Kiên quyết xử lý các trường hợp tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội
Qua hơn 1 tháng bùng dịch COVID-19, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có gần 1.800 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Với sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu chống dịch như Công an, Y tế, Quân đội… từng bước cơ bản khống chế được dịch bệnh, đưa địa phương dần dần trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, trong quá trình nỗ lực chống dịch, nhiều người cố tình hoặc vô ý đã có những phát ngôn thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội về dịch bệnh, gây hoang mang, lo lắng cho nhân dân, ảnh hưởng đến công tác chống dịch của địa phương.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình làm việc với đối tượng thông tin không đúng sự thật trên trang facebook cá nhân.
Công an huyện Bố Trạch vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đối với đối tượng Lê Quang Dũng (SN 1985), trú tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Vào giữa tháng 9/2021, Lê Quang Dũng dùng facebook cá nhân có tên “Quang Dung” để bình luận và đăng tải bài viết với nội dung phản ánh việc Công an xã Nhân Trạch tấn công người dân khi vi phạm quy định phòng, chống dịch tại trụ sở UBND xã Nhân Trạch. Sau khi gọi hỏi, đấu tranh, Lê Quang Dũng đã thừa nhận hành vi đăng tải thông tin trên là không có cơ sở.
Trước đó, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao – Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình làm việc với Lê Quốc Bảo, SN 1989, trú tại thôn Phan Xá, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, khi người này đã đăng lên trang facebook cá nhân Bao An với nội dung thông tin về một trường hợp nam trú tại xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy có kết quả xét nghiệm ban đầu dương tính với COVID-19, trên nhóm facebook tên “Làng Phan Xá”.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã xác minh thông tin đăng tải trên là sai sự thật, gây hoang mang dư luận xã hội trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại địa phương. Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt Lê Quốc Bảo số tiền 5 triệu đồng đồng thời bắt buộc xóa bài đăng và cam kết không tái phạm.
Bà Đặng Thị Huyền Loan, Chánh Thanh tra, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình, cho biết: Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp đã dùng mạng xã hội để đăng tải những thông tin, hình ảnh không đúng sự thật nhằm tạo sự chú ý của cộng đồng để câu like, câu view.
Đặc biệt vào thời điểm bùng phát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, thì những nội dung liên quan đến dịch bệnh được nhiều người đăng tải, bình luận khá nhiều, có nhiều nội dung gây hoang mang dư luận.
Video đang HOT
Chính vì thế, chúng tôi đã phối hợp với cơ quan Công an chấn chỉnh, nhắc nhở nhiều trường hợp đăng tải các thông tin thất thiệt, thông tin không đúng sự thật về dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 5 đến 7,5 triệu đồng mỗi trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh và một số trường hợp đăng tải thông tin hình ảnh cá nhân của người khác trên mạng xã hội.
Theo Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Bình, từ đầu năm đến nay, đã có 10 trường hợp bị xử lý về hành vi tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội. Nhiều đối tượng sau khi đăng tải thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội như facebook, zalo cá nhân, cơ quan chức năng gọi hỏi, đấu tranh đều thừa nhận hành vi vi phạm.
Tuy vậy, điều đáng nói ở đây, đó chính là nhiều người vẫn viện dẫn lý do khá đơn giản đó là khi có nghe một thông tin nào đó nên muốn chia sẻ, đăng tải để cảnh báo cho mọi người mà không có sự kiểm chứng nguồn tin, đúng sai thế nào và những thông tin đó thường có tính “gây sốc” khá cao, thu hút sự chú ý của nhiều người.
Vì thế, dù vô tình hay cố ý, những chia sẻ gây sốc trên mạng xã hội thông qua các dòng trạng thái trên facebook cá nhân, vô hình trung làm cho không ít người dân hoang mang, lo lắng về tình hình dịch bệnh cũng như các vấn đề khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tình hình ANTT trên địa bàn.
Thiếu tá Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Bình, cho biết: Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp này, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo đơn vị kịp thời triển khai nắm các tình hình trên không gian mạng, phát hiện các đối tượng đưa thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh cũng như tình hình dịch bệnh phức tạp diễn ra trên địa bàn.
Các đối tượng thường sử dụng các chiêu bài lợi dụng tình hình dịch bệnh, cấp phát thuốc, vaccine và các hình ảnh của các trang mạng xã hội nước ngoài để xuyên tạc tình hình dịch bệnh của nước ta cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên nắm bắt tình hình trên không gian mạng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm, nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, tránh gây hoang mang, lo lắng cho người dân.
Lừa ngoạn mục "chạy" biên chế lực lượng vũ trang, chiếm đoạt nửa tỷ đồng
Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng giới thiệu bản thân quen biết nhiều lãnh đạo công an, quân đội và hẹn "con mồi" đến quán cà phê ngay cạnh đơn vị quân đội để bàn bạc, thương thảo số tiền "chạy ngành".
Kịch bản lừa đảo của hai cụ già
Đứng trước tòa án là người đàn ông 67 tuổi, tóc bạc trắng và người phụ nữ 64 tuổi. Họ là hai bị cáo, bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". "Cặp bài trùng" này đã liên thủ, thực hiện vụ lừa đảo bằng hình thức "chạy ngành" vào lực lượng vũ trang cách đây 4 năm.
Bị cáo Trần Huy Phòng "nổ" quen lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhằm lừa đảo tiền "chạy ngành" (Ảnh: Hoàng Lam).
Không có nghề nghiệp ổn định nhưng Trần Huy Phòng (SN 1953, trú phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) lại có tài khua môi múa mép. Chẳng biết Phòng tài giỏi đến đâu nhưng nói như rót mật vào tai, khiến nhiều người có phần vị nể.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Phòng vốn là bạn cũ của Trần Thị Hồng (SN 1957, trú phường Trung Đô, TP Vinh) nhưng phải đến cuối năm 2017 mới trở nên thân thiết, thường xuyên liên lạc với nhau. Trần Huy Phòng "nổ" bản thân quen biết nhiều lãnh đạo Bộ Công an và Bộ quốc phòng, có khả năng xin chuyển biên chế vào các lực lượng vũ trang. Phòng đặt vấn đề với Hồng tìm mối làm ăn bằng cách "chạy ngành".
Để người khác tin, Hồng cũng giới thiệu mình quen biết lãnh đạo Quân khu 4 và Bộ quốc phòng, có thể xin được vào chuyên nghiệp biên phòng. Thông qua một người quen, chị M. (trú tại TP Vinh) hẹn gặp bà Hồng để xin cho cậu con trai tên Q. vào biên chế lực lượng biên phòng. Nghe người phụ nữ này cam đoan chắc chắn có thể "giúp" được, giá 300 triệu đồng, chị M. đồng ý giao trước một nửa tiền. Sau khi nhận tiền, Hồng viết giấy biên nhận trước sự chứng kiến của bên thứ 3.
Giữa tháng 10/2017, Hồng hẹn chị M. đến một quán cà phê gần Bảo tàng Quân khu 4 để gặp người có thể giúp đỡ. Tại đây, Hồng giới thiệu chị M. với Trần Huy Phòng, làm việc ở Bộ quốc phòng, người sẽ trực tiếp lo việc cho Q.
Cả hai cam kết trong vòng một năm, con trai chị M. sẽ nhận được quyết định tuyển dụng vào biên chế của lực lượng biên phòng và yêu cầu chồng nốt số tiền còn lại. Đầu năm 2018, anh Q. thực hiện nghĩa vụ quân sự tại một Đồn biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An, mà theo Phòng và Hồng thì đây là "bước đệm" để cặp đôi này lo chuyển biên chế theo cam kết với chị M. trước đó.
Trong thời gian này, Trần Huy Phòng biết một người con trai khác của vợ chồng chị M. là anh V.M. đang thực hiện nghĩa vụ tại một trại giam nên nảy sinh ý định tiếp tục lừa người phụ nữ này.
Phòng "nổ" rằng quen biết nhiều lãnh đạo Bộ Công an, cam đoan chạy được vào biên chế công an cho con trai chị M. với giá 500 triệu đồng, đưa trước 200 triệu, số còn lại thanh toán khi có quyết định tuyển dụng vào biên chế công an. Bị "đánh gục" trước khả năng "buôn nước bọt" của Trần Huy Phòng, chị M. giao cho người đàn ông này 200 triệu đồng như yêu cầu.
Tháng 2/2019, khi hết thời gian phục vụ trong công an, người con trai của chị M. có quyết định xuất ngũ. Đến đầu năm 2020, anh Q. cũng không xin được vào biên chế biên phòng như Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng cam kết trước đó.
Trả giá
Sau nhiều lần đòi lại tiền không được, tháng 12/2020, chị M. làm đơn tố cáo hành vi của Hồng và Phòng đến cơ quan cảnh sát điều tra. Khi biết chị M. tố cáo, Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng đến công an đầu thú. Cơ quan điều tra thu giữ tại chỗ ở của Trần Huy Phòng nhiều bộ hồ sơ xin việc của các cá nhân khác.
Bị cáo Trần Thị Hồng bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với vai trò đồng phạm của Trần Huy Phòng (Ảnh: Hoàng Lam).
Quá trình điều tra, trong khi Trần Huy Phòng thừa nhận hành vi phạm tội của mình thì Trần Thị Hồng một mực kêu oan, tố bị điều tra viên ép cung, mớm cung nên mới nhận tội. Sau khi có kết luận điều tra, bị can Trần Thị Hồng đã làm đơn kêu oan, không thừa nhận là đồng phạm của Trần Huy Phòng trong việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của chị M.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Thị Hồng giữ nguyên quan điểm này và cho rằng bản thân chỉ nhận tiền giúp Phòng, không biết người đàn ông này đang có hành vi lừa chạy vào biên chế lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả điều tra, các tài liệu, chứng cứ thu thập được và tranh luận công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố Trần Huy Phòng, Trần Thị Hồng tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Cơ quan điều tra xác định Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng đã câu kết, chiếm đoạt của chị M. là 500 triệu đồng. Trong đó, Trần Thị Hồng tham gia trong vụ việc thứ nhất, cùng Trần Huy Phòng chiếm đoạt 300 triệu đồng. Bị cáo Trần Huy Phòng độc lập thực hiện vụ lừa đảo thứ 2, chiếm đoạt thêm 200 triệu đồng của nạn nhân.
Vì muốn con có nghề nghiệp ổn định, chị M. đưa nửa tỷ đồng cho Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng để "chạy" biên chế cho con vào ngành công an và quân đội (Ảnh: Hoàng Lam).
Quá trình điều tra gia đình bị cáo Hồng đã bồi thường 150 triệu đồng, gia đình bị cáo Phòng bồi thương 50 triệu đồng cho bị hại. Các bị cáo đều từng tham gia cách mạng, được tặng thưởng Huân, Huy chương, ra đầu thú... nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
Xem xét toàn diện vụ án, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng như phân hóa vai trò của từng bị cáo, trong phiên xử diễn ra vào ngày 27/9, HĐXX Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt Trần Huy Phòng 8 năm tù, Trần Thị Hồng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Nhiều thủ đoạn tinh vi buôn lậu thuốc lá trong mùa dịch Với đường biên giới giáp với Campuchia dài 134km, qua 20 xã, 6 huyện, thị xã, Long An là điểm buôn lậu thuốc lá hết sức phức tạp. Trong thời điểm dịch COVID-19, ngoài việc tập trung lực lượng phòng, chống, kiểm soát dịch, Công an, Quân đội đóng trên địa bàn tỉnh Long An còn phải phối hợp với các ban ngành...