiến chống Covid-19.
"Như một phần của giai đoạn 2, chúng tôi lên kế hoạch mở lại trường học, bởi lẽ giáo dục cho trẻ em có ý nghĩa cấp bách đối với hạnh phúc, với sức khoẻ, với tương lai lâu dài của trẻ cũng như với sự công bằng xã hội. Và cũng như cách tiếp cận đã được áp dụng tại nhiều nước khác, chúng tôi sẽ đưa trẻ trở lại lớp học một cách an toàn nhất và có thể quản lý được", Thủ tướng Anh phân tích.
Tuy nhiên, bất chấp quyết định của Thủ tướng Anh Boris Johnson, một số địa phương tại Anh, vốn có thẩm quyền quản lý cấp tiểu học, đã ra thông báo sẽ không mở lại các trường học cho đến ít nhất là ngày 15/6, trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Anh dù đã qua giai đoạn khốc liệt nhất nhưng vẫn diễn biến phức tạp.
Trong ngày 24/5, nước Anh vẫn có thêm 118 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 36.793 ca, cao nhất châu Âu và thứ hai thế giới, khiến chính phủ của ông Boris Johnson bị chỉ trích gay gắt.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, sức ép lớn nhất đối với Thủ tướng Boris Johnson là vụ việc liên quan đến cố vấn cao cấp Dominic Cummings.
Ông Dominic Cummings bị cáo buộc là đã đã vi phạm quy định về phong toả của chính phủ Anh khi di chuyển đến hơn 400km khỏi nhà riêng trong thời gian chính phủ Anh ra lệnh cho người dân ở lại trong nhà và chỉ được ra ngoài làm các việc cực kỳ thiết yếu.
Trong tối ngày 24/5, Thủ tướng Boris Johnson đã lên tiếng bảo vệ cố vấn Dominic Cummings, khi cho biết ông tin tưởng ông Cummings đã hành động có trách nhiệm. Tuy nhiên, các đảng đối lập và công chúng Anh đang giận dữ, gây sức ép buộc ông Dominic Cummings từ chức.
Đây sẽ là thách thức lớn cho chính phủ Anh bởi ông Dominic Cummings là cố vấn cao cấp nhất của Thủ tướng Boris Johnson và được xem là một trong những người có quyền lực nhất hiện nay bên cạnh Thủ tướng Anh. Ông Cummings là kiến trúc sư cho kế hoạch Brexit cũng như chiến lược tranh cử của ông Boris Johnson hồi tháng 12/2019.
Trước ông Dominic Cummings, cách đây 3 tuần, một cố vấn uy tín khác của chính phủ Anh là Neil Ferguson, giáo sư trường Hoàng gia London, người cố vấn cho chính phủ Anh về chiến lược đối phó Covid-19, cũng đã phải từ chức vì vi phạm quy định phong toả./.
Chiến lược gia chống dịch Thụy Điển tự tin sẽ có 'miễn dịch cộng đồng' Vị "kiến trúc sư" đứng sau biện pháp chống dịch Covid-19 không phong tỏa gây tranh cãi của Thụy Điển tiếp tục đưa ra những nhận định lạc quan. Bác sĩ Anders Tegnell - nhà dịch tễ học, chiến lược gia đứng đầu chiến lược chống dịch Covid-19 của Thụy Điển và là người đề xuất tạo "miễn dịch cộng đồng" - ước...