Kiến trúc sư đưa góc ‘thiền’ vào không gian sống, cho gia chủ những tháng ngày bình yên
Căn hộ gam màu trầm và góc thiền yên tĩnh tạo nên bố cục độc đáo, mang đến cho gia chủ không gian sống tĩnh tại, bình yên.
Chị Mai Thu Phương tâm sự: “Công việc bộn bề, cuộc sống bận rộn, tôi mới càng thấy ý nghĩa của việc gia đình quây quần bên nhau.
Nhiều khi mọi người nghĩ những câu hỏi “hôm nay thế nào?” có vẻ sáo rỗng nhưng nó chính là khởi đầu của nhiều câu chuyện. Con cái lớn dần sẽ có những thay đổi trong suy nghĩ, cách sống, vậy nên chúng ta rất cần tâm sự và chia sẻ để có thể hiểu nhau hơn”.
Căn hộ nhiều mặt thoáng, được thiết kế tỉ mỉ từng chi tiết, tối ưu diện tích.
Vì thế khi có nhà riêng, chị Phương cũng muốn có được một phòng khách ấm cúng và thân thương cho cả nhà. Đó là lý do chị không tiếc kinh phí khi cải tạo lại căn hộ còn mới để có không gian rộng rãi.
Mỗi khi xong bữa cơm, mọi người sẽ cùng ngồi lại phòng khách một chút, cùng ăn hoa quả, xem tivi. Đó cũng là cách giúp mọi người có thể ngồi bên nhau được lâu hơn, có thêm nhiều chuyện để nói hơn.
Màu sắc trầm trung tính với ánh sáng phân bổ hợp lý giúp nhà có chiều sâu. Sơn tường hiệu ứng bê-tông độc đáo.
Chị Phương cho biết, người thiết kế căn hộ này là kiến trúc sư Vũ Tuấn Anh và cộng sự của anh. Sau quá trình cải tạo lại căn hộ này, chị đã đúc kết cho bản thân nhiều kinh nghiệm.
Dưới đây là một số chia sẻ của chị tới độc giả:
Sàn nhà
Sàn gỗ vào mùa đông tạo cảm giác ấm cúng.
Chị đặc biệt quan tâm đến sàn bởi vì bản thân rất thích dọn dẹp, lau chùi nên đã quyết định làm sàn bếp với chất liệu gạch đảm bảo chống bám dính dầu mỡ, dễ làm sạch…
Sàn phòng khách, phòng ngủ chị dùng sàn gỗ. Chị khuyên mọi người nên làm sàn gỗ cho phòng khách bởi mùa đông sàn gỗ ngoài tạo cảm giác ấm cúng còn rất tốt cho sức khỏe.
Phụ kiện đồ nội thất
Nội thất tinh tế, màu sắc hài hòa với sơn tường.
Nhiều người khuyên chị Phương dùng gỗ này, gỗ kia tốt nhưng với chi phí vừa đủ, chị ưu tiên đầu tư phụ kiện riêng để ngăn kéo di chuyển trơn tru, cửa tủ không phát ra âm thanh, các ngăn đựng đồ không xộc xệch.
“Bạn không cần phụ kiện đồng bộ và hãy tìm hiểu đơn vị có chế độ bảo hành, bảo trì từ 2 năm trở lên”, chị nói.
Ánh sáng
Hướng nhìn từ cửa vào.
Gia chủ không thích ánh sáng chan hòa và muốn nhà có sự sâu lắng, có những điểm nhấn nhất định nên đã thay toàn bộ ánh sáng phòng khách, bếp để đạt được hiệu ứng như mong muốn.
Sơn hiệu ứng
Ban đầu, chị Phương còn chưa hiểu rõ về vật liệu này lắm nhưng nghe theo tư vấn của bên thiết kế mình cũng mạnh dạn đồng ý.
Sau đấy chị yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên luôn. Chị cảm thấy loại sơn này là dành cho không gian sống của mình, vừa gần gũi lại không bị đơn giản quá. Vết bẩn hay nấm mốc cũng dễ dàng được xử lý hơn thay vì bỏ luôn cả phần giấy hay sơn lại phần tường khi công trình gặp sự cố sau một thời gian sử dụng.
“Tôi luôn nghĩ, căn hộ phải thực sự là một tổ ấm, nơi mọi sự phức tạp của xã hội để lại sau cánh cửa”, gia chủ tâm sự.
Video đang HOT
Cuối cùng, hai vợ chồng chị đã ngồi lại với nhau và chọn những nội thất thực sự phù hợp và cần thiết. Cách sắp xếp đồ đạc trong nhà tưởng chừng đơn giản nhưng cũng phải cần đến sự tinh tế mới đem đến một tổng thể hoàn hảo. Để làm được điều này bên thiết kế cũng đã tìm hiểu rất kỹ kết cấu ngôi nhà kết hợp với mong muốn của gia chủ để đem đến thiết kế phù hợp nhất.
“Nếu sau này có chuyển sang một căn hộ mới, tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng dù sao cũng cảm thấy khá hài lòng với căn hộ nhỏ nhắn, ấm cúng này của gia đình. Hi vọng, mọi người có thêm những kinh nghiệm bỏ túi khi sửa nhà”, chị Phương nói.
Khu nấu nướng nhẹ nhàng, trầm lắng. Bàn ăn thiết kế bo tròn, có cây cảnh bonsai rất sinh động.
Nhà có nhiều hộc tủ đựng đồ, tránh nhìn không gian bị bừa bộn. Bên cạnh đó, gia chủ có thể tìm được các vật dụng một cách dễ dàng.
Góc thiền cho gia chủ tìm đến sự tĩnh tại, bình yên.
Khu vực này được làm sàn cao hơn nền nhà, phân biệt hai không gian rõ ràng. Một góc khá thú vị để tận hưởng và thư giãn tâm hồn.
Bàn thờ nhỏ nằm phía sau cánh cửa. Cách bố trí khoa học, hợp phong thủy cho các căn hộ chung cư không đủ rộng để làm phòng thờ riêng. Cánh cửa giúp góc tâm linh của nhà yên tĩnh, không bị xáo trộn bởi những hoạt động bên ngoài.
Phòng ngủ tối giản, gam màu trắng nổi bật trên nền sơn độc đáo. Nội thất tiết chế nhất có thể, tạo ra góc nghỉ ngơi yên tĩnh.
Phòng ngủ phụ mang màu sắc hiện đại hơn, giường còn là tủ đựng đồ ngăn nắp, tạo không gian rộng hơn về mặt thị giác.
Cửa vòm mềm mại và chậu cây mang hơi hướng Nhật Bản tạo sinh khí và sự thân thiện cho mọi người.
Tứ hợp viện giữa lòng Thanh Hóa, không gian sống mê đắm của gia đình nhiều thế hệ
Kiến trúc sư Trịnh Phong Hào đã khéo léo kết hợp nét kiến trúc Việt Nam với kiến trúc của vùng Hoa Bắc (Trung Quốc) để tạo nên một công trình độc đáo, dành cho gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống.
Công trình "Tứ Hợp Viện" là một ngôi nhà mang hơi thở kiến trúc cổ của vùng Hoa Bắc (Trung Quốc). Kiến trúc sư Trịnh Phong Hào đã khéo léo kết hợp cùng với nét kiến trúc Việt để tạo nên một công trình độc đáo, dành cho gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống.
Anh Hào cho biết, kiến trúc truyền thống của người Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới với vẻ đẹp thanh tao nhã nhặn, đặc biệt là kiểu cấu trúc nhà mang tên "Tứ hợp viện" bao trùm một không gian cuốn hút huyền ẩn.
Thiết kế nhà tứ hợp viện là một ý tưởng không tồi cho những gia đình muốn có không gian sinh sống độc đáo.
Toàn cảnh khu nhà nhìn từ trên cao, mang nét kiến trúc Trung Hoa, cho đại gia đình cùng sinh sống.
Tứ hợp viện còn được gọi là Tứ hợp phòng, là một hình thức kiến trúc tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc, với bố cục là xây nhà bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, thông thường gồm có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông - Tây và nhà đối diện với nhà chính, nhà bốn phía bao quanh sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là Tứ hợp viện.
Tuy mang phong cách "Tứ hợp viện" của Trung Quốc nhưng công trình này được kiến trúc sư Trịnh Phong Hào thổi vào đó những nét dân dã, mang hồn cốt làng quê Việt.
Sân lát đá xám chống trượt, không gian rộng rãi, đón tiếp khách thể hiện sự niềm nở và chân tình của gia chủ.
Lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc của người Việt xưa, nơi sân vườn có những đứa trẻ nô đùa, ông bà ngồi nhâm nhi ly nước trà, ba mẹ trồng rau tưới cây,... cả nhà quây quần vui vẻ bên nhau. Người thiết kế mong muốn mang đến những giá trị tình cảm, hạnh phúc cho khách hàng với một không gian sống trọn vẹn, đủ đầy.
Kiến trúc "vượt thời gian" này có sự rộng rãi và tối đa được diện tích nhờ vào thiết kế hướng mọi không gian vào sân trong. Mỗi khối nhà được bố trí riêng biệt mang đến sự riêng tư cho các thành viên trong gia đình mà vẫn giữ được sự kết nối.
Ngôi nhà 1 tầng, mang hơi thở mộc mạc, gần gũi.
Bước vào cổng chính là hình ảnh ngôi nhà mang đậm chất phong cách kiến trúc Việt vô cùng mộc mạc và gần gũi, có bộ bàn ghế ngồi thư giãn cho ông bà hướng đến khoảng sân vườn với gốc xoài thân thuộc, có bóng râm mát mẻ tạo cảm giác nhẹ nhàng và bình yên. Ông bà, cha mẹ có thể thư thả nơi đây để đón con mình trở về hay những vị khách ghé chơi.
Bộ bàn ghế cho gia chủ ngồi hóng gió, uống trà chiều và thả hồn vào thiên nhiên.
Khu tắm ngoài trời dành cho những bạn nhỏ.
Tiếp nối với tổng thể ngôi nhà là khu tắm ngoài trời dành cho những bạn nhỏ trong gia đình, có thể thỏa sức hòa mình với thiên nhiên.
Bên hông là một lối đi nhỏ hướng vào phía sau nhà giúp dễ dàng tiếp cận với các khu vực bếp hay phòng ngủ của từng thành viên mà không cần đi qua phòng khách. Men theo bờ tường được bố trí một hàng cau rợp bóng mát, xen kẽ đó là những khoảng trống trồng cây bụi tạo cho lối đi một cảm giác mát mẻ và thư thái.
Lối đi nhỏ bên hông nhà, dẫn đễn khu vực phòng bếp, phòng ngủ và sân sau.
Đi thẳng vào sẽ đến khoảng sân trong được bố trí chính giữa ngôi nhà "Tứ Hợp Viện" này, cả gia đình được gắn kết với nhau khăng khít thông qua không gian mở.
Sân vườn yên tĩnh, trong lành được đội ngũ thiết kế chú trọng, tỉ mẩn đến từng viên gạch, ngọn cỏ.
Buổi sáng thức dậy có thể đi dạo quanh hít thở dòng không khí trong lành, tưới nước mát cho những chậu hoa nhỏ, tiếng chim ríu rít bên tai và trong lòng tràn đầy bình an. Sau một ngày dài miệt mài với cuộc sống, trở về nhà bên cạnh những tán cây nơi khu vườn xanh mát, thả mình trên ghế sofa mềm mại, bao nhiêu bộn bề ngoài kia sẽ tạm thời gác lại để nhường chỗ cho sự bình yên.
Một không gian mở, mang đến cuộc sống gần thiên nhiên. Đồng thời, thể hiện sự kết nối và đoàn viên, khi các thành viên có thể nhìn thấy nhau dù ở các khu vực sinh hoạt chung hay riêng.
Phòng khách được thiết kế một cách tinh tế, gần gũi bởi những chất liệu thân thuộc như gỗ tone màu nâu trầm, kết hợp với cửa lá sách truyền thống nhưng không hề thiếu sự sang trọng, ấm cúng.
Chủ nhân mong muốn mọi không gian đều được kết nối với thiên nhiên thông qua những ô cửa đón gió và ánh sáng, đảm bảo được sự thông thoáng cho phòng khách, bếp nấu ăn. Với không gian mở thì ban ngày không cần dùng những thiết bị hỗ trợ ánh sáng, không khí luôn được lưu thông với bên ngoài mà không nhất thiết phải sử dụng máy hút mùi.
Với một góc bàn giữa phòng khách, người kiến trúc sư mang đến một hơi hướng nhẹ nhàng với decor là một bình hoa trắng cổ điển kết hợp cùng chiếc bàn console cất chứa những món đồ nhỏ giúp không gian gọn gàng và ngăn nắp.
Phòng bếp kết nối với bên ngoài qua các khung cửa lớn, thoáng mát.
Phòng khách và bếp được bố trí liên thông với nhau. Người nấu ăn vẫn được quây quần, kết nối với các thành viên còn lại trong nhà.
Sự tinh tế qua từng món đồ decor.
Khu vực bếp rất quan trọng và ý nghĩa nên không gian phải đảm bảo được tính tiện nghi, đủ đầy nhất có thể, tạo cảm hứng cho cả gia đình luôn muốn ngồi lại cùng nhau bên mâm cơm ấm áp.
Tủ bếp gỗ thịt sơn màu nâu trầm, liên kết với tổng thể không gian của nhà. Việc nấu nướng hay dọn dẹp sau những bữa ăn trở nên thư thái nhẹ nhàng khi bên ngoài cửa sổ khu vực bếp là view sân vườn yên bình, xanh mát.
Bên cạnh bếp được bố trí một bàn bếp đảo giúp gia tăng diện tích lưu trữ, đèn thả trần với ánh sáng vàng trắng giúp cho không gian bếp trở nên gần gũi, ấm cúng hơn.
Bàn ăn được đặt cạnh cửa hướng ra sân trong, buổi sáng mở rèm sẽ có ánh nắng nhẹ từ phía Đông len lỏi chiếu qua những tán cây bên ngoài. Một khung cảnh lý tưởng để người nội trợ chuẩn bị những món ăn tình cảm cho cả nhà sẵn sàng đón chào ngày mới.
Khu vực điện thờ riêng biệt và quy mô.
Điện thờ được đặt tại một vị trí tách biệt với ba gian còn lại gồm 2 tầng, tầng 1 là nơi để chia sẻ, hoài niệm những câu chuyện cùng nhau bên tách trà ấm. Những hoa văn trên tường hay từng món đồ nơi đây được kết hợp bởi sự mộc mạc, tinh tế, và thân thuộc gợi nhớ đến hình ảnh kiến trúc Việt Nam thời xưa.
Tiếp nối tầng 1 với không gian hoài cổ là phòng thờ được bố trí nằm ở tầng 2.
Tầng 2 là phòng thờ lớn với không gian trang nghiêm, trầm mặc.
Các phòng ngủ sẽ có phong cách riêng tùy theo sở thích mỗi thành viên được kiến trúc sư thiết kế rất hài hòa, đồng bộ tạo nên nếp sống văn hóa cho gia chủ với đầy đủ tiện nghi. Tất cả các phòng được hướng vào sân trong, đảm bảo mỗi giấc ngủ đều thư thái và trọn vẹn nhất sau một ngày dài.
Các phòng ngủ hài hòa, bài trí đẹp mắt theo sở thích và cá nhân của người sử dụng.
Tiếp đến không thể thiếu chính là phòng tắm, không gian được thể hiện theo phong cách nhiệt đới, trần gỗ màu nâu trầm kết hợp gạch mosaic tone xanh lá mang đến chủ nhân một không gian thoáng mát và tình cảm.
Mỗi không gian được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng, đan xen giữa hiện đại và hoài cổ. "Tôi hi vọng công trình này sẽ mang đến cảm hứng mới cho mọi người để có thêm ý tưởng xây dựng tổ ấm trong tương lai", anh Trịnh Phong Hào nói.
Nhà ống 'mở', gió trời luồn lách mát lịm của đôi vợ chồng trẻ Nhà ống không gian mở có diện tích 16mx5m là thành quả của cặp vợ chồng trẻ trước tuổi 30. Không gian đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống xanh của gia chủ. Kiến trúc sư Đỗ Nguyễn Anh Quý chia sẻ, hiện nay rất nhiều bạn trẻ đã sở hữu ngôi nhà trước tuổi 30. Anh...