Kiên trì “xếp hàng”, cuối cùng NHNN cũng đã được kết nạp vào BIS – tổ chức được xem như NHTW của các NHTW
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ( BIS) là tổ chức quốc tế lâu đời, hội viên là các ngân hàng trung ương ( NHTW) ở nhiều ước có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.
Trụ sở của BIS tại Basel, Thụy Sỹ (Nguồn: Internet)
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN), ngày 14/1/2020, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã ra thông cáo chính thức mời NHNN làm hội viên trong năm 2020 cùng với NHTW các nước Morocco và Kuwait. Qua đó, tổng số hội viên của BIS được nâng từ 60 lên 63.
NHNN cho biết việc kết nạp hội viên mới của BIS là rất hạn chế, trung bình sau từ 5 – 10 năm mới kết nạp thêm hội viên. Việc lựa chọn kết nạp hội viên của BIS là rất nghiêm ngặt, dựa trên những tiêu chí như quy mô phát triển kinh tế, trình độ quản trị NHTW. Lần kết nạp hội viên gần nhất diễn ra vào năm 2011.
Trước đó, vào năm 2015, trong buổi tiếp ông Peter Zoellner (Vụ trưởng Vụ các ngân hàng BIS), đại diện NHNN đã bày tỏ việc Việt Nam quan tâm và mong muốn trở thành thành viên của BIS để có thể đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của tổ chức này.
Việc BIS mời NHNN gia nhập thể hiện sự công nhận các thành quả phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong những năm qua cũng như những kết quả tích cực của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng.
Video đang HOT
Trong khi đó, việc trở thành thành viên của BIS sẽ giúp NHNN và hệ thống ngân hàng tiếp cận các nguyên tắc, chuẩn mực cao nhất của hệ thống tài chính toàn cầu, góp phần đẩy nhanh việc hội nhập quốc tế của hệ thống tài chính ngân hàng trong nước, giúp củng cố, tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như của nền kinh tế.
Hơn nữa, NHNN nói riêng và Việt Nam nói chung được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng các chuẩn mực, nguyên tắc, tiêu chí, thông lệ hoạt động tài chính tiền tệ, ngân hàng trên thế giới, tạo cơ hội để xử lý các vấn đề đặc thù của nền kinh tế và hệ thống tài chính ngân hàng trong nước nhằm củng cố ổn định tài chính và tăng trưởng bền vững.
Thành lập năm 1930, BIS là tổ chức quốc tế lâu đời nhất và là một trong những tổ chức uy tín nhất trong hệ thống tài chính, tiền tệ toàn cầu.
BIS được xem như là NHTW của các NHTW. Bởi lẽ, hội viên của tổ chức này là các NHTW/cơ quan quản lý tiền tệ các nước, bao gồm các nước phát triển và một số quốc gia đang phát triển có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu như các nước thuộc nhóm G7, G20 và OECD, chiếm 95% GDP toàn thế giới.
BIS gồm 6 ủy ban và 3 tổ chức/diễn đàn trực thuộc.
Trong đó, 6 ủy ban trực thuộc gồm (i) Ủy ban Irving Fisher về Thống kê NHTW (IFC), (ii) Ủy ban Cơ sở hạ tầng Thanh toán và Thị trường (CPMI), (iii) Ủy ban Basel về Thanh tra ngân hàng (BCBS), (iv) Ủy ban Hệ thống tài chính toàn cầu (CGFS), (v) Ủy ban thị trường (Market Committee), và (vi) Diễn đàn NHTW.
Còn 3 tổ chức/diễn đàn trực thuộc gồm: (i) Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB), (ii) Hiệp hội quốc tế các Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi (IADI), và (iii) Hiệp hội quốc tế các Cơ quan Giám sát Bảo hiểm (IAIS).
BIS có vai trò chủ chốt trong việc thiết lập các nguyên tắc, chuẩn mực chung cho hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng, bảo hiểm toàn cầu mà tiêu biểu là Khuôn khổ Basel về Thanh tra, giám sát ngân hàng I, II, III cùng nhiều chuẩn mực quốc tế khác trong lĩnh vực thị trường tài chính, bảo hiểm, hệ thống thanh toán…
BIS tham gia trực tiếp vào hoạt động của các nhóm nước như G7, G20, OECD cũng như các khuôn khổ hợp tác khu vực (như ASEAN, APEC …) để phối hợp với các nước, khu vực trong việc xây dựng và thực thi các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự vận hành trôi chảy của thị trường tài chính quốc tế, củng cố ổn định tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, BIS còn là đối tác thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngoại hối cho các NHTW, là diễn đàn hợp tác giữa các NHTW, là nơi các NHTW/cơ quan quản lý tiền tệ tiến hành phối hợp chính sách tiền tệ, trao đổi kinh nghiệm điều hành chính sách và hệ thống ngân hàng tài chính, thực hiện các nghiên cứu về những vấn đề nổi cộm, cùng quan tâm trong hệ thống tài chính, hướng tới đảm bảo ổn định tài chính và tiền tệ toàn cầu.
BIS là tổ chức đi đầu trong việc nghiên cứu những xu thế mới của hệ thống tài chính toàn cầu như sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn trong lĩnh vực tài chính, tác động của tiến trình số hóa tới hoạt động quản lý, thanh tra giám sát hệ thống tài chính./.
Theo Viettimes.vn
Không in tiền lẻ mới, mệnh giá thấp dịp Tết Canh Tý 2020
Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: NHNN sẽ không phát hành tiền lẻ, mệnh giá thấp nhân dịp Tết Canh Tý 2020. Đây là chủ trương mà NHNN đã thực hiện xuyên suốt từ nhiều năm, giúp tiết kiệm được cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Theo đó, NHNN sẽ không phát hành tiền lẻ, mệnh giá thấp gồm tờ tiền các mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng.
Như mọi năm, cơ quan điều hành sẽ chủ động cung tiền mệnh giá nhỏ (dưới 10.000 đồng), gồm cả tiền cũ và tiền mới đã in và phát hành vào các thời điểm trong năm, trước Tết nguyên đán; đồng thời điều hòa, cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu thanh toán, vốn tín dụng trước và sau Tết. Với tiền lẻ mệnh giá từ 10.000 đồng trở xuống, NHNN đã chỉ đạo đẩy mạnh đưa ra lưu thông từ tháng 4 đến tháng 11/2019.
"Về mệnh giá tiền và nhu cầu cho thanh toán, hệ thống ngân hàng đều đảm bảo đầy đủ cho các nhu cầu và mục đích thanh toán đối với tất cả các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Tuy nhiên, NHNN vẫn khuyến khích người dân nên dùng các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đại diện NHNN nói.
Theo NHNN, dịp Tết này, NHNN đáp ứng nhu cầu lưu thông khoảng 430.000 tỷ đồng. Riêng Tết nguyên đán này tăng khoảng 15% so với dịp tết năm 2018, tương ứng trên 370.000 tỷ đồng. NHNN đã điều hòa nhu cầu cho tất cả các tỉnh, thành phố với trên 260.000 tỷ đồng. Đây là số bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu vào dịp Tết vì bình thường lượng dự trữ tiền mặt đều được đáp ứng đủ cho nhu cầu trong dịp Tết.
"Năm ngoái, dù không in tiền lẻ mới dịp Tết nguyên đán 2019 nhưng lượng tiền lẻ trong lưu thông cung ứng cho dịp Tết 2019 vẫn tăng khoảng 25% so với cùng kỳ", ông Phạm Bảo Lâm, Cục trưởng Phát hành và Kho quỹ NHNN nói.
Minh Phương/Báo Tin tức
Giá USD trong nước và thế giới tiếp tục đi lên Nhiều ngân hàng thương mại trong nước sáng nay (6/2) niêm yết tỷ giá phổ biến ở mức 23.150 VND/USD (mua vào) và 23.320 VND/USD (bán ra). Sáng nay (6/2), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 23.201 đồng, tăng 5 đồng so với hôm qua. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao...