Kiên quyết mua vũ khí Nga, Ấn Độ vẫn tìm cách xoa dịu Mỹ
Chính phủ Ấn Độ hy vọng Mỹ sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt với New Delhi sau khi nước này ký kết thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga, tờ Hindustan Times dẫn nguồn tin về cuộc đàm phán với Mỹ cho biết.
“Chúng tôi hy vọng Mỹ, đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Ấn Độ sẽ hiểu được mối lo ngại của New Delhi và dành cho chúng tôi một ngoại lệ khi mua hệ thống S-400 của Nga và mua dầu mỏ của Iran”, nguồn tin cho biết.
Án Độ vẫn mong Mỹ “nương tay” khi ký kết thỏa thuận mua S-400 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Theo nguồn tin này, New Delhi đang cố gắng thuyết phục Washingtin rằng Ấn Độ có lý do xác đáng để không rơi vào diện bị trừng phạt của Đạo luật Chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt ( CAATSA).
Video đang HOT
Về phần Iran, chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh rằng việc yêu cầu Tehran ngừng cung cấp dầu thô từ quốc gia Hồi giáo này mà không kèm bất cứ khoản bồi thường nào có thể làm đẩy giá nguyên liệu này ở Ấn Độ lên 6 USD/thùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trong chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày tới Ấn Độ với trọng tâm là các thỏa thuận quốc phòng Nga-Ấn, trong đó có hợp đồng chuyển giao S-400 cho New Delhi. Thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ USD này dự kiến sẽ được ký kết trong hôm nay 5/10.
Tháng 9 vừa qua, trong chuyến thăm tới Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng khẳng định Washington sẽ không tìm cách trừng phạt Ấn Độ vì mua hệ thống tên lửa của Nga. Tuy nhiên, có lẽ Mỹ đang xem xét lại tuyên bố này sau khi mạnh tay trừng phạt một công ty Trung Quốc vì mua S-400 và tiêm kích của Nga.
NGUỒN: SPUTNIK
Theo VTC
Chuyến công du tới Ấn Độ của Tổng thống Putin khiến Mỹ tức giận
Tổng thống Putin đang trong chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày tới Ấn Độ với trọng tâm là các thỏa thuận quốc phòng Nga-Ấn, trong đó có hợp đồng chuyển giao S-400 cho New Delhi. Mỹ trừng phạt Trung Quốc, các quốc gia đang đàm phán mua S-400 của Nga sẽ chịu chung số phận?Nếu mua S-400 của Nga, các quốc gia này có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt
Theo RT, trong 2 ngày thăm Ấn Độ, Tổng thống Putin sẽ có một lịch trình bận rộn khi cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thảo luận các nội dung quan trọng liên quan tới phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 quốc gia cũng như hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Dự kiến 2 nhà lãnh đạo sẽ ký kết hơn 20 thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào thỏa thuận mua tổ hợp tên lửa S-400 trị giá 5,43 tỷ USD dự kiến sẽ được ký kết trong hôm nay 5/10. Điện Kremlin cũng tuyên bố hợp đồng S-400 là một trong những nội dung chính trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Putin tới Ấn Độ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Ảnh: Sputnik)
Trước thông tin trên, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo sẽ xem xét trừng phạt Ấn Độ nếu New Delhi hoàn tất thương vụ này với Matxcơva
"Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng minh và các đối tác ngừng giao dịch với Nga nếu không sẽ bị trừng phạt theo Đạo luật Chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA)", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Tháng 9 vừa qua, trong chuyến thăm tới Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng khẳng định Washington sẽ không tìm cách trừng phạt Ấn Độ vì mua hệ thống tên lửa của Nga. Tuy nhiên, có lẽ Mỹ đang xem xét lại tuyên bố này sau khi mạnh tay trừng phạt một công ty Trung Quốc vì mua S-400 và tiêm kích của Nga.
Theo RT, hợp tác quân sự Nga-Ấn đã được nâng cao sau khi New Delhi phớt lờ các cảnh báo từ Mỹ và quyết định theo đuổi hợp đồng mua tổ hợp S-400 Triumf của Nga.
Một đồng minh khác của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hoàn tất thương vụ mua S-400 với Nga. Các lô vũ khí này sẽ được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019. Bất chấp các cảnh báo trừng phạt từ Washington, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định việc mua S-400 là điều thiết yếu, đồng thời chỉ trích Mỹ cố tình gây khó khăn cho các hợp đồng mua bán vũ khí của Ankara.
S-400 Triumf hiện là hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga được thiết kế nhằm tiêu diệt tất cả các loại vũ khí hiện đại ở tầm trung và tầm xa, bao gồm tên lửa chiến lược, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. S-400 có khả năng ngăn chặn các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 600 km, bắn hạ mục tiêu trong phạm vi 400 km và ở độ cao lên tới 30 km. Khả năng tấn công của S-400 Triumf hoàn toàn vượt trội so với hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất, với tốc độ tấn công mục tiêu nhanh gấp hai lần, phạm vi hoạt động mở rộng hơn.
Theo VTC
"Quái vật" Nga bay qua đỉnh ngọn sóng - Nỗi kinh hoàng với kẻ thù Nga có tất cả mọi thứ cần thiết để hồi sinh việc chế tạo ekranoplan (máy bay hiệu ứng bề mặt) - phương tiện vận chuyển và mang vác các hệ thống vũ khí tấn công chống hạm độc đáo. Ekranoplan không phải là một con tàu mặt nước tốc độ thấp, mà là một hệ thống tên lửa tấn công, bay ở...