Kiến trúc “nội công ngoại quốc” của ngôi đình cổ nhất Việt Nam
Đình Chèm với niên đại cách đây hơn 2.000 nghìn năm được coi là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Ẩn chứa bên trong ngôi đình là cả một kho tàng văn hoá, kiến trúc đậm nét dân tộc.
Đình làng Chèm ( xã Thụy Phương, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ nhất còn tồn tại gần như nguyên vẹn ở Việt Nam.
Đình Chèm có niên đại cách đây hơn 2.000 năm, thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm). Đình nằm ngay cạnh Sông Hồng, bên bến phà Chèm.
Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, qui, phượng quay ra bốn hướng.
Tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.
Đình đã qua nhiều lần sửa chữa vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Trong một lần trùn tu, cổng tam quan và nhà tổ đã được xây dựng mới.
Video đang HOT
Kiến trúc phần mái uốn cong đúng theo lối kiến trúc đền chùa cổ của Việt Nam.
Theo cụ Lê Văn Hiệu, chủ từ đình làng Chèm, bên trong đình có nhiều chi tiết gỗ được chạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo, tạo hình rồng phượng sau đó được thếp vàng.
Các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước, đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18).
Bức hoành phi còn nguyên vẹn với dòng chữ Thánh Cung Vạn Tuế.
Kiến trúc bất đối xứng bên trong ngôi đình, một bên là bức Tứ linh, một bên là bức rồng cuốn nước – phượng ngậm thơ. Theo cụ Hiệu, kiến trúc bất đối xứng có thể do việc xây dựng qua tay nhiều thợ.
Đình Chèm có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) năm 1824. Hệ thống này giữ cho khoảng nền nhà rộng lớn luôn khô thoáng quanh năm.
Dòng chữ được khắc lên hệ thống thoát nước bằng đồng vẫn còn rõ nét.
Một chi tiết hình rồng được trạm trổ rất tinh vi trên gỗ.
Vào năm 1903, đình được nâng lên cao thêm 2,4m chỉ bằng các phương tiện thủ công. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được nâng lên cao ngang với mặt đê sông Hồng.
Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. . Đến tháng 12/2017. công trình được Thủ tướng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Toàn Vũ – Trọng Trinh
Theo Dantri
Nỗi đau Lào Cai: 9 lao động tử vong và mất tích trên sông
Khoảng 18h30 ngày hôm (12.3), lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 5 lao động làm nghề bốc vác, gặp nạn trên sông Hồng, thuộc địa phận huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đến giờ, vẫn còn 4 người trong số 9 người đuối nước đang bị mất tích. Lực lượng chức năng vẫn đang thực hiện các biện pháp tìm kiếm, cứu nạn.
Tối ngày 12.3, Đại Tá Nguyễn Trọng Ngữ - Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai thông tin với báo chí, trên địa bàn huyện Bát Xát vừa xảy ra một vụ tại nạn thương tâm và nghiêm trọng làm ít nhất 5 lao động hành nghề "cửu vạn" bị tử vong.
Đại tá Nguyễn Trọng Ngữ - Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai thông tin với báo chí về vụ việc. (Ảnh: P.V)
Cụ thể, khoảng 3h sáng ngày 11.3, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Bắc Sông Hồng (trụ sở tại số 036 đường Khánh Yên, phường Phố Mới, thành phố Lào Cai) có làm thủ tục tái xuất hàng hóa cho Công ty Cổ phần cung ứng tàu biển Quảng Ninh (địa chỉ số 02, phường Bãi Cháy - TP Hạ Long - Quảng Ninh) tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Bản Vược (xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Nhiều người dân vùng biên giới Lào Cai mưu sinh bằng nghề bốc vác (Ảnh minh họa, nguồn: IT)
Được biết, sau khi làm xong các thủ tục cần thiết, số hàng hóa trên được bốc dỡ xuống 3 xuồng sắt, vận chuyển dọc sông Hồng đến khu vực mốc 93(2) 3500m để giao cho phía đối tác Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến 6h cùng ngày khi hàng hóa đã được bàn giao xong, có 2 thuyền đã quay về đến bờ phía Việt Nam thì không may một thuyền bị chết máy trên sông. Trên thuyền này có 9 lao động làm nghề bốc vác thuê. Thấy vậy, nên số lao động này tìm cách khắc phục máy hỏng.
Trong lúc đang khắc phục sự cố, số lao động này phát hiện sự xuất hiện của lực lượng chức năng phía Trung Quốc nên đã vội vã nhảy xuống sông để bơi về bờ phía Việt Nam. Nhưng không may nhiều người trong số này không có kinh nghiệm bơi trên sông rộng nên đã gặp nạn.
Sau khi sự việc xảy ra, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng huyện Bát Xát và Công an biên phòng tỉnh Vân Nam -Trung Quốc cùng tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân. Đến khoảng 18h30 ngày (12.3), lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 5 lao động gặp nạn và 4 người còn lại vẫn đang tiếp tục được tìm kiếm nhưng do trời đã tối nên công tác tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều khó khăn.
Danh sách thi thể 5 người được tìm thấy: Châu A Dế (SN 1972) ở xã Cốc Mỹ, huyện Bát Xát - Lào Cai; Giàng A Dơ (SN 1995) ở huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái; Thào A Lâu (SN 1990) ở huyện Than Uyên -tỉnh Lai Châu; Giàng A Tếnh (SN 1997) ở huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái và Thào A Giáy (SN 2002) ở huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.
Những người chưa tìm thấy gồm có: Tráng Văn Long (SN 1993), Vàng Dung Thắng (SN 1982) cùng huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Lò Văn Nam (SN 1984) ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và Hầu A Hòa (SN 1992), ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Theo Danviet
5 người bốc vác thuê chết đuối vì thuyền chết máy ở sông Hồng 9 người đã nhảy xuống sông Hồng để bơi về bờ phía Việt Nam, tuy nhiên không có kinh nghiệm sông nước nên gặp nạn. Khu vực sông Hồng, đoạn chạy qua Lào Cai. Ảnh minh họa. Sáng 13/3, ông Lý Nam Kỳ, Chủ tịch UBND xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, vụ đuối nước xảy ra vào...