Kiên quyết xử lý việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Người dân ở tổ 6, thôn Quan Nam 4, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền và ngành chức năng TP Đà Nẵng trình bày, gia đình họ sinh sống ở khu vực đất tự khai hoang, xây dựng nhà cửa, đào ao hồ… đã qua nhiều thế hệ.
Đến năm 2020, thôn Quan Nam 4 được công bố nằm trong quy hoạch dự án khu tái định cư (TĐC) Tân Ninh mở rộng giai đoạn 1. Khi thực hiện kiểm định xác định đất, Ban giải tỏa đền bù huyện Hòa Vang xác định đất tại khu dân cư là đất nông nghiệp, đất do UBND xã quản lý và chỉ đền bù theo giá đất nông nghiệp; vật kiến trúc trên đất chỉ bồi thường, hỗ trợ 20% đến 50% và không bố trí đất TĐC. Việc giải quyết như trên là không hợp lý…
Ngày 4/7, làm việc với chúng tôi, ông Phan Duy Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết: Việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và kiến nghị đối với các hộ dân thuộc diện giải tỏa dự án khu TĐC Tân Ninh mở rộng giai đoạn 1, huyện đã có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy Đà Nẵng.
Theo báo cáo, dự án khu TĐC Tân Ninh mở rộng giai đoạn 1 có diện tích nghiên cứu quy hoạch 199.801m2, bao gồm 213 thửa đất thu hồi và cần phải di dời khoảng 2.450 ngôi mộ. Trong quá trình triển khai công tác lập hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng Hội đồng bồi thường nhận thấy có nhiều trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp sau khi công bố quy hoạch dự án nhằm mục đích trục lợi giá trị bồi thường và có cơ sở để yêu cầu phải bố trí đất TĐC.
Trước tình hình xây nhà trái phép như trên, UBND huyện Hòa Vang đã thành lập Tổ liên ngành để kiểm tra, rà soát toàn bộ tính pháp lý về đất, xác định chính xác thời điểm xây dựng nhà của từng hộ có nhà trên đất nông nghiệp, áp dụng ứng dụng Google Earth nhằm xác định lại thời điểm sử dụng đất và thời điểm xây dựng nhà, vật kiến trúc để làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định.
Từ kết quả làm việc của Tổ công tác, tại dự án đã có khoảng 40 trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp sau ngày 1/7/2014 và một số trường hợp xây dựng sau thời điểm công bố quy hoạch ngày 1/9/2019. Theo quy định hiện hành, những trường hợp nêu trên sẽ không được bồi thường về đất, không được bồi thường về nhà, vật kiến trúc xây dựng trái phép và buộc phải tháo dỡ công trình hoàn trả lại nguyên trạng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để giải quyết một phần khó khăn cho các trường hợp nêu trên, Hội đồng bồi thường dự án đã báo cáo UBND TP Đà Nẵng xem xét, giải quyết hỗ trợ 20% giá trị nhà, vật kiến trúc để người dân có chi phí tháo dỡ bàn giao mặt bằng và không giải quyết bố trí TĐC. Sau khi có kết quả phê duyệt hỗ trợ của UBND TP Đà Nẵng, các hộ dân nêu trên vẫn không chấp hành bàn giao mặt bằng để triển khai thi công dự án. Để đảm bảo tiến độ của dự án, UBND huyện Hòa Vang đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với tất cả các trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp nêu trên.
Với việc làm quyết liệt của UBND huyện Hòa Vang (Hội đồng Bồi thường dự án) các trường hợp đã được giải quyết đúng theo quy định thì cương quyết xử lý cưỡng chế thu hồi đất. Do đó, trong thời gian vừa qua một số hộ dân (trong số các trường hợp xây dựng trái phép) đã liên tục có kiến nghị gửi các cơ quan nhà nước đề nghị được bồi thường 100% giá trị nhà và đề nghị được bố trí đất TĐC…
Tuy nhiên, ông Phan Duy Anh cũng nói rằng, UBND huyện Hòa Vang sẽ tiến hành rà soát cụ thể từng hộ dân, trường hợp; nếu hộ dân nào làm nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2014, có hộ khẩu, không còn chỗ ở nào, có nhu cầu về nơi ở thật sự, huyện sẽ xem xét bố trí đất nơi ở mới.
Để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại khu vực thôn Quan Nam 4, Hòa Liên trong thời gian qua, UBND huyện Hòa Vang sẽ xác định rõ từng thời điểm, để có căn cứ xử lý trách nhiệm, kiểm điểm các cá nhân, tổ chức của chính quyền địa phương, ngành chức năng để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Vì sao xử tù những người bắt giữ "cát tặc"?
Pháp luật quy định, người dân có quyền bắt giữ khi phát hiện trường hợp phạm tội quả tang. Nhưng ranh giới giữa bắt người phạm tội quả tang và bắt giữ người trái pháp luật rất mong manh.
Ngày 28/6, TAND huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) đã tuyên phạt tổng cộng 35 năm tù với 4 bị cáo, về tội Bắt giữ người trái pháp luật và Cướp tài sản. Các bị cáo gồm: Nguyễn Văn Cường (40 tuổi, trú xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), Nguyễn Tuấn Anh (21 tuổi), Dương Văn Quý (27 tuổi) và Dương Văn Cương (28 tuổi, cùng trú huyện Sóc Sơn).
Đây là nhóm bị cáo đã tự ý bắt trói những người khai thác cát trái phép gần khu vực đất nông nghiệp của các bị cáo, sau đó thu điện thoại của những người này.
Các bị cáo tại phiên xét xử
Theo lời khai của các bị cáo, việc thu điện thoại là nhằm ngăn không cho "cát tặc" gọi thêm người đến, tránh đánh nhau to. Qua xô xát, bị cáo Nguyễn Văn Cường cũng bị một người trong nhóm hút cát chém vào cánh tay, gây thương tích 8%.
Hội đồng xét xử TAND huyện Sóc Sơn nhận định, Nguyễn Văn Cường là người cầm đầu, ba bị cáo còn lại có vai trò giúp sức. Cường bị tòa tuyên phạt 30 tháng tù về tội Bắt giữ người trái pháp luật; 7 năm 6 tháng tù về tội Cướp tài sản (điện thoại di động). Tổng hình phạt là 10 năm tù.
Pháp luật quy định, đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm bị phát hiện, thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. (Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Bắt người phạm tội quả tang).
Tuy nhiên, ranh giới giữa việc bắt người phạm tội quả tang và bắt giữ người trái pháp luật là rất mong manh. Nếu chưa hiểu rõ pháp luật mà vội vàng hành động, rất có thể người dân sẽ vướng vòng lao lý như trường hợp của Nguyễn Văn Cường và 3 bị cáo nói trên.
Hội đồng xét xử TAND huyện Sóc Sơn nhận định, các bị cáo dù không có thẩm quyền bắt giữ người nhưng đã dùng vũ lực bắt, trói rồi đưa bị hại về nhà trái pháp luật. Việc lấy hai chiếc điện thoại của bị hại đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản.
Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo xâm phạm về sức khỏe, thân thể và tài sản của người khác. Trong đó, Cường đóng vai trò cao nhất, ba bị cáo còn lại với vai trò đồng phạm giúp sức.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (trưởng VP luật Chính Pháp - đoàn luật sư TP Hà Nội)
Trao đổi với VOV.VN về vấn đề này, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (trưởng VP luật Chính Pháp - đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: "Quá trình cơ quan điều tra làm việc cũng như diễn biến tại phiên tòa cho thấy, các bị cáo chủ động mang theo hung khí lên thuyền của nhóm người hút cát và bắt giữ nhóm này. Trước hết, phải thấy rằng, các hành vi như vậy chưa phù hợp với quy định của pháp luật và tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân cũng như người khác."
Theo luật sư Đặng Văn Cường, việc cầm hung khí lên thuyền của người khác, dẫn đến khả năng hai bên đánh nhau là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi nhóm người xông lên thuyền không có chức năng nhiệm vụ để làm việc bắt giữ. Việc bắt giữ thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng. Và trên thực tế, hành động này đã dẫn đến toàn bộ hậu quả về sau, người bị thương, người bị trói và nhiều người phải vướng vòng lao lý.
Xét về hành vi dùng vũ lực để lấy điện thoại, cần phải làm rõ xem hành vi này để chiếm đoạt tài sản, hay ngăn cản việc gọi điện để dẫn đến đánh nhau to hơn. "Hành vi Cướp tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi chứng minh được hành vi đấy nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Việc các bị cáo lấy điện thoại nhằm mục đích gì cũng cần được chứng minh, làm rõ. Tình tiết này nếu các bị cáo kêu oan thì có thể tòa cấp phúc thẩm sẽ xem xét lại". - Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Quyền của công dân có thể bắt giữ người phạm tội quả tang, tuy nhiên những tội đó phải rõ ràng, ai cũng có thể thấy được. Theo luật sư Đặng Văn Cường, những tội như cướp tài sản, trộm cắp, hiếp dâm... là những tội có thể thấy rõ ràng. Tuy nhiên, việc hút cát trên sông thì chưa rõ ràng có phạm tội hay không.
Đối với người dân, khi thấy các hành động vi phạm pháp luật cần hết sức tỉnh táo, đồng thời tự trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết để có cách ứng xử phù hợp.
"Người dân cần hiểu rõ ràng thế nào là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang thì mới đưa ra hành động bắt. Việc bắt giữ cũng phải hết sức thận trọng. Thứ nhất là việc bắt giữ phải thể hiện sự công khai. Thứ hai là phải thông báo cho cơ quan chức năng. Trước khi bắt giữ phải thông báo, sau khi bắt giữ phải dẫn giải đến các cơ quan chức năng, không dẫn ra nhà kho, về nhà hay nơi hoang vắng nào đó. Tránh trường hợp ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe của người bị bắt giữ hoặc gây nguy hiểm cho chính người bắt giữ. Nếu không làm như vậy thì rất dễ dẫn đến trường hợp bắt giữ người trái pháp luật". - Luật sư Đặng Văn Cường tư vấn.
Bắt thanh niên thuê xe tải 'dọn' sạch tài sản của nhà hàng Thấy nhà hàng của ông Tính không có người trông coi, Hoàng nhiều lần trộm cắp tài sản rồi thuê xe tải chở đến các cửa tiệm đồ cũ bán lấy tiền tiêu. Ngày 22/6, Công an phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết, vừa bắt Huỳnh Tấn Hoàng (SN 1994, trú thôn Quan Nam 3, xã Hòa Liên,...